Hôm nay,  

Những Sợi Tóc Bạc…

22/11/202400:00:00(Xem: 1713)
 
Bạn bè hay nói tôi khó chịu từ khi còn nhỏ, như ngẫu hứng ghé nhà người bạn học nào đó trên đường đi học về. Dĩ nhiên tuổi nhỏ đâu có tính trước chuyện gì, nhưng khi tôi cảm thấy không tiện ở lại thì tôi tự ý ra về và chưa bao giờ hiểu được cảm giác đó từ đâu đến để tôi có quyết định trái ý bạn bè, mang tiếng khó chịu.
  
Khi đã lớn rồi, thỉnh thoảng có dịp gặp lại bạn bè hồi nhỏ, thường cùng nhau nhắc lại những chuyện thời đi học thật vui vẻ vì đầy ắp tiếng cười, ai cũng được ấm lòng phút giây không phải dẻ chừng bạn bè chơi xấu nhau trong hiện tại đã hiểu được giao tiếp xã hội là kết bạn với phản trắc. Tôi có cảm nhận đó, nhưng cũng không hiểu suy nghĩ từ đâu ra. Có bạn khen tôi đã bớt khó chịu như hồi nhỏ thì tôi lại cảm thấy bạn ấy không hiểu tôi còn tệ hơn xưa là ngày càng không hiểu mình nên tôi bớt nói lại, chỉ đơn giản vậy thôi, không xứng đáng lời khen. Nhưng sau khi chia tay, tôi đã tạ ơn trên không để tôi nói ra suy nghĩ thật lòng.
  
Rồi bạn bè xa hơn nữa khi vươn ra hải ngoại, ai cũng có những hoài niệm về tuổi nhỏ ưa tranh cãi nhau những chuyện trong trường. Tranh luận với nhau về một cuốn sách, một phim chiếu rạp đang phải xếp hàng từ một tới hai xuất chiếu mới vô xem được, nhưng xem xong thất vọng với tin đồn… dẫn đến tranh cãi. Cuối cùng dẫn dắt tôi đến suy đi nghĩ lại về tranh cãi dễ hiểu hơn vấn đề tranh cãi hồi nhỏ vì tranh cãi là giành phần thắng cụ thể hơn tranh luận là dùng kiến thức, khả năng lý luận để chứng minh một điều phi thực tế. Nhưng rồi nhiều năm sau đó, nhìn lại cuộc tranh luận nào cũng có kết quả tương tự là bạn bè xa nhau. Giận ít thì bỏ qua theo thời gian xoa dịu tự ái, giận nhiều thì cả hai còn lại gì ngoài lòng hối hận.
  
Những khi chợt nhớ thời đi học, tôi thường nhớ đến, nghĩ nhiều về Ty trước ai hết như định mệnh đã an bài cho tôi với Ty một thời tuổi trẻ. Ty như ngồi bên tôi đang lái xe, đang câu cá một mình, hay đang ngồi cùng bạn bè giờ ra chơi ở sân trường ngày nào, và trò chuyện. Tôi nhớ đã nói với một người bạn so sánh khập khiễng về đạo Phật với đạo Chúa để chọc ghẹo, mua vui chứ nó cũng không có ý gì. Tôi đã nói, “Người ta nói Phật có đức hiếu sanh vì quan niệm Phật giáo cho rằng vạn vật có linh hồn nên người tu hành không được giết con gì hết, đạo Phật không cấm người phàm sát sanh nhưng khuyên nhủ... So với đạo Chúa cho rằng vạn vật do đấng Tạo hoá sinh ra, sau đó tùy ngài ban phát. Nên người đạo Chúa, nói: ‘Tạ ơn Chúa ban cho lương thực hàng ngày’ trước khi ăn, không kể là ăn rau hay thịt.”
  
“Vì sợ chê sẽ bị Chúa lấy lại…”  là tên bạn cà khịa cứ cố tình chọc ghẹo Ty sùng đạo, nói, chứ không phải tôi. Nó khịa thêm, “Nếu tôi với Ty hợp tác mở công ty trách nhiệm hữu hạn trồng lúa thì các bạn nghĩ xem, Chúa sẽ ban phát cho Ty gạo, còn tôi…”
  
“Chúa biết con bò thích ăn rơm rạ. Mày yên tâm đi…” Tôi nói cho cả đám bạn cười.
  
