Hôm nay,  

Người Bạn Cài Nơ Đỏ

04/10/202400:00:00(Xem: 1598)
 
Red ribbon
 
LTG: Khắp nơi, trong nước lẫn ngoài nước, mọi người đang tích cực lạc quyên cứu trợ hậu quả trầm trọng của cơn bão YAGI mới tàn phá Việt Nam vừa qua, nhắc lại kỷ niệm của hai buổi lạc quyên cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung khác từ thế kỷ trước.
Năm đó, 1999,  miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà.  Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ.
 
Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ!
 
Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
 
Hồn tôi như bay lạc về lại cái chợ TÂN ĐỊNH của mấy mươi mấy năm về trước, khoảng năm 1970 hay 71.
Khi đó tôi mới chập chững năm đầu tiên trung học, cũng vào năm miền Trung bị bão lụt tàn phá nặng nề nên nhà trường huy động học sinh tổ chức một buổi lạc quyên để hưởng ứng chiến dịch cứu trợ đồng bào ruột thịt.
Đúng 10 giờ sáng, tất cả học sinh được phân công cứ hai người thành một nhóm chuẩn bị lên đường. Tôi lớ ngớ thế nào bị xếp chung toán với một bạn khác thuộc lớp… con gái. Tôi nào muốn như vậy! Nhưng lúc bắt cặp xếp toán, tôi chậm chân chậm tay thế nào để bị lọt sổ cuối cùng lẻ loi một mình, và bạn đó chắc cũng rứa. Hai cái lẻ loi này bèn ghép lại thành một cặp vậy.
 
Tôi ngượng lắm, bởi vì bạn là con gái trổ mã sớm nên cao hơn tôi đến nửa cái đầu. Tôi thấy tôi lùn quá, hơi quê, nhưng biết làm gì hơn? Lúc đó thì dĩ nhiên tôi biết tên bạn, nhưng khi ngồi viết những dòng chữ này, thì đã quên rồi. Bạn đừng trách. Tôi chỉ còn nhớ bạn kẹp một cái nơ màu đỏ trên đầu. Vậy tôi tạm gọi bạn là NƠ ĐỎ nghe.
 
Bắt đầu công tác. Tôi lãnh phần đeo thùng tiền cứu trợ, còn bạn Nơ Đỏ thì được giao cọc giấy huy hiệu cứu trợ cùng hôp kim gút dùng để gắn lên tay áo khách bộ hành. Chúng tôi không được phép đi xa, chủ yếu là chung quanh hai chợ Tân Định và Đa Kao, cùng những con lộ chính như Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải… mà thôi.

Buổi sáng hôm đó, cả trường vui vẻ nhộn nhịp như ngày tất niên. Vừa ra khỏi cổng trường, Nơ Đỏ dắt tôi chạy ù lại chợ Tân Định. Bạn khôn lắm, nói là phải tới… xí trước. Quả nhiên hai đứa tôi tới chợ sớm nhất, gặp giờ thiên hạ đang đi chợ đông đảo nên tha hồ múa gậy vườn hoang. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian, vì trong chốc lát các toán khác sẽ tới chia phần. Khi gặp một nhóm đông người, một mình bạn gắn huy hiệu không xuể, tôi phải phụ một tay, dĩ nhiên là chỉ ở những… người lùn, tôi có thể với tới. Thông thường chúng tôi không phải nói gì cả, chỉ cần nhìn thùng lạc quyên có in câu “CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO LỤT” là ai cũng vui vẻ móc túi lấy tiền. Lâu lâu có người hỏi han thì Nơ Đỏ lễ phép giải thích “Dạ, tụi cháu lạc quyên cho nạn nhân miền trung bị bão lụt”. Hầu như không ai nỡ lòng nào từ chối cả. Thỉnh thoảng gặp vài anh thanh niên có vẻ lơ là né tránh, là đến phiên tôi ra tay. Tôi chạy lại nắm áo “Cứu trợ đồng bào bị bão lụt đi anh”, và cương quyết đứng chờ cho tới khi chàng móc ví mới chịu. Một lần tôi thấy anh lính lơ láo mua thuốc lá gần đó, bèn nhanh nhẹn chạy lại. Anh lính trừng mắt nhìn tôi “Lính nghèo thấy mẹ, lấy tiền đâu cho, mầy!” Nói vậy mà anh cũng cầm mớ tiền lẻ thối lại nhét vào thùng.
 
Chưa đến hai tiếng đồng hồ, hình như khắp chợ ai cũng có huy hiệu cứu trợ gắn trên tay áo. Chúng tôi bắt đầu ế. Phải chú ý kỹ hơn tìm kiếm khách hàng mới. Đứng ngơ ngác hồi lâu, tôi và Nơ Đỏ cùng để ý thấy một bà xách giỏ đi chợ, mà sao tay áo… trống trơn! Chúng tôi mừng húm nhào tới. Giữa lúc Bạn đang sắp sửa gắn huy hiệu cứu trợ lên , bà xua tay nói “Bác cho rồi mà cháu”, và móc túi áo lấy ra tấm giấy lạc quyên đưa ra trước mặt “Thấy chưa?” Hai đứa tôi quê quá tiu nghỉu quay đi. Mới được mấy bước, nghe bà gọi giật lại “Nè, mà khoan đã cháu”. Bà tiến lại cầm tờ năm chục nhét vào thùng. Hai đứa tôi mừng rỡ chưa kịp nói tiếng cám ơn, bà đã ôm cả hai vào lòng thốt “Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời”. Tôi hơi mắc cỡ, nhưng cảm thấy thật sung sướng. Ước chi có mạ tôi cạnh bên, bà sẽ hãnh diện về thằng con. Quay sang Nơ Đỏ, thì bạn đang chớp chớp mắt có vẻ cũng cảm động lắm… như tôi.
 
