Thơ Xuân Cao Tiêu (1929-2012)

28/01/202516:17:00(Xem: 2358)
Cao Tieu 2000
Thủ bút Thi Sĩ Ất Tỵ



cao tieu

Từ nhiều năm qua, cứ mỗi độ Xuân về chúng ta lại được đọc câu đối hay thơ chúc Tết bằng chữ Hán cùng thủ bút đầy nét tung hoành phóng dật của thi sĩ Cao Tiêu.

Sinh năm Kỷ Tỵ 1929, nhà thơ của chúng ta là Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu, Cục trưởng cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Thi sĩ Cao Tiêu đã giã từ chúng ta vào năm Nhâm Thìn, ngày 14 Tháng Tư năm 2012.

Người đã mất, bút chẳng còn, nhưng thơ Xuân và tấm lòng đôn hậu của Cao Tiêu với Pháp danh Thi Phúc vẫn ở mãi với chúng ta. Như một tưởng nhớ với lòng tri ân, Việt Báo Thơ Xuân đăng lại Thơ Xuân Cao Tiêu từ tập Thi Tuyển của ông, với lời giải và phần dịch thơ của chính tác giả. Mong câu kết của bài Xuân Tận Mỹ, "ngậm sương cỏ đất, bạc rơi khắp miền", cũng là lời tiên báo điềm lành cho năm mới.

________


Xuân Tận Mỹ

Mai đầu hoàng điệp vũ
Hiên ngoại phức lan hương
Trúc đào xuân tận mỹ
Mãn địa thảo hàm sương.

Diễn nghĩa: Bướm vàng múa lượn trên đầu nhánh hoa mai. Hương thơm của hoa lan toả ngát ngoài hiên. Xuân đẹp tuyệt vời trong dáng trúc vẻ đào. Cỏ xanh đầy mặt đất còn ngậm sương lóng lánh như bạc.

Xuân Đẹp Tuyệt Vời

Trên mai, múa cánh bướm vàng
Đó đây ngan ngát hương lan mái ngoài
Trúc đào xuân đẹp tuyệt vời
Ngậm sương cỏ đất, bạc rơi khắp miền.
______________________________

Xuân Bút

Ly quốc tâm băng tuyết
Mỗi xuân hựu kiến mai
Tư quân phong hải giác
Cảm ngã vũ thiên nhai


Lăng vân hồng dục khứ
Kỳ ký khởi quy lai
Thừa chu giang hạ nguyệt
Hoa tiên xuân bút khai


Diễn nghĩa: Xa nước vẫn giữ lòng trong trắng như băng như tuyết. Mỗi độ Xuân về lại thấy hoa mai nở. Nhớ đến bạn phải trải bao gió cát. Cảm thương ta nơi chân trời dầu nắng dãi mưa. Vượt mây ngàn trượng, chim hồng muốn cất cánh bay đi. Ngựa kỳ ngựa ký bắt đầu tung vó quay về. Cưỡi thuyền lướt sóng đêm trăng. Mở giấy hoa tiên khai bút đầu Xuân.

Bút Xuân


Xa quê lòng một niềm băng tuyết
Mỗi thấy xuân về lại nở mai
Nhớ bạn gió sương ngoài góc biển
Thương ta mưa nắng tận chân trời
Chim hồng muốn vượt mây tầng rộng
Ngựa ký về bon vó dặm dài
Trăng thức sông khuya thuyền tách bến
Tờ hoa tiên mở bút xuân khai.

_______________________

Xuân Cầm


Xuân cầm, tư diệu thủ
Tư diễm phát, hoa y
Thuyền tụ thanh giang độ
Sương lung bích liễu ty
Cảm quân ca chúc tửu
Thôi ngã túy đề thi
Tùy dương xuân nhập mộng
Thùy ảnh nguyệt lưu ly

Diễn nghĩa: Nghe khúc đàn xuân, gợi nhớ đến đôi bàn tay người đẹp khi lướt trên phím tơ. Và nhớ đến mái tóc óng ả buông dài xuống tấm áo hoa. Thuyền về tụ họp nhộn nhịp đầy bến xuân xanh. Trời sương, lồng những tơ liễu biếc rủ xuống mặt nước. Cảm vì nàng cất lên tiếng hát bài ca chuốc rượu. Như giục cho ta say hứng đề thơ. Vần điệu theo khúc dương xuân đi vào cõi mộng. Ánh nước lung linh phản chiếu bóng trăng sáng như vầng ngọc lưu ly.


Khúc Đàn Xuân

Đàn xuân rung, nhớ điệu tay ai
Nhớ áo hoa, buông mướt tóc dài
Thuyền thả sông xanh, neo bến hội
Liễu chùng tơ biếc, rủ sương lơi
Ngâm say bút múa, niềm thơ gửi
Nghe ấm hơi ca, hứng rượu mời
Theo khúc dương xuân vào cảnh mộng
Trăng lồng ánh nước, bóng chơi vơi.
______________________________

Xuân Ý


Thanh thiên vân đạm sắc
Nghinh nhật, náo điểu ca
Hiểu phong dao trúc diệp
Xuân ý mãn đào hoa.


