BRUNEI (Reuters) - Các giới chức cao cấp APEC (Hợp tác Kinh tế Á châu-Thái Bình Dương) sẽ nhóm họp thứ tư 31-5 tại Brunei để thảo luận về tự do hóa thương mại, nhưng trong nghị trình không có đề tài Trung Quốc gia nhập WTO.
Tất cả 21 nước APEC sẽ thảo luận về ý kiến của Nhật Bản liên quan đến vấn đề APEC có nhiều mối tương quan hơn với Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO. Vấn đề này đã được đề cập đến trong cuộc họp tháng 2 của APEC.
Ông Lim Josk Seng, Thư ký Thường trực của bộ Ngoại giao Brunei và cũng là chủ tịch cuộc họp của APEC lần này, nói trong một cuộc họp báo: “Về mặt tổng quát đã có một sự ủng hộ ý kiến của Nhật Bản. Nay Nhật Bản trở lại phát triển ý kiến đó hơn nữa. Chúng tôi sẽ cứu xét và thảo luận những ý kiến đó”. Brunei là một tiểu vương quốc rất giầu thịnh về dầu lửa trên đảo Borneo trong vùng Nam Dương quần đảo.
Cuộc họp này còn có mục tiêu thúc đẩy cho dự án gọi là “Xúc tiến Giải tỏa Quan thuế Biểu (ATL)” đã có ghi trong bản tuyên bố nhân cuộc họp Thượng đỉnh APEC trước đây tại Tân Tây Lan.
Ông Lim nói: “Toàn cầu hóa, giải tỏa và làm dễ dàng giao thương phải đi cùng một nhịp độ với nhau”.
Các giới chức APEC cũng có nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới ở Úc vào tháng 6.
Họ nói hy vọng sẽ đẩy mạnh được điện-thương (giao thương trên mạng luới điện tử), để tiến đến mục tiêu thương mại bớt giấy tờ phiền phức, làm dễ dàng mọi thủ tục thuế quan giữa các nước hội viên.
APEC cũng thảo luận về một đề nghị của Mỹ, gọi là “kinh tế mới”, nhằm giải quyết những vấn đề như đầu tư, các khía cạnh pháp lý và việc chuyển giao dịch vụ.
Tuy nhiên, theo lời ông Lim cuộc họp không bàn đến việc Trung Quốc gia nhập WTO.
APEC gồm các nước: Úc, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai Á, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Papua New Guinea, Peru, Phi Luật Tân, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Tất cả 21 nước APEC sẽ thảo luận về ý kiến của Nhật Bản liên quan đến vấn đề APEC có nhiều mối tương quan hơn với Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO. Vấn đề này đã được đề cập đến trong cuộc họp tháng 2 của APEC.
Ông Lim Josk Seng, Thư ký Thường trực của bộ Ngoại giao Brunei và cũng là chủ tịch cuộc họp của APEC lần này, nói trong một cuộc họp báo: “Về mặt tổng quát đã có một sự ủng hộ ý kiến của Nhật Bản. Nay Nhật Bản trở lại phát triển ý kiến đó hơn nữa. Chúng tôi sẽ cứu xét và thảo luận những ý kiến đó”. Brunei là một tiểu vương quốc rất giầu thịnh về dầu lửa trên đảo Borneo trong vùng Nam Dương quần đảo.
Cuộc họp này còn có mục tiêu thúc đẩy cho dự án gọi là “Xúc tiến Giải tỏa Quan thuế Biểu (ATL)” đã có ghi trong bản tuyên bố nhân cuộc họp Thượng đỉnh APEC trước đây tại Tân Tây Lan.
Ông Lim nói: “Toàn cầu hóa, giải tỏa và làm dễ dàng giao thương phải đi cùng một nhịp độ với nhau”.
Các giới chức APEC cũng có nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới ở Úc vào tháng 6.
Họ nói hy vọng sẽ đẩy mạnh được điện-thương (giao thương trên mạng luới điện tử), để tiến đến mục tiêu thương mại bớt giấy tờ phiền phức, làm dễ dàng mọi thủ tục thuế quan giữa các nước hội viên.
APEC cũng thảo luận về một đề nghị của Mỹ, gọi là “kinh tế mới”, nhằm giải quyết những vấn đề như đầu tư, các khía cạnh pháp lý và việc chuyển giao dịch vụ.
Tuy nhiên, theo lời ông Lim cuộc họp không bàn đến việc Trung Quốc gia nhập WTO.
APEC gồm các nước: Úc, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai Á, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Papua New Guinea, Peru, Phi Luật Tân, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn