Hôm nay,  

Hậu bầu cử - Tản mạn

09/11/202411:09:00(Xem: 1871)

Donald trump 1

 

1.  Sự khôn ngoan của đồng tiền

 

Cựu Tổng thống Trump xứng đáng làm tổng thống một lần nữa, đó là phán quyết của đa số công dân Mỹ.  Chẳng những Trump được nhiều phiếu đại biểu hơn đối thủ, Phó tổng thống Harris, tổng số phiếu ông nhận được cũng hơn số phiếu của bà Harris rất nhiều.  Kết quả này hoàn toàn ngoài dự đoán của các nhà bình luận.

 

Polling Nostradamus, nhà tiên tri kết quả bầu cử nổi tiếng Allan Lichtman, đã ‘hố’ lần này.  Suốt ba mươi năm, từ 1984 đến nay, đây là lần thứ hai ông tiên đoán kết quả cuộc bầu cử tổng thống sai: Trump đắc cử năm 2016 thay vì Clinton và năm nay, Trump đắc cử thay vì Harris.

 
Tiên tri sai hai lần, nhưng dân cá độ’ chỉ thua một lần trong lịch sử cá độ huy hoàng của họ.  Bà Hillary Clinton được cá là sẽ thắng năm 2016.  Sai bét! Nhưng lần này thị trường cá độ đoán đúng trăm phần trăm.  Trump thắng và thắng lớn nữa.  Đồng tiền dính liền khúc ruột.  Khúc ruột cắt thì đau chịu sao nổi nên mắt các vị ‘cờ bạc’ này mở to, tai ngóng tứ phương xem luồng gió thổi hướng nào, thay vì chỉ để ý đến những cuộc thăm dò.  Sức mạnh của đồng tiền là thế đấy!

 

2.  “It’s the economy, stupid!”

 

Harris đã có một khởi đầu tốt đẹp và đảng Dân Chủ đã hy vọng tràn đầy.  Nhưng rốt lại là một kết cuộc ngỡ ngàng, đau xót.  Chẳng những bà thua phiếu, mà còn thua nặng, đánh mất nhiều thành phần trước đây ủng hộ đảng Dân Chủ, giúp tổng thống Biden thắng Trump.

 

Giữa những tiếng thở dài, nhiều lời phân tích, giải mã’ đã vang lên.  Vì sao Harris thất bại?  Bà không có tài ăn nói, lý luận?  Dân chúng chán ghét chính phủ đương thời (đây là thái độ chung của dân chúng khắp nơi, chẳng riêng gì dân Mỹ), đòi hỏi sự đổi mới, nhưng bà lại tuyên bố không có gì Biden đã làm mà bà đã có thể làm khác hơn!  What?!  Trong chính trị, nói mà không dự đoán được phản ứng của người nghe thì dỡ quá.  Câu quảng cáo không mất tiền mua này đã được phía Trump lặp đi lặp lại trên TV.  Ai muốn vật giá leo thang, muốn di dân bất hợp pháp tràn ngập nước Mỹ thì bỏ phiếu cho Harris nhé!

 

Thật ra phó tổng thống chẳng có quyền lực bao nhiêu, tổng thống nói sao làm vậy, nhưng Harris không chịu dùng sự thật này để đỡ đòn.  Có thể bà thành thật tin điều đó vì bà là Biden thứ hai, Biden 2.0.  Nhưng rất có thể, bà nói thế vì không muốn làm buồn lòng tổng thống Biden, người nâng đỡ bà hết mực.  Sợ làm buồn lòng một tổng thống mà dân chán chê?  Vậy còn mấy chục triệu người đang buồn thỉu buồn thiu khi nghĩ đến tương lai nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump thì sao?  Lịch sử chắc chắn sẽ ‘nói chuyện’ với bà về việc đặt ưu tiên sai lầm này.

 

Có người trách Biden nhiều hơn hết.  Tại sao già yếu, không được lòng dân, mà không tự ý thức được vị trí của mình?  Quá tự tin hay tham quyền cố vị?  Nếu tự nguyện làm tổng thống một nhiệm kỳ để việc lựa chọn ứng cử viên Dân Chủ tiến hành theo thể thức thông thường, thì chắc chắn một người khác, có khả năng, được yêu mến hơn Harris đã được chọn lựa rồi.  Chẳng hạn Newsom, Shapiro hay Buttigieg?  Ít nhất, những người này có thể biện hộ cho những điều mất lòng dân của chính phủ đương thời một cách hiệu quả.  Và hứa hẹn những đổi mới mà không sợ mất lòng ‘ai’.

 

Nhưng phân tích, giải mã, đổ thừa bao nhiêu thì cũng không qua sự thật đơn giản này:   “Đó là nền kinh tế, đồ ngốc!”  Có thực mới vực được đạo.  Trước mắt là vật giá đắt đỏ khó khăn, hay ít nhất là cũng “có vẻ” như thế.  Giá xăng lên, giá thịt cá trứng sữa lên vùn vụt.  Tiền thuê nhà tăng.  Ai cần biết lý giải nguyên nhân? Lập luận kiểu trước đây, dưới sự lãnh đạo của Trump, cuộc sống dễ thở hơn.  Bầu cho Trump, cuộc sống sẽ dễ thở như trước.  Nhị đoạn luận, gọn gàng thế đó!

 

3.  Dân Do Thái là tác giả

 

Theo Wikipedia, James Carville là người chế ra câu ‘The economy, stupid’.  Nhưng không, dân Do Thái mới là tác giả của nhận định sâu sắc này.  Theo Kinh Thánh, dân Do Thái đã bị đày ải khi sống tại Ai Cập.  Dưới sự lãnh đạo của Moses, họ được giải thoát và đưa đến miền đất hứa.  Nhưng đất hứa còn xa lắc mà bụng dạ đói meo nên họ cằn nhằn ‘Để chúng tôi chết ở xứ Ai cập còn tốt hơn.  Ở đó chúng tôi được ăn thịt và bánh mì dư dật.’  Thà chết no hơn tự do mà đói!

 

Đừng trách cử tri sao ‘xác thịt’.  Cuộc bầu cử vừa qua không phải là sự lựa chọn giữa dân chủ và độc tài, giữa quyền tự do của đàn bà trên thân thể họ và đạo đức tôn giáo, giữa lòng nhân ái và tính tư kỷ.  Nó là sự lựa chọn thiết thực nhất.  Giữa những thứ có thể cân đo đong đếm và những thứ không có hình thù.

 

kc Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
07/12/202410:15:00
Hầu như không ai sống trên trái đất này mà không kè kè chiếc điện thoại di động bên người. Cha đẻ của chúng nói với Đài CNN: “Chúng tôi từng tưởng tượng một ngày nào đó, khi sanh ra bạn sẽ được chỉ định một số điện thoại. Nếu không tương tác với điện thoại bạn sẽ chết!”.
02/12/202415:43:00
Xã hội có ngàn lý do để chỉ trích tổng thống Joe Biden một khi họ cảm thấy thất vọng vì những mong muốn không được hồi đáp. Người ta dễ dàng quên mất vị tổng thống đương nhiệm Joe Biden là một người cha đã cố gắng hết sức tránh xa vụ truy tố con trai của ông, một cuộc truy tố mà sẽ không có trên đời này nếu ông không phải là Joe Biden. Người ta quên mất tổng thống Biden đã không bãi nhiệm hoặc thay đổi nhiệm vụ của công tố viên do Trump chỉ định xử lý vụ án, ngay cả khi cuộc điều tra của công tố viên đó đã được cấp quy chế cố vấn đặc biệt vào năm ngoái. Người ta cũng quên mất Joe Biden vốn là một người của gia đình, một “Amtrack Joe” – người đã đi, về bằng tàu điện hàng chục năm trời từ Delaware sau mỗi ngày làm việc ở Capitol Hill, Washington DC. Lý do, để ông có thể gặp vợ và những người con của mình vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
29/11/202400:00:00
Nó ra đời là một trái chuối, giá thấp nhất 25 cent. Số phận của nó là một thứ hoa quả dùng làm thức ăn cho các loài động vật, trong đó có con người. Thế rồi một ngày của năm 2019, cùng với một miếng keo dán màu xám, nó xuất hiện trên tường cuộc triển lãm Art Basel ở Galerie Perrotin, Miami, với cái tên “Nghệ Sĩ Hài” (Comedian). Ba phiên bản được bán với giá từ $120.000 đến $150.000 cho mỗi phiên bản. Phiên bản thứ tư được tặng cho một viện bảo tàng.
25/11/202421:49:00
Vậy là cuộc tranh cử chức tonton Mỹ đã ngã ngũ. Ông Donald Trump sẽ trở lại tòa Bạch Ốc. Nhiều người ngỡ ngàng. Bà Kamala Harris khí thế như vậy, cuộc vận động nào cũng đông nghẹt người, tiền thu được cho quỹ tranh cử lên tới một tỷ đô, số tiền kỷ lục chưa có ứng cử viên nào vận động được từ trước tới nay. Vậy sao lại thua ông Trump vừa ăn nói bỗ bã, vừa là một tội phạm, vừa có cuộc đời tư thiếu đạo đức. Một trong những lý giải được nhiều người đồng ý: vì bà là… thị mẹt!
24/11/202414:26:00
Tình trạng nước Mỹ hiện nay hoàn toàn là sản phẩm của Tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland. Bởi vì trong tâm trí ngài Garland có một món, ngôn ngữ dân gian kêu là đần độn – nhưng, để tránh tội bất kính – xin tạm gọi là “ngây thơ”.
21/11/202413:38:00
Kể từ khi Donald Trump tái đắc cử vào ngày 5.11, những suy đoán về việc nhiệm kỳ tổng thống của ông ta sẽ có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành những cơn sốt nóng bỏng, trong khi cuộc chiến này hiện đã bước sang ngày thứ 1.000. Chúng ta có thể hoài nghi lời khẳng định trong chiến dịch tranh cử của Trump rằng ông ta sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ ngay cả trước khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2025. Nhưng mọi dấu hiệu đều chỉ rõ hướng đi của một nỗ lực ngoại giao nghiêm túc của ông ta nhằm buộc Moscow và Kyiv phải đồng ý ngừng bắn với một hiệp ước bao quát. Bất kể kết quả thỏa thuận của Trump là gì, nó sẽ có những hậu quả cần được xem xét nghiêm túc và chuẩn bị. Theo quan điểm của Ukraine, quốc gia này sẽ mất các vùng lãnh thổ hiện đang bị Nga chiếm đóng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, và sẽ phải từ bỏ khát vọng trở thành thành viên NATO. Điều này rất khó chấp nhận đối với Ukraine.
16/11/202417:27:00
Đầu tháng 11/2024, khi người dân Mỹ chỉnh đồng hồ lùi lại một giờ, thì cũng là lúc họ kéo đất nước lùi lại nhiều thế hệ và ngọn hải đăng dân chủ chìm vào bóng tối. Sau 2020, người Mỹ đã chọn một Donald Trump già hơn, tục tĩu hơn, thù hận hơn. Cho dù Trump sẽ là một trong những người phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và bài ngoại nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng quan trọng là qua hình ảnh của Trump, cử tri đã nhìn thấy chính họ. Dù ánh trăng có sáng vằng vặc trải khắp dòng sông, người chọn Trump vẫn không thể nhìn thấy ánh trăng dưới đáy hồ, vì Donald Trump chỉ muốn họ nhìn thấy quốc gia này là một “thùng rác của thế giới”, đầy bụi và bụi.
14/11/202417:58:00
Tôi rất ngần ngại khi viết bài phiếm luận này. Nhưng vẫn phải giãi bày cùng các bằng hữu cao niên dù quý vị theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Dù chỉ là người Mỹ gốc Việt nhưng đã trải qua hơn nửa đời người tại Hoa Kỳ, xin được ngỏ lời tâm huyết. Người ngoại nhập nhưng thực sự yêu quê hương mới.
13/11/202409:50:00
Liệu chiến thắng của Donald Trump có phải là ngọn roi quất mà Âu châu cần, để tăng cường đáng kể sự đoàn kết và ít phụ thuộc hơn vào người bảo vệ vĩnh cửu bên kia Đại Tây Dương? Chiến thắng II của Donald Trump, cũng là chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, đã đẩy phần lớn các nhà lãnh đạo Âu châu vào trạng thái tê liệt vì sợ. Trong suốt cuộc tranh cử, chiến thắng của Kamala Harris là điều mà Âu châu đã hy vọng, mong muốn và cổ vũ. Chỉ có các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa “hoài nghi Âu châu” của Lục địa già, do Viktor Orban đứng đầu, là hoan nghênh việc ứng cử viên Cộng hòa được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Việc Trump trở lại Nhà Trắng, cùng lúc với đảng Cộng hòa giành được Thượng viện và khả năng họ tiếp tục giữ vai trò là đảng dẫn đầu tại Hạ viện, báo trước việc triển khai, trong bốn năm tới, một chương trình chính trị và ngoại giao trái ngược với các chính sách của Âu châu trong mục tiêu khí hậu, hợp tác quốc tế và liên kết xuyên Đại Tây
08/11/202403:28:00
Bước vào thế kỷ 21, chúng ta thấy cơ chế dân chủ trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đang bị đe doạ trầm trọng. Đặc biệt tại Mỹ với thể chế Liên Bang, cơ chế tam quyền phân lập và sinh hoạt chính trị lưỡng đảng tưởng chừng như khuôn mẫu lý tưởng đã cho thấy những khuyết điểm từ những viện nghiên cứu, tổ chức vô vụ lợi, các khuynh hướng tôn giáo, các thế lực tư bản, đại công ty, kỹ nghệ đã tạo những thế lực vô hình ảnh hưởng đến các hoạt động của chính quyền đã làm rạn nứt các nguyên tắc, nề nếp được sắp đặt bởi những người sáng lập nước Mỹ.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.