Ty hiền lành, ngoan đạo nhưng khi lên tiếng thì tôi nể. Ty nói, “Những loài ăn cỏ thường có mức sinh sản cao hơn thú ăn thịt. Nếu chúng không bị thú ăn thịt dùng làm thức ăn hằng ngày thì trái đất không đủ cỏ cho chúng ăn, tồn tại. Con người hết đất sống vì nhìn đâu cũng toàn thú ăn cỏ… Rồi những con rắn độc không bị giết thì loài người sẽ chết rất nhiều vì bị rắn độc cắn. Ty thấy việc không nên sát sanh theo đạo Phật mang tính nhân đạo, nhưng theo đấng Sáng tạo ra muôn loài thì sự hủy diệt cũng cần thiết để đổi mới. Thử nghĩ xem, cỏ cây hoa trái không chết vì bị con người và muông thú ăn; con người trường sinh vì không bị thú dữ tấn công, thiên tai, dịch bệnh.., muông thú bất tử vì cọp không ăn thỏ, thỏ không ăn cỏ, người không ăn thịt thú vật nấu với rau củ thì muôn loài sẽ chết hết vì không đủ đất sống, chết đói hết muôn loài vì con gì không cần ăn mà sống được?”
  
Bạn bè khen Ty khéo lo xa nhưng nhìn tôi. Tôi biết mũi dùi của Ty đã chĩa vào mình vì hiểu ý tôi về sát sanh như một sự châm chọc đạo Chúa. Lẽ ra tôi không nên nói gì thêm, nhưng còn trẻ quá nên chưa biết dừng lại khi cần. Tôi nói, “Phật nói là tu sĩ không được, con người cũng không nên sát sanh thôi, còn muông thú thì sinh tồn theo quy luật tự nhiên vì chúng là muông thú, không phải con người. Ty đừng hiểu lầm tôi châm chích đạo Chúa sát sanh…”
  
Ty tiếp tục nói, “Vậy sao cô giáo dạy Sinh vật xếp con người vào loại động vật có xương sống, thuộc nhóm động vật có vú thì cũng là động vật. Theo Ty hiểu là Chúa sẽ không ban lương thực hàng ngày cho người này là cánh tay hay cái chân của người kia vì tất cả là con chiên của Chúa, chúng ta không ăn thịt lẫn nhau, không ăn thịt đồng loại. Vì vậy chúng ta phải ‘Tạ ơn Chúa ban cho lương thực hằng ngày’ vì cây lúa không sinh ra hạt gạo thì cây lúa khác gì cỏ dại? Chúa không tạo ra đàn gia súc sinh sôi nảy nở thì lấy gì để ban phát cho con người có thịt ăn, Nên con người: Tạ ơn Chúa ban cho lương thực hằng ngày là hợp lý… như ai cho mình vật gì dù lớn hay nhỏ mà mình không cảm ơn thì kỳ chết đi.”
  
Tôi nghĩ là Ty không hiểu ý tôi trình bày quan điểm hai tôi giáo chứ không có ý xúc phạm, Ty đã hiểu lầm ý tôi đả kích đạo Chúa cho giết hại động vật nên tôi đã cố gắnh để hối hận về sau, “Ty đi nhà thờ nên không biết Đức Phật cho môn đệ ăn thịt là chuyện tôi đã đọc. Một đệ tử của Đức Phật cứ bị mấy cô gái trong làng trêu chọc, mấy cô chơi ác là cúng dường cho tỳ kheo đi khất thực toàn thịt với cá. Tỳ kheo trẻ về hỏi Đức Thế tôn, “Con được phép ăn không?” Phật trả lời, thí chủ cúng dường cho chư tăng vật thực gì thì chư tăng ăn vật thực ấy, chỉ cần ăn trước ngọ vì sau giờ ngọ là giờ âm, thuộc về ma qủy… Nghĩa là chư tăng không được sát sanh nhưng được ăn thịt do Phật tử cúng dường. Điều quan trọng không phải là ăn thịt hay rau mà quan trọng là người đi tu không được sát sanh, không được ăn sau giờ ngọ. (Nên người Phật giáo cúng giỗ ông bà tổ tiên đều thức khuya dậy sớm để làm hoàn tất những món cúng và thắp nhang cúng giỗ trước giờ ngọ, bởi sau giờ ngọ là giờ âm, thuộc ma quỷ.)
  

