PRISTINA - Ngày thứ bảy, dân Kosovo đi bỏ phiếu lần thứ nhì dưới quyền cai trị của LHQ năm 1999. Hai sắc tộc Serb và Albania chỉ có thể đoàn kết với nhau ở sự nghèo khó hay sựtừ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử cuối tuần này.
Nhiều người thất nghiệp, trẻ em không tương lai, không ai quan tâm, không ai bảo vệ - họ nói "bầu cử làm gì". 5 năm sau ngày ngưng chiến tranh, quy chế của tỉnh Kosovo vẫn chưa được xac định khi dân Albania chiếm đa số đòi độc lập trong khi dân Serb đòi sáp nhập lại Serbia-Montenegro, liên bang lỏng lẻo còn lại của Nam Tư cũ. Ngày mai, cử tri đi bầu 120 đại biểu lập pháp - thành phần cử tri Serb tẩy chay.
Thái độ tây chay này sẽ đo lường mức độ chia rẽ chủng tộc ở Kosovo và khả năng hòa giải của quốc tế - 60% trong số 2 triệu dân thất nghiệp.
Dân Serbia là thiểu số, ước lượng 100,000 sống trong những khu vực cô lập, thỉnh thoảng lại bị dân Albania tấn công. Khoảng 1 triệu 300,000 dân đủ điều kiện đi bầu để bầu cac ứng cử viên của 33 đảng vào 120 ghế đại biểu lập pháp, gồm 20 ghế dành cho người Serb và cac sắc tộc thiểu số khác.
Mặc dù LHQ nắm quyền tối thượng, chính quyền liên hiệp Kosovo hiện gồm 3 đảng, gồm lãnh tụ của 2 đảng là cựu chỉ huy loạn quân. Mới đây, vì tình hình căng thẳng chủng tộc, lực lượng bảo an NATO đã bỏ dự định giảm quân số.
Nhiều người thất nghiệp, trẻ em không tương lai, không ai quan tâm, không ai bảo vệ - họ nói "bầu cử làm gì". 5 năm sau ngày ngưng chiến tranh, quy chế của tỉnh Kosovo vẫn chưa được xac định khi dân Albania chiếm đa số đòi độc lập trong khi dân Serb đòi sáp nhập lại Serbia-Montenegro, liên bang lỏng lẻo còn lại của Nam Tư cũ. Ngày mai, cử tri đi bầu 120 đại biểu lập pháp - thành phần cử tri Serb tẩy chay.
Thái độ tây chay này sẽ đo lường mức độ chia rẽ chủng tộc ở Kosovo và khả năng hòa giải của quốc tế - 60% trong số 2 triệu dân thất nghiệp.
Dân Serbia là thiểu số, ước lượng 100,000 sống trong những khu vực cô lập, thỉnh thoảng lại bị dân Albania tấn công. Khoảng 1 triệu 300,000 dân đủ điều kiện đi bầu để bầu cac ứng cử viên của 33 đảng vào 120 ghế đại biểu lập pháp, gồm 20 ghế dành cho người Serb và cac sắc tộc thiểu số khác.
Mặc dù LHQ nắm quyền tối thượng, chính quyền liên hiệp Kosovo hiện gồm 3 đảng, gồm lãnh tụ của 2 đảng là cựu chỉ huy loạn quân. Mới đây, vì tình hình căng thẳng chủng tộc, lực lượng bảo an NATO đã bỏ dự định giảm quân số.
Gửi ý kiến của bạn