Hôm nay,  

Mỹ Dàn Trận Chiến Tin Học Vào Aù Châu

15/07/200100:00:00(Xem: 4867)

WASHINGTON (Newsweek International) - Cũng là một biểu tượng tại Á Châu, nhưng những người lính Mỹ viễn chinh (GI) đã không địch lại Starbucks Coffee, chứ đừng nói đến Tiger Wood hay Jenifer Lopez. Dầu vậy, bộ chỉ huy Thái Bình Dương, một trong chín bộ chỉ huy của Hoa ky,ø vẫn còn 47,000 quân nhân đóng tại Nhật, 37,500 quân nhân tại Nam Hàn và hơn 200,000 quân nhân thuộc các chiến hạm rải rác từ Madagscar cho tới Hawaii.
Ngay cả khi nền kinh tế Hoa Kỳ trở nên rắc rối với Á Châu, những chuyên gia tại Ngũ Giác Đài cũng nhắm mắt làm ngơ về tương lai của quân đội Hoa Kỳ tại vùng này. Đối với bộ tham mưu tại Hoa Thịnh Đốn, Á Châu là một nơi được quan tâm nhiều nhất: với 8 trong 10 quân đội lớn nhất thế giới và ba vùng sôi sục (bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và Kashmir), Á châu đem lại nguy hại hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Giới bảo thủ cho rằng sự có mặt của quân đội đại diện cho sự yên lặng. Nhưng đối với những người nhìn xa thì lực lượng hùng hậu là điều không cần thiết vì Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng với cuộc chiến bằng hoả tiễn liên lục địa phóng từ Guam hay phóng pháo cơ tàng hình cất cánh từ California.
Những mối quan ngại của Hoa kỳ
Kẻ thù mới:
Cho dù Đông Nam Á là nơi sau cùng của sự tranh chấp có dính dáng đến Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ không có một lực lượng đáng kể ở đây kể từ khi chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa những căn cứ quân sự tại Phi từ năm 1992. Nhưng Đông Nam Á sẽ là trung tâm của một chiến dịch mới mà quân đọâi Hoa Kỳ sẽ cần phải có sự liên hệ.
Tàu bè dân sự biến mất trong vùng biển Malacca vì nạn hải tặc. Bọn buôn lậu ma tuý bành trướng sự hoạt động về hướng nam. Triển vọng của sự bùng nổ về vấn đề nhân quyền và môi sinh rất đáng quan ngại nhất là tại Nam Dương. Và hơn nửa tá các quốc gia tranh chấp chủ quyền về những hòn đảo tại vùng biển Nam Hải, nơi mà được xem là có nhiều dầu hoả và hơi đốt.
Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng là sẽ thủ vai chính trong việc chống lại những mối quan ngại này. Hoa Thịnh Đốn đã thực tập những chiến lược quân sự - CARATS- từ Singapore với sáu quốc gia chung quanh. Cuộc tập trận Hoàng Xà (Cobra Gold) với Thái Lan hằng năm kể từ 1982 được coi như là cuộc tập trận lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ tại Đông Nam Á châu.
Sự liên hệ của Hoa Kỳ với Đông Nam Á châu dễ dàng bành trướng. Khoảng 20 lực lượng đặc biệt đã ở lại Thái sau cuộc tập trận Hoàng Xà để huấn luyện quân đội Thái Lan. Thái Lan đã yêu cầu sự trợ giúp để chống lại sự xâm nhập thuốc phiện và bạch phiến từ Miến Điện. Tình trạng buôn lậu bạch phiến không đến nỗi trở thành một Việt Nam thứ hai nhưng bộ chỉ huy Hoa Kỳ cần cảnh giác là vùng nắng ấm này có thể trở nên rất nguy hiểm.
Kẻ thù cũ:
Quân đội Hoa Kỳ tại Đông Nam Á sẽ còn ở lại cho đến khi những mối quan ngại lâu đời được thanh toán hoàn toàn. Mối quan ngại nhất nằm dọc 157 dặm, chia đôi Bắc Hàn và Nam Hàn. Nơi đây, vẫn còn âm ỉ của cuộc chiến tranh lạnh. Bình Nhưỡng có 700,000 quân đóng chỉ cách biên giới 60 cây số, được trang bị với 13,000 súng hạng nặng, có thể rót 500,000 quả đạn trong vòng một giờ đầu của trận chiến. Về phía Nam của biên giới, 37,000 lính Mỹ và 600,000 quân nhân Đại Hàn sẵn sàng ngăn chận bước tiến của Bắc quân. Nếu chiến tranh xảy ra, 1 triệu quân nhân ước lượng sẽ tử vong chỉ trong vài tuần lễ đầu.