Trở lại với câu chuyện của chúng ta đang nói, chúng ta không đả kích niềm tin tôn giáo của ai hết vì trên căn bản, con người hơn muôn loài vì có tri thức và tâm linh. Con người hơn nhau ở đức tin chứ không phải tài sản vật chất hay danh tiếng; con người sau hoà bình khác nhau ở quan niệm hữu thần và vô thần. Đây là điều chúng ta cẩn suy nghĩ khi phải học học thuyết tiến hoá, một học thuyết vô thần đã phủ nhận hữu thần tồn tại trong nhân loại từ khai thiên lập địa. Khi bạn lạc lõng trong tâm tư, bạn tìm sự thương xót nơi Đức Mẹ; tôi bơ vơ tận đáy lòng, tôi tìm sự cứu rỗi nơi Phật bà. Nhưng người bạn của chúng ta từ hôm làm bí thư đoàn thanh niên kia sau khi vô đoàn thì đi đâu, kêu ai để có sự cứu rỗi hay thương xót sau khi bạn ấy đã bỏ đạo để vô đoàn, phấn đấu vô đảng bằng cách điền đơn bỏ học đi bộ đội... Con người khác muông thú vì có tâm linh, có thần linh. Vậy người bỏ hữu thần theo vô thần là trở lại kiếp súc sanh? Tôi không biết! Tôi muốn bạn hiểu, tôi không phân biệt hay đả kích tôn giáo, chỉ nói về sự khác biệt quan niệm. Tôi chỉ phân biệt hữu thần với vô thần. Rồi thì mỗi tín đồ của tôn giáo nào cứ làm đúng theo kinh sách của tôn giáo đó đã dạy, sống đúng theo lời răn của tôn giáo ấy là bình an dưới thế cho người thiện tâm… Chúc bạn vững niềm tin vinh danh Chúa ở trên trời. Chúc mọi người có đức tin tự chọn, có rồi thì đừng từ bỏ đức tin đã chọn để trở thành vô thần. Chúc người vô thần sớm thức tỉnh mà quay lại. Chúc bạn bè vui lòng và tỉnh táo cầu nguyện cho người bạn vô tội của chúng ta đang bị qủy ám… Chúc chúng ta không vì những hiểu lầm mà xa cách…”
  
