Hôm nay,  

Tâm tạo, tâm chỉ đạo

07/06/202400:00:00(Xem: 1533)

Minh họa Đinh Trường Chinh
Minh họa tranh Đinh Trường Chinh
 
Người xưa nói: Công vi thủ, thủ vi tâm? Hình như có nghĩa là mọi sự đều bắt đầu ở cái tâm, tâm suy nghĩ rồi mới cho ra tưởng. Tâm nghĩ thế nào thì cảm nhận ra như thế.  Sau nhận thức, con người mình có suy nghĩ, từ suy nghĩ đó cho ra hành động.
   
Và như thế đó, thầy Thích Thiện Thuận muốn dậy phật tử chúng ta hiểu thế nào là tâm tạo pháp. Về vật lý, tâm gồm những tâm nhĩ, những tâm thất, những động mạch, mạch máu, mạch vành, cơ, bắp… Về tinh thần, tâm là một hiện tượng phi vật chất phi vật thể nhận biết, suy nghĩ rồi cảm ứng thông qua những tiếp xúc từ mọi giác quan. Do đó, ngài nói tâm tạo pháp.
   
Khi tâm nóng giận là vô bổ, còn tâm khi tịnh, là an lạc, tức bồ đề tâm.
   
Xin nhắc và nhớ lại cái tâm vô bổ một thời xa xưa và trong chỉ một khoảng khắc của ông Tô Đông Pha. Ông là một thi sĩ nổi tiếng, đời nhà Tống, ông là tác giả Tiền Hậu Xích Bích, thi bá của nước Tàu khi xưa, thật xa xưa, mà hầu như đa số người biết tiếng.
   
Xin nhắc lại, ông là một thi sĩ đời Tống, nên không thuộc nhóm Đường thi. Không may cho ông là nhà cầm quyền Vương An Thạch, thời bấy giờ muốn cải cách xã hội, nên không ưa gì nhóm thi sĩ, dù tài ba. Ngược lại họ muốn đầy ải, chê bai, khiêu khích các nhà thơ. Họ phát vãng, đầy ải các thi nhân xuống những nơi rừng thiêng nước độc… như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây…
   
Sau này, ở Việt Nam, thầy Thích Tuệ Sỹ chúng ta, cũng một thời cảm động tài năng thi tứ lung linh, truyền cảm vô cùng của thi nhân nhà Tống này, mà ngài đã đi vào “Tô Đông Pha, khung trời viễn mộng“ đầy thiền đạo và thi ca: “ngược xuôi nhớ nửa cung đàn, Ai mang quán trọ mà ngăn nẻo về“ B.G
   
Lại nói về tác giả “Tiền Hậu Xích Bích“ là ngài đã từng bị ngồi tù trong tù ngục ngự sử, vì Vương An Thạch không thích những nhà thơ, mà theo ông là cổ hủ, thoái hóa, phi lao động, chỉ biết ngồi làm thơ than mây khóc gió… Khi Tô Đông Pha bị đả kích ở Hàng Châu, thì may thay cho ông là ông gặp được nhà sư Phật Ấn ở chùa Quy Tông. Khi đó Tô Đông Pha đã ngoài sáu mươi tuổi. Ngài Phật Ấn hiệu là giác lão, ngài dậy phật pháp và thiền đạo cho họ Tô. Quy Tông và Hàng Châu là đối ngạn, bên này và bên kia một dòng sông. Nhờ đó mà nhà thơ và hòa thượng Phật Ấn thường qua lại, giao tiếp, trao đổi thi văn, ngoạn cảnh… Nhà sư cảm thi ca tuyệt vời của Tô Đông Pha. Tô Đông Pha cảm thiền đạo của sư phụ.
   
Tô Đông Pha có một người em gái Tô Tiểu Muội, Tô Tiểu Muội đẹp người và thi ca của nàng cũng rất đẹp, nhưng tiếc rằng, thời xa xưa ấy, người ta trọng nam hơn nữ, cho nên Tô Tiểu Muội không thành danh rực rỡ như bào huynh. Tô Tiểu Muội cũng từng cảm thông, rung động khi mùa thu phương đông tới, bụi mờ mờ, rồi sương bay la đà và rừng phong trút lá :
   
“ … Ai về rủ áo mù xa…
   
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay?”     B.G
   
Tô Tiểu Muội giỏi xuất sắc về văn chương kinh điển. Nàng cảm ứng, đối ngẫu linh hoạt tài tình mỗi khi đàm đạo văn thơ.
   
Một hôm đó, Tô Đông Pha rủ Tô Tiểu Muội cùng bơi thuyền qua thăm thầy Phật Ấn. Họ gặp nhau, chào hỏi thân tình, sau một thời trà đạo, Tô Đông Pha mới hỏi ngài Phật Ấn:
   
Thầy thấy con nay thế nào?
   
Ông đẹp như một ông phật, thầy trả lời họ Tô. Rồi thầy cũng thong dong hỏi Tô Đông Pha::
   
Còn ông, ông thấy tôi lúc này ra sao?
   
Tô Đông Pha thấy thầy áo quần sậm màu, ngồi thu gọn, ông vội trả lời: Ngài như một đống phân!
   
Ngài Phật Ấn cười, nhẹ nhàng và không một phản ứng. Nhưng tô Tiểu Muội đã nghe rõ, đã thấu ý, nàng thưa rằng:
   
Ngài đã thắng và ngài thi sĩ đã thua. Bào huynh đã thua!
   