Mặc dầu hai bên cố gắng đi đến chỗ hoà giải, nhưng tại biên giới, chẳng có gì thay đổi. Trung tướng Russel Honore, chỉ huy trưởng sư đoàn 2 cho biết " Sự bảo đảm của sự hoà bình là phải sẵn sàng lâm trận đêm nay. Họ (Bắc Hàn) nói hoà bình nhưng hành động của họ không đi đôi với việc làm". Từ năm 1999 cho đến 2000, Bình Nhưỡng đã tăng thêm 500 súng hạng nặng có khả năng bắn trúng mục tiêu với một khoảng cách rất xa.
Người bạn cũ:
Đề đốc Hải quân Earl Hampton không phải là khuôn mặt quen thuộc của Nhật bản, mà dường như chuyện này lại rơi vào những quân nhân đồn trú tại Okinawa, những người đôi khi bị cáo buộc cho những tội như lộng hành và hãm hiếp.
Là cấp chỉ huy của đơn vị tình báo Hải quân tại Nhật, Hampton chịu trách nhiệm về những dữ kiện tối mật và nhạy cảm đã trở nên rất quan trọng cho mối quan hệ của Hoa Kỳ và Nhật. Cho tới nay, ai cũng biết về chiếc máy bay EP3 không thám vùng biển Nam Hải. Những phi vụ khác bao trùm Trung Hoa, Đại Hàn và Nga. Hampton từ chối không cho biết thêm về những phi vụ trinh thám, phần lớn là thu thập mật mã, tín hiệu, làn sóng và những dữ kiện khác liên quan đến vấn đề thông tin của kẻ thù.
"Chìa khoá của sự thành công trong những chiến dịch quân sự trong tương lai là thông tin. Biết mình biết ta. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng tại Á Châu vì khoảng cách quá xa." Dennis Blair, chỉ huy trưởng của Lực lượng Thái Bình Dương đã nói như vậy.
Siêu cường quốc trong tương lai:
Tất cả những hoạt động của quân đội Hoa Kỳ tại Á Châu hiển nhiên chỉ để chỉa thẳng tới con dã nhân nặng 800 cân: Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc. Từ lâu, chiến lược quân sự của hai bên đã là trò chơi chiến tranh giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, một là vì sự tranh chấp giữa Trung Hoa và Đài Loan, hai là sự lớn mạnh và hiếu thắng của Trung Cộng. Việc này khiến Hoa Kỳ lo ngại và phải chứng tỏ sức mạnh của mình tại Á châu.
Cho đến nay, quân đội nhân dân Trung Quốc không thể tồn tại nếu phải đối đầu với quân đội Hoa Kỳ vì thiếu huấn luyện và không có vũ khí hiện đại. Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Hoa đã được tân tiến hoá, họ vẫn còn sau Hoa Kỳ gần một thập niên.
Nhưng một điều đã làm bộ tham mưu Hoa Kỳ lo ngại là khả năng dọ thám của Trung Quốc về những chương trình chỉ huy và liên lạc của Hoa Kỳ. Thay vì đối đầu với Hoa Kỳ trên trực diện phi cơ với phi cơ, Trung Quốc dự định sẽ phá huỷ và ngăn trở sự liên lạc bằng vô tuyến.
Hằng năm, Trung Quốc đào tạo hằng ngàn kỹ sư điện toán và đã có một đội quân hùng hậu, trẻ và thông minh. Những "thiên tài, yêu nước, hackers" này có thể dựng nên một trận chiến nguyên tử trên "cyber-warfare" (chiến tranh không gian điện toán).
Những người có nhiệm vụ trông chừng Trung Quốc tại Ngũ Giác Đài đã đồng ý nên dựng "bức tường lửa China". Nhưng điều nguy hiểm trong thời đại tin học là những dữ kiện và thông tin rất dễ tìm. Hầu hết những tài liệu để hacker dùng đã được cập nhật hoá và miễn phí trên mạng lưới toàn cầu.
Bất cứ ai với một cái máy điện toán và một ít kiến thức kỹ thuật đều có thể trở thành quân nhân trên trận chiến tin học. Bằng chứng là hằng trăm trang nhà tại Hoa Kỳ đã bị xâm nhập sau biến cố phi cơ trinh thám Hoa kỳ đụng nhau với một chiến đấu cơ Trung Quốc vào tháng 4 năm nay.
Trận chiến tới nếu xảy ra tại Á Châu, có thể sẽ không được chiến đấu bởi những GI.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.