Tôi đã không đúng hay Ty muốn thế mà ép tôi nói ra những lời hối hận về sau. Tôi đã nói, “Chúa ban phước đời đời cho chiên ngoan. Phật vô sản nên chỉ cầu chúng sanh hiểu, ‘chúng ta bơi mãi trong bể khổ cũng không thấy bến bờ đâu, nhưng quay đầu lại sẽ thấy bến bờ ngay’. Tôi với bạn hơi đâu mà tranh cãi về giáo lý vì lý không có giáo và giáo nào cũng không có lý. Cha mẹ chúng ta đều làm việc để nuôi con cái trưởng thành. Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc sau khi trưởng thành để nuôi dạy con cái chúng ta là lý, là thiên lý. Lý lẽ của trời đất khác hết mọi giáo lý tôn giáo trên đời vì đều do con người sáng tạo ra giáo là giáo điều và dùng lý là lý luận để bảo hộ giáo điều, không phải là lý lẽ của trời đất với lý là chân lý và lẽ là lẽ phải, là tự nhiên. Tại sao tôi phải tin vào giáo điều lương thực hằng ngày do Chúa ban. Tại sao tôi phải tin vào ông Phật nói không nên sát sanh vì nghiệp quả không chừa ai hết. Tại sao tôi không được nghĩ giáo lý do con người tạo ra là tiền đề cho thuyết vô thần xuất hiện trong cõi người vì giáo lý nào không bảo vệ học thuyết, giáo phái của mình? Trong khi thiên lý không giảng đạo mà trường tồn vì hữu lý, hợp lý với con người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên. Tại sao đaọ trời tồn, theo tôi là vì không giảng đạo. Tôi hiểu thiên lý của trời đất là lý lẽ, lẽ phải không thể chối cãi nên trường tồn. Nhưng lý của giáo lý là lý luận bảo hộ cho tư tưởng của giáo chủ. Giáo là tập hợp tư tưởng của giáo chủ cho những người tin theo lý luận bảo hộ tư tưởng người khai sáng. Nói về tôn giáo, tôi không có gì ngoài sự kính trọng người khai sáng ra các tôn giáo, tôi không có đả kích nào vì tất cả mọi giáo lý của những tôn giáo mà tôi biết đều hướng thiện con người. Tôi tin tôn giáo đã giúp bạn với tôi thành người có tư duy, là tiền đề của hiểu biết ra rằng không có gì tự nhiên có trong trời đất. Nếu là tôi đã chết bởi bom đạn trong chiến tranh thì hôm nay tôi gặp bạn không? Nếu là tôi đã kịp theo anh tôi di tản ra hải ngoại thì đời này tôi có gặp bạn không? Chúng ta không có nếu không được cha mẹ sinh ra, vậy phải sống hiếu đạo cho hợp lẽ trời đất. Sao cây lúa không trổ ra hạt độc để ăn vào là chết người mà trổ ra hạt gạo giàu dinh dưởng nuôi sống con người? Vậy thì ai, bàn tay ai đã can thiệp vào việc cha mẹ sinh con, cây lương thực không sinh ra trái độc? Chắc chắn là có sự can thiệp rồi, chỉ là suy diễn mà có giáo. Giáo luôn ngược lý nên gọi là giáo điều, lý luôn ngược giáo nên gọi là lý lẽ. Lý bảo hộ giáo chỉ là lý luận. Nên mấy ngàn năm nay có hai thiện nhân không ngừng thuyết phục nhân loại với giáo nhưng nghe có lý, nhưng chỉ dừng lại ở lý luận chứ không phài lý lẽ của tự nhiên nên không thuyết phục được hết nhân loại sống đạo. Nói tóm lại là sống thuận theo tự nhiên sẽ trường tồn, sống theo đạo trời sẽ bất diệt vì đạo thờ trời đất là đạo tuân theo tự nhiên, theo lý lẽ. Dòng sông có trước chúng ta, trước ông bà chúng ta khai hoang vùng đất này. Bao đời đã thuận theo tự nhiên mà sống, có vấn đề gì không? Vấn để chỉ có từ khi ngăn sông đắp đập, làm thủy lợi đâu không thấy chỉ thấy ngập mặn, phèn chua vàng đồng thì lúa nào sống nổi, chúng ta ăn bo bo viện trợ tới vàng mắt… Không phi tôi không hiểu bạn muốn nói tới, bạn đã tin Chúa Trời là Đấng Sáng thế, tạo ra muôn loài. Ông trời mà tôi đang nói đến chính là ngài, có đúng không? Tôi chưa có câu trả lời cho bạn được…”
  
Bạn phó lớp học tập là bạn chứ không trở mặt thành thù địch như bạn bí thư đoàn đã bỏ đi chùa, sắp bỏ học đi bộ đội để được vô đảng… Bạn phó lớp học tập hoảng nên la làng, “Các bạn muốn chết rồi hả? Muốn lên văn phòng viết kiểm điểm cả đám hả? Muốn bị đuổi học hả? Làm ơn im miệng, vô học dùm tôi…”
  
Cả đám bạn cười xua tuổi học trò đi. Mấy hôm sau, T nán bước trên đường đi học về làm tôi cũng bối rối. Tôi không biết bạn tôi nghĩ gì mà lên tiếng xin lỗi. Tôi không thấy có lỗi nên nói thật lòng, thật lòng nhất là tôi không nhận lời xin lỗi vì T có lỗi gì đâu mà xin lỗi tôi? Bảo vệ đức tin của mình là chính đáng mà… Thánh tử đạo được tôn thờ chứ ai dám thất kính. Chúng ta là bạn học, tranh luận để cùng hiểu biết, giúp nhau hiểu biết chứ có làm hại nhau đâu mà xin lỗi.
  