Tô Đông Pha còn đang bối rối, thì Tô Tiểu Muội lẹ làng phân trần:
 
Thầy thắng, vì tâm thầy có phật nên thầy thấy phật, còn anh, thì, tâm anh thấy cái gì, anh đã nói ra cái đó!… Vậy là anh thua, thua rất xa !
   
Đọc câu chuyện xưa, ngẫm câu chuyện nay:
   
Thưa rằng, từ khi xửa xưa đó, một Tô Đông Pha, thi bá lừng lẫy một thời, ông còn có lần hồ đồ nhận xét về thầy ông một lời vong mạng! Thời buổi nay, cũng do hấp tấp vội vàng, có nhiều vị đã làm mất ái ngữ, tâm rối loạn, tuệ giác rơi rớt… mà nói hành giả Minh Tuệ là… ba trợn, bốn trợn, năm trợn v.v…
   
Chúng ta là con phật còn nhớ lời phật dậy… chúng ta bỏ qua đi những vọng ngữ đó và quên hết đi! Tại vì… hành giả Thích Minh Tuệ, có lẽ, người cũng không nghe thấy, và nhứt là không hề bận lòng, tại vì, tâm không tạo thì tâm không chỉ đạo!
   
A Di Đà Phật
 
Mùa Phật Đản 2024
Paris tháng năm
Chúc Thanh
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ thuật về điện thoại di động đã tạo điều kiện cho mọi người có thể lưu lại hình ảnh hoặc một sự kiện nào đó đang xảy ra của hiện tại. Những sự ghi lại này đã góp phần tốt trong việc tìm ra những sự việc sai trái của cá nhân hay của tổ chức nào đó hầu đưa ra ánh sáng của tòa án. Tuy nhiên có những trường hợp không nên dùng phương tiện điện thoại di động để thu lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội. Điều này ít ai để ý đến và có thể làm nguy hiểm đến một cá nhân nào đó. Hãy nhìn ở một góc nhìn rộng lớn để cùng nhau bàn thảo cho chủ đề này.
Bạn tôi, nhà thơ Triều Hoa Đại ấn hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá. Nhân dịp nầy, người bạn vong niên từ thời ở Đà Nẵng - Lê Bảo Hoàng (nhà thơ Luân Hoán) - hai nhà thơ thực hiện cuộc trò chuyện với nhau. Theo Triều Hoa Đại thì khi rời bỏ đất nước ra đi, hình như một số anh, chị em trong đó có tôi đã bỏ “của” mà chạy lấy người nên đã không đem theo được một tác phẩm nào…
Chiếc British Airways khởi hành lúc 10 giờ đêm từ phi trường Trudeau, Montreal Canada, bay hai tiếng rưỡi đến Heathrow, London (LHR), nằm ở phía Tây London, cách trung tâm thành phố 23km, là một sân bay bận rộn nhất Châu Âu với hàng triệu lượt khách mỗi năm; chúng tôi chờ ở đây hai tiếng rưỡi, rồi bay tiếp thêm 7 tiếng rưỡi nữa để đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha (Spain). Madrid đi trước Montreal 6 tiếng vào mùa đông và 5 tiếng vào mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 10.
Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh nghỉ hành chánh, phải ra về và nộp lại thẻ báo chí. Báo chí cho biết đây là khởi đầu cho tiến trình phẹc mê bu tích các đài phát thanh này. Giám đốc đài VOA Michael Abramowitz lập tức ra tuyên bố: “Tôi vô cùng đau lòng khi lần đầu tiên sau 83 năm, đài VOA lừng lẫy không được phép lên tiếng. Sáng nay tôi mới hay tin gần như toàn bộ nhân viên VOA, hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên bị cho nghỉ hành chánh. Tôi cũng không phải ngoại lệ”. Ngoài đài VOA, đài Á Châu Tự Do RFA cũng cùng chung một số phận. Đài Á châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận, được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho thính giả tại Á châu. Đài hoạt động bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Đài bắt đầu hoạt động từ ngày 12/3/1996 với mục đích thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ tới những ng
Phải thanh minh thanh nga ngay cho các cụ, đây không phải chuyện trâu già gặm cỏ non mà là chuyện ngày xưa các cụ tán gái khi còn thanh xuân. Chuyện trâu già gặm cỏ non cũng có, khi cụ Nguyễn Trãi làm thơ tán cô bán chiếu Nguyễn Thị Lộ, nhưng tuy đây là một cuộc tán gái nổi tiếng nhưng không thuộc vào category này nên không nhắc tới tại đây.
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến.Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương.
Mỗi năm, tôi đều nhận được điện thư hoặc thiệp chúc Tết từ một số bạn, trong đó có nó. Nó không gởi thư Merry Christmas, Happy New Year, chỉ duy nhất dịp Tết Âm lịch. Nó là dân miền Tây cần cù, hiếu hoc, là bạn thân của tôi...
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.
Thành ngữ ta có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” nhưng cái tóc thường ám chỉ với nữ giới vì “người đẹp nhờ tóc”. Về nhân tướng học, có nhiều khuôn mặt thích ứng cùng với mắt, mũi, miệng… và kèm theo đó với răng và tóc. Trong Hồi Ức Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính có chương đề cập đến mái tóc, và tùy theo nhãn quan của mỗi người với phái nữ về tóc ngắn, tóc dài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.