Hôm nay,  

Cô Giáo Bản Làng

25/11/200200:00:00(Xem: 4314)
Bạn,
Họ là những nữ giáo viên trẻ đang dạy học tại các bản làng vùng núi của một tỉnh ở miền Trung. Họ phải xa nhà suốt cả năm học, dạy trong những ngôi trường thuộc loại "trường không ra trường, lớp không ra lớp", phải sống trong những ngôi nhà thiếu các tiện nghi tối thiểu, và sự thiệt thòi lớn nhất là thiếu vắng tình cảm gia đình, lứa đôi. Báo Tuổi Trẻ viết về tình cảnh của các cô giáo bản làng như sau.
Hồi mới vào, Huệ không hình dung nổi vì sao lại có những trường học xa xôi đến vậy. Lúc nào cô cũng mong nghỉ hè hay Tết để về xuôi nhưng đến dịp cũng đành ngậm ngùi vì tiền xe quá đắt, đi và về mất gần 1 tháng lương, thư nhà gửi tới cũng phải non tháng mới nhận được. Cũng như Huệ, cô giáo Lê Thị Châu có thâm niên hơn 10 năm dạy ở Trường tiểu học Bắc Lý.
Đường đến cơ sở chính của trường Bắc Lý, từ Mường Lống (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hơn 45 km), chỉ là lối mòn độc đạo, sâu hun hút. Con đường không biết dài bao nhiêu mà xe máy vào đây phải thả dốc hơn một giờ. Đi thêm 45 phút đường rừng nữa mới đến được nơi Châu đang dạy. Cô cho biết, ở bản Phà Coóng này chỉ có 2 lớp học sáng và chiều, mỗi lớp 7, 8 em. Bọn trẻ chưa có sức đi học trường chính nên các cô quyết định "cắm" bản lẻ dạy lớp ghép, cốt để các em biết đọc, biết viết. Cô tâm sự: "Giáo viên chúng tôi, cả già lẫn trẻ, nhiều khi buồn quá sinh tật ngậm rượu. Có người thì quanh năm ăn gạo nếp Mông đến nghiện, có ít gạo tẻ vào lại thấy khó chịu". Trường tiểu học Bắc Lý có 33 giáo viên. Trong 11 giáo viên nữ thì 6 người tình nguyện tăng cường đi "cắm" bản lẻ như Châu, Huệ. Được dân bản giúp đỡ nhiều nhưng sự thiếu vắng tình cảm gia đình, bầu bạn, đôi lứa thì những bông hoa rừng này vẫn phải gắng chịu; nhớ nhà nhưng rất sợ mỗi khi hình dung đến lối mòn dựng đứng trên đường về xuôi. Gần 30 tuổi, Châu mới xin một đứa nhỏ về nuôi nhưng bận bài vở, lại gửi cháu vào Nam với ông bà ngoại; lúc buồn, lại lấy ảnh con ra xem cho đỡ nhớ.

Tại cơ sở chính của Trường tiểu học Bắc Lý, không khí đỡ buồn tẻ hơn. Tan trường, các cô giáo trẻ cùng xuống bếp nấu cơm. Tiếng nói, cười ríu rít làm ấm gian bếp nhỏ, bữa cơm trưa toàn hoa chuối, ớt với măng rừng. Cô Cao Việt Hà (sinh năm 1979) quê Hưng Nguyên, tâm sự: "Ngày 20/11 chúng tôi thường góp tiền mua sách vở tặng học trò. Chúng nó lại vác một cây mía đến tặng cô; có em mang lon gạo hoặc củ sắn". Cô Vi Thị Nga (sinh năm 1980), quê huyện Quỳ Hợp, mau nước mắt: "Giờ lên lớp hay lúc nghe các thầy chơi đàn còn đỡ buồn. Còn cứ ngồi không là nghĩ ngợi, đa số chị em chưa có bạn trai mà nếu có, đôi bên cũng sẵn lòng nói lời chia tay chỉ vì cảnh xa xôi cách trở". Tuổi xuân qua, nhưng ngay cả khi được thuyên chuyển, nhiều người đã tình nguyện ở lại chỉ bởi thấy mình đã già, ra vùng xuôi không hợp nữa.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Từ Bắc Lý qua các bản Đoọc Mạy, Na Loi, Keng Đu... có nhiều mái trường hiện lên bên bản làng hoang vắng. Ở đó, trường học thực sự là trung tâm văn hóa, nơi những đứa trẻ nghèo có thể ca hát, vui chơi sau mỗi tiết học. Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: "Nhu cầu luân chuyển của giáo viên miền núi ở đây là 30% trong tổng số 1.100 người cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ có 5% vì không bố trí được, trong 61 trường các cấp ở huyện rẻo cao, chỉ có 4 trường gần trung tâm huyện, đa số giáo viên ở đó đã lớn tuổi và có con nhỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.