Chúng tôi không có cơ hội tranh luận nữa cho tới ra trường. Mấy chục năm sau gặp lại bạn trường xưa xóm cũ, Tôi lại có cảm nhận, cảm giác không bình thường với Ty như với bạn bè khác, là duyên nợ gì đó theo Phật sách mà tôi đã đọc. Dù Ty vui vẻ hơn xưa nhiều, hỏi tôi sau bao năm xa cách, “Ông có nhuộn tóc không vậy?” Tôi trả lời, “không”; và Ty nói tiếp, “Vậy mà tóc Ty đã bạc hết rồi!” Tôi an ủi bạn, an ủi tôi, an ủi thế hệ thiếu may mắn được ăn học lại còn bị giáo dục bậy bạ, bơm thổi vào đầu óc non trẻ chủ thuyết vô thần. Tôi nói với Ty cũng thật lòng như bao năm trước, “Tóc bạc là tự nhiên, bạc lòng mới đáng trách tôi chưa bao giờ nói với Ty một lời xin lỗi…”
  
Bạn bè tôi lại nhộn lên như hồi còn đi học. Tôi tin Ty cũng có suy nghĩ như tôi trong dài năm không gặp, hai chúng tôi không tranh luận gì nữa suốt cả tuần họp mặt. Có lẽ cuộc sống đã trôi đi những tình thân, tình bạn cũng bụi mờ. Khi sự trơ trọi không mời mà đến với mỗi người, người ta biết làm gì hơn là học nhường nhịn khi hiểu ra cái tôi là nguyên nhân rạn nứt mọi quan hệ. Nhưng cái tôi rồi cũng nguội lạnh theo mệt mỏi, tan biến vào hư không, để lại một khoảng trống cho lòng hối tiếc. Phải không Ty?
  
Khi sức tiếp thu đã cùn mòn năm tháng, sự nắm bắt không còn nhanh nhạy nên đọc tờ báo, tạp chí, cuốn sách khi rảnh rỗi cho không lãng phí thời gian còn lại chỉ là cách níu kéo thời gian hơn mở mang kiến thức. Chuyện tranh luận với bạn bè không còn quan trọng bằng sự thấu hiểu muộn màng nên tôi chỉ còn lòng hối hận với những sợi tóc bạc… vì lỗi tại tôi.
 
