Hôm nay,  

Việc tu đạo và đạo tu, Chùa Kênh và Xứ Mù

5/31/202400:00:00(View: 1006)
 
chùa AI vẽ
Hình: Vẽ bằng AI.
 
Việc tu đạo và đạo tu trên quê hương ta, từ lâu, vốn dĩ đã bộc lộ khá nhiều khía cạnh không đáng để nể trọng nhưng phản ứng của cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” cùng “Ban Tôn Giáo Chính Phủ” với hành giả khất thực xuyên Việt mới là giọt nước tràn ly, khiến tôi nghĩ đến những ẩn dụ tệ hại nhất. [1]
 
Tôi nghĩ đến Xứ Mù, “The Country of Blind”, tối tăm và cố chấp của Herbert George Wells, nơi con người hoàn toàn không biết và, do đó, không hề tin vào sự tồn tại của ánh sáng và sắc màu nhưng, bù lại, rất giỏi việc đánh hơi, rình mò. Tôi nghĩ đến “Sư Bác Chùa Kênh” của Nhất Linh, cái nhà sư đạo hạnh và uyên thâm Phật học nhưng lại đột ngột dứt bỏ đường tu sau khi được của hoạnh tài. Và tôi nghĩ đến Chí Phèo của Nam Cao, cái nhân vật giết người rồi tự sát sau khi nhận ra rằng mình không thể đi lại từ đầu, như một người lương thiện.
 
Wells là nhà văn Anh, được xem là người khai sinh ra thể loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng còn sư bác của Nhất Linh chỉ là một nhân vật hư cấu, cũng như Chí Phèo của Nam Cao. Quê hương thì rất thực mà lại gợi mở toàn những điều không thực là bởi nó, cơ hồ, không còn là một xứ sở bình thường nữa. Quê hương từ lâu, cả đạo và đời, đã là cái gì đó lẫn lộn, tù mù giữa chân và giả, giữa thực chứng và giả tưởng, giữa bình thường và bất bình thường v.v.
Bắt đầu với “Sư bác chùa Kênh”, nhân vật trong truyện ngắn cùng tên, in trong tập truyện Người quay tơ, xuất bản năm 1926:
 
“Chùa Kênh ở trên đỉnh một cái đồi cao, quạnh hiu vô chừng. Đường lên uốn khúc, rải rác một vài hòn đá núi tim tím nằm trên sườn cỏ xanh, trơ trơ đã mấy nghìn đời như để chứng kiến những sự đổi thay của trời đất. Chùa cũng cổ lắm, chung quanh có một vài cây thông gió hắt hiu. Về buổi chiều lên đồi, thấy cái chùa đó, giá lòng người tê tái, thế sự thờ ơ, tưởng có thể đem tấm thân suy mòn mà nghìn năm gửi cùng cỏ cây chốn này được.

Tu hành trong chùa đó, có một ông sư cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, một ông sư bác trạc độ tứ tuần và một vài chú tiểu ngây ngô ngày ngày quét lá cửa chùa.

Sư bác chùa Kênh đã nổi tiếng khắp vùng ấy, là một ông sư chân tu; ông học thâm lắm, bao nhiêu sách