Hôm nay,  

Lâm Tặc Và Lũ Lụt

12/11/199900:00:00(Xem: 6940)
Bạn,
Cách đây hơn 3 tháng, lũ lụt tại Bình Thuận đã gây thiệt hại nặng về nhân mạng và tài sản của cư dân, thời gian đó vụ phá rừng ở tỉnh này vừa mới xét xử sơ thẩm xong. Và vào những ngày cuối tháng 10 vừa qua, khi tòa án CSVN tỉnh Quảng Bình sắp xét xử vụ phá rừng ở Tuyên Hóa thì lũ tràn về, rồi những ngày đầu tháng 10, lũ lụt đã tràn khắp khu vực Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi của miền Trung nghèo khó. Nhiều người cho rằng do rừng bị phá tàn bạo nên rừng đã đòi nợ và gây ra những cơn lũ kinh hoàng. Khổ thay người bị rừng đòi nợ là dân lành chứ không phải các quan chức cán bộ ngành lâm nghiệp CSVN đã cầm đầu các lâm tặc phá rừng để lấy gỗ quý đem bán. Như VB đã loan, lũ lớn tại miền Trung đã bắt đầu tại một tỉnh cực Nam của Trung phần, đó là Bình Thuận, một địa phương nổi tiếng với vụ phá rừng lớn nhất Việt Mam, rồi tiếp đến là Quảng Bình-đồng vô địch với Bình Thuận về thành tích phá rừng. Thế là thảm kịch thiên nhiên đã đến với những cơn cuồng lũ từ rừng tràn về như ghi nhận sau đây của báo Sài Gòn:
Suốt mấy ngày qua, hàng chục ngàn nhà dân Quảng Bình đã chìm trong cơn lũ. Cũng như đợt lũ trước ở Bình Thuận, khi tòa án tỉnh Quảng Bình đang chuẩn bị đưa ra xét xử với nhiều bị can đã từng khoác áo bảo vệ lâm luật thì lũ tràn về. Mực nước dâng cao với tốc độ chưa từng có mà dân ở đây gọi là “nước hỗn”. Và vụ án phá rừng lim ở Quảng Bình cũng được xếp vào cỡ tương đương với vụ Bình Thuận, hàng chục ngàn mét khối gỗ lim bị khai thác thành bìa để vào Nam ra Bắc qua mặt luật pháp. Hàng chục vạn mét khối trữ lượng gỗ bị thiệt hại. Lim-loại gỗ đứng đầu nhóm gỗ quí “thiết mộc” của rừng Quảng Bình bị tảo thanh từ 1994 đến 1997 và nay đến lượt rừng đòi nợ. Trận lũ cuối tháng 10 ở Quảng Bình có 9 người bị chết, 31.427 nhà bị ngập sâu trong lũ. Hàng vạn mét khối đá đường giao thông, kênh mương bị sạt lở, Quốc lộ 1 ách tắc cả nghìn xe trên địa phận này. Rõ ràng không còn là chuyện “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, chuyện nợ nần với thiên nhiên không còn là điều mơ hồ, phải gián cách qua một đời mà chỉ hôm trước-hôm sau.

Một tuần trước đây khi chúng tôi trở lại tuyến đường sắt Tây Quảng Bình thì vẫn thấy ở trạm kiểm lâm Tân Ấp còn mấy đống bìa lim, tang chứng của vụ án phá rừng lim Tuyên Hóa sắp đưa ra xét xử. Tân hạt trưởng hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa, nơi bị dính đến 17 cán bộ nhân viên trong vụ án rừng lim-cho biết dù đã dùng mọi biện pháp để ngăn cản các vụ phá rừng nhưng lâm tặc vẫn trăm mưu ngàn kế.
Những người chết trong trận lũ ở Bình Thuận và bây giờ là Quảng Bình khiến người ta lo âu: sẽ còn nơi đâu nữa: vì lâm tặc vẫn còn. Những lâm tặc cỡ bự thì nhà cao, ở phố rộng đâu có lo gì lũ lụt, chỉ có những người dân nơi cửa rừng mà cuộc sống gian khó đã biến họ thành lâm tặc. Chủ tịch xã Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho chúng tôi biết xã có hơn 7 ngàn dân, diện tích đất tự nhiên là 16.092 ha nhưng chủ yếu là rừng tự nhiên, chỉ có 48 ha canh tác. Cây lương thực chủ yếu là ngô, 48 ha ngô làm sao chi 7 ngàn người ăn làm sao đủ. Và vậy là họ thành lâm tặc.

Bạn,
Có hàng trăm xã cận sơn như thế suốt miền Trung, những xã mà cuộc sống người dân luôn luôn khốn khó. Thiếu ăn, đất đai không canh tác được, cái đói thúc giục người dân vào rừng, và rồi những cơn lũ cuồng nộ tràn về đòi nợ, kẻ trả nợ không phải là các đại lâm tặc mà là những dân nghèo sống nơi cửa rừng, dọc triền sông suối!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.