Phan
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Sơn Tây, tôi là khách lạ nhưng mang tâm trạng sâu đậm như người trở về nguồn cội. Đầu tiên tôi tìm mua tấm bản đồ tỉnh lỵ nhưng không ai bán, họ chỉ dẫn địa điểm Thành Cổ rồi theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc của hình vuông ấy là sẽ tìm ra mọi nơi. Hướng Nam đối diện với phố Quang Trung còn gọi là Cửa Tiền, Cửa Hậu ở hướng Bắc có phố Lê Lợi và nếu đi thẳng đến cuối đường sẽ gặp sông Hồng, hướng Đông là Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ và cuối cùng hướng Tây hay Cửa Hữu có phố Ngô Quyền.
Buổi sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Patechaud, Hoàng nói chậm dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu.
Theo thông lệ trước đây, hằng năm vào đầu tháng 9, CVKer 65 Bok Thân có tổ chức buổi tiệc gây quỹ cho địa phận Kontum. Năm nào Bok Thân cũng thành công mỹ mãn, gởi về quê nhà nhiều số tiền lớn lao dùng cho các hoạt động bác ái của địa phận. Sau dịch cúm Tàu phù, kinh tế trì trệ, dân chúng cũng ngại đám đông nên Bok Thân phải uyển chuyển tổ chức 2 năm một lần; lần này là Đêm Tình Thương lần thứ Sáu.
Memphis là thành phố lớn của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng là một trong những cái nôi của dòng nhạc Blues & Jazz của nước Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi lái xe đến thăm Memphis chỉ để được nghe nhạc Blues “nguyên chất” tại B.B King’s Blues Club, một trong những “việc đáng làm trong đời” đối với những người mê nhạc Jazz. Nghe nhạc Jazz ở Memphis sẽ thấy được dòng nhạc như chảy trong huyết quản của người da đen ở Miền Nam Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 10 năm nay, tôi trở lại thành phố Memphis, nhưng đó không phải là đích đến của chuyến đi. Memphis có phi trường chỉ cách Tu Viện Mộc Lan khoảng hơn một tiếng lái xe. UH, một cô bạn đồng tu đã từng cùng học với một vị thầy, cùng sinh hoạt trong một nhóm Phật tử ở Quận Cam California được chấp nhận vào ni đoàn, làm lễ xuống tóc xuất gia tại Mộc Lan. Tôi cùng một nhóm bạn nhận lời mời đến dự sự kiện trọng đại của một đời người này.
Đọc xong email của Cathy, Khôi mỉm cười khoan khoái, bước xuống phòng khách pha cho mình ly cà phê nóng của buổi sáng cuối tuần. Trời đã cuối Thu, những chiếc lá khô cuối cùng lao xao đuổi nhau theo những cơn gió nhẹ trên mặt đường, tạo nên một âm thanh vui tai. Hàng cây khô trụi lá khẳng khiu đang rung rinh trước gió, chuẩn bị cho những ngày đông dài sắp tới. Khung cảnh thật bình yên. Bình yên như tâm hồn Khôi sau những tháng ngày băn khoăn, ray rứt đã qua.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học.
Dù bạn chưa từng đến Huế, nhưng đã từng nghe tiếng địa danh này qua hai câu hò quen thuộc: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương... ..
Đây là chuyện tình yêu xưa, xa xưa lắm rồi, nhưng dư âm vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng ta hôm nay… hình như con người sống nương tựa rất nhiều vào tình yêu… tình yêu cho con người nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhiều gia vị đậm đà đáng sống. Nếu hỏi tại sao là vậy, thì thưa rằng bên cạnh tình yêu và cuộc mưu sinh, ta còn có những gì? Bầu cử ư, bầu cử đã qua rồi, ngã ngũ rồi, không còn gì để bàn nữa. Nhưng nếu bạn muốn theo dõi hậu bầu cử, đó cũng là ưu điểm, coi thế sự cuộc đời sẽ diễn tiến ra sao những ngày sắp tới. Trước mắt, bên cạnh, xung quanh còn vây phủ đe dọa đầy chiến tranh tàn khốc hủy diệt đe dọa sự sống còn của nhân loại bằng những vũ khí của khoa học hiện đại tân tiến, cộng với lòng ác độc của tham vọng, của chính trị không phương giải quyết.
Một người bạn nói với tôi rằng có những bài thơ hoặc những đoạn văn nằm hoài trong đầu của mình từ hồi còn nhỏ, nên khi được nhắc tới thì tự động tuôn ra. Tôi thấy có lý. Mỗi khi có dịp nói chuyện với ai về lòng biết ơn, tôi cứ như theo quán tính, chia sẻ một bài thơ ngày xưa tôi học ở bậc Tiểu Học. Không hiểu vì sao! Vì mình có tính hoài cổ? Hay vì đầu óc tuổi nhỏ dễ khắc ghi? Hay vì đây là bài học bắt buộc trong sách giáo khoa? Hay chỉ đơn giản là vì bài thơ có lời lẽ giản dị mà sâu sắc?
Nắng đã tắt từ lâu. Trời đen thẫm bên ngoài. Mùa đã về qua những chiếc lá vàng rơi rải rác theo những câu thơ trong những tạp chí văn chương của thành phố. Mùa thu nằm co trên trang giấy. Heo may lẩn quẩn đầu môi những kẻ gạ tình. Không có mùa thu ngoài đời sống ở nơi này. Hơi nóng vẫn râm ran không khí. Bên ngoài vắng gió. Trong này, chiếc quạt trần lờ lững quay. Và cuộc đối thoại nhì nhằng mãi chẳng đi đến đâu.
Đi dạo trong công viên Vigelandsanlegget, trời rét căm căm. Bỗng dưng, tôi nghe tiếng nhạc réo rắt. Một nhạc công phong cầm ngồi giữa băng tuyết, đang chơi bài Sóng Nước Biếc. Thật là tình cờ kỳ diệu. Mới hôm qua, hôm kia, ở Đức, khi chậm chân nghe nhạc công chơi phong cầm ở nhà ga, trí tôi lao xao nhạc điệu bài Sóng Nước Biếc. Bươn bả chạy nhanh cho kịp giờ xe, tôi tiếc, định bụng hôm nào thuận tiện sẽ đến yêu cầu. Hôm nay, ở Oslo, tôi được nghe Waves of the Danube của nhà soạn nhạc người Lỗ-Ma-Ni, Iosif Ivanovici. Lời Việt Sóng Nước Biếc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương thật tuyệt vời. Trong cái lạnh cắt da, giữa công viên rộn ràng du khách, tôi mơ màng.
Tôi ở đâu mà tôi đến đây | Ngày xưa ai đứng ở chỗ này | Hạt sương Trời khóc ngàn năm trước | Sao còn ướt trên lưng bàn tay (tmt)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.