Diễn nghĩa: Trời xanh xanh lờ lững vài chòm mây bạc. Tiếng chim ca náo nhiệt đón chào rạng đông của một ngày mới. Làn gió sớm nhẹ lay lá trúc. Và ý xuân nở đầy trong sắc ửng hoa đào.



Ý Xuân


Xanh xanh mây nhạt trời cao
Tiếng chim đon đả đón chào bình minh
Trúc nghiêng gió, lá rung rinh
Đào khoe hoa thắm, ý tình đầy xuân.

________________________

Xuân Ngâm


Sơn thanh thủy tú tương như họa
Điểu khiếu truyền ca đoạn tục giao
Đối cảnh hứng ngâm văn thạch hưởng
Tâm tùy phong lãng, ý vân cao.



Diễn nghĩa: Cảnh xuân nước biếc non xanh đẹp như bức tranh. Tiếng chin hót xen tiếng suối reo khi dứy khi nối tạo thành một khúc nhạc giao hưởng. Khách du đứng trước cảnh, cao hứng ngâm lên, nghe tiếng dội vào vách đá vọng lại. Lòng lâng lâng cất lên theo cánh gió, ý vươn tới mây cao.



Khúc Ngâm Mùa Xuân


Cảnh như vẽ, non xanh nước biếc
Chim đón chào suối tiếp reo vui
Hứng ngâm nghe đá dội lời
Lòng thênh gió lộng, ý ngời mây cao.

Cao Tiêu


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
lịch sử cau mày | viết lại những thiên vị, hồ đồ \ nhưng bờ đê đã vỡ và tất cả trôi xuôi chiều nước mắt
Bạn đang nghe thấy gì trong khí hậu tháng Tư? / Tiếng kêu từ đáy huyệt cuối trời. / Tiếng gió xoáy những cột cờ tử thương tuẫn tiết. / Tiếng phố vỡ triệu mảnh thủy tinh cắt lồng ngực tháng tư rỉ máu mãi chưa khô. / Tiếng sóng hôi dao mùi hải tặc từ oan nghiệt một thời biển huyết. / Tiếng oan hồn dật dờ tìm về cố quận, đáy vực kia bầy cá hoang tảo mộ. / Tiếng hậu chấn từ tâm hồn con dân tháng Tư choàng lên thảng thốt. Dấu chàm xanh lưu xứ để nhận ra nhau. / Tiếng con bướm gáy trong giấc ngủ đôi bờ chiến tuyến. / Tiếng vô vọng của dòng thơ đớn đau, sỉ nhục trải dài trên đất đai tổ quốc. /Tiếng mong mỏi trên những dòng thơ đang vuốt mắt lịch sử, xin hãy chết yên, chết quên, và mở lòng ra ôm những vết thương, trồng lại bóng Quê Nhà…
“Chìm trong biển chết trôi tim người / Còn gì đâu tiếc thương xa xôi …” Chiếc tàu nhỏ rời bến Constantine, Algeria, chở Enrico Macias đến một nơi xa lạ, người lưu vong không bao giờ được phép trở về. Làm sao cánh chim di có thể quên lối cũ? Chiến tranh xua đuổi ông ra khỏi quê nhà. Tàu khởi hành không một người đưa tiễn. “Người tình ơi, ta xa nhau. Mượn đôi mắt em lên đường.” Với cây guitar làm hành trang, ông ghi lại, “J'ai quitté mon pays …”
Cuối tháng 3 nằm ngủ ngoài hiên nhà, quá khuya thức dậy đầu tháng 5. Mây xuống thấp nhập sương mù lên cao. Ánh đèn lảo đảo suốt đêm ý nghĩ nín câm, chờ trời sáng. Sớm dậy, xuống phố uống cà phê với bạn. –“Con ơi, nhớ về ăn trưa.” “Chiều con mới về, mẹ nhớ uống thuốc ho.”Một ngày lem lọ bình thường, tin chiến sự hòa giải. Không Nga, không Mỹ, không Trung quốc, chỉ Bắc Nam bắt tay. Huynh đệ một nhà cần gì hàng xóm.
thời gian rủ nhau về tháng tư trũng mắt | lập lòe nhớ đóm lửa thanh xuân | ngồi bên hiên nghe hụt hẫng | thủy triều biển Đông ào ạt mặn lòng
Ngọn cờ này ta mang từ núi Thứu | Trồng nơi đây không biết đã bao đời | Hút đất đá nên đổi màu khác lạ | Cứ như màu câu hát ngấm trong nôi. | Này sắc vàng sắc thịt da dân việt.
Từ đó chết rồi | Hồi báo động của nỗi an bình thơ | Đừng đổ lỗi sự bất cẩn cho kiếp nạn
Tô phở Việt Nam | Có rau Quế lấy giống từ Bắc Việt \ Có rau thơm rễ tận miền Trung | Có giá ngon gốc từ Lục Tỉnh | Có ông bà cha mẹ anh em ăn húp sáng chiều.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.

Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.