Xế trưa, khu chợ đã vắng, và thùng tiền khá nặng, chúng tôi thong thả trở về trường. Bây giờ mới cảm thấy cơn mệt. Mồ hôi tôi ướt đẫm lưng áo. Phần bạn cũng tơi tả không kém. Những giọt mồ hôi lấm tấm chảy dài trên đôi má đỏ bừng bừng dưới cơn nắng ban trưa. Lòng tôi thấy vui quá. Hình như đây là lần đầu tiên trong đời trực tiếp làm việc nghĩa. Tôi khoái chí cầm thùng tiền lắc lia liạ, lắng nghe tiếng lẻng kẻng kim khí chạm nhau bên trong, xen lẫn tiếng lụp bụp của những tờ tiền giấy. Nơ Đỏ cũng hả hê quên hết cơn mệt. Bạn thắt hai tà áo dài lại gọn gàng với nhau, nhặt một miếng gạch vụn bên đường, ném về phía trước, lò cò nhảy tới khom lưng luợm lên, rồi lại ném, cứ thế…Thỉnh thoảng bạn ngưng chơi, giành thùng tiền tôi đang đeo, lắc qua lắc lại nghe leng leng… leng keng… và cười sung sướng.
 
Sau này, trong sinh hoạt Hướng Đạo, tôi cũng nhiều lần có dịp làm công tác xã hội tương tự, nhưng niềm vui không tràn đầy như lần đầu tiên này. Bạn Nơ Đỏ sau buổi lạc quyên đó, thỉnh thoảng gặp lại trong trường, chúng tôi chỉ vẫy tay chào chút xíu, đại khái muốn nói “A, tụi mình cũng quen nhau chứ bộ!” Qua năm sau, tôi không còn gặp lại bạn nữa. Có phải qua ba tháng hè con gái thay đổi mau lẹ tôi nhận không ra? Hay bạn đổi sang trường khác? Hay có khi vẫn còn đó, nhưng đã đổi màu nơ kẹp tóc mà tôi lại cứ ngây thơ đi kiếm cái nơ
đỏ không còn trên đầu của bạn nữa… đến nỗi vụng về đánh mất người bạn có chung một kỷ niệm của thời ấu thơ.
 
Câu chuyện lạc quyên năm nào đã chìm sâu vào tâm tưởng. Bạn cài nơ đỏ của tôi bây giờ không biết ở đâu. Tôi lỡ đánh mất tên của bạn đâu đó trong vùng trời ký ức. Không biết bạn có may mắn đến được bến bờ tự do? Và tình cờ đọc được những dòng chữ này.
 
Nhìn hai em bé trước mặt, tôi cảm động quá, chỉ muốn như bà hàng chợ năm nào ôm cả hai em vào lòng và nói "Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời!”
 
Nghĩ trong đầu thôi. Luật lệ Mỹ đâu cho người lớn ôm ghì con nít như ở Việt Nam đâu! Tôi chỉ có thể xoa đầu hai bé để khen ngợi. Nhưng khi vỗ tay lên đầu bé gái, tự nhiên buột miệng “Té ra bạn vẫn còn cài cái nơ đỏ đó à?”
 
Cháu nhìn tôi ngạc nhiên không hiểu ông chú này nói cái chi lạ quá!
 
./.
ThaiNC
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi chiều ra cổng nghĩa trang, nắng thu vàng còn đậu lại ngang tường đất thánh, những cây hạt dẻ lá đỏ lá vàng vẫn như đứng đó để chào tạm biệt, mười cây vẫn đó không thiếu một cây.
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Thiện là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường mang lại an vui cho người, cho mình có khi là cho cả hai phía và cho tất cả mọi người xung quanh. Thí dụ việc là của cơ quan Médecin du Monde, luôn cứu giúp tài chánh cho những người nghèo khó, hoạn nạn ở khắp năm châu lục. Việc làm gần đây của thầy Minh Thiền ở Đức Hòa Dĩ An, thầy và các phật tử đi cứu trợ thiên tai bão lụt Yagi ở miền Bắc Việt Nam, ở Lào Cai, Yên Bái và các vùng, miền người thượng, miền cao do bão lũ gây ra. Họ đói, khổ, lạnh, mất người thân. Phái đoàn chùa Đức Hòa tới tận nơi, lội nước bì bõm ngang bụng mang tặng nạn nhân mì gói, áo quần, tiền và lời vấn an cho những người còn sống sót, đem lời cầu nguyện vãng sanh cho những người đã bị nước lũ cuốn đi, A Di Đà Phât. Người làm việc thiện luôn mang lại niềm vui hạnh phúc và dĩ nhiên được mọi người thương mến, thích gần gũi.
Là trả lời cho bốn mươi năm, cứ vào thu, hắn chưa bao giờ quên gởi đi một lời chúc sinh nhật, để sau đó thẫn thờ dặn lòng đừng làm thế nữa vì không có ích gì cho cả hai. Hãy để ngày ấy lụi tàn sẽ nhẹ nhàng hơn cho cả hai trong cuộc sống không có đường quay lại mỗi lần nhìn thấy lá vàng rơi là thêm một mùa thu xa cách.
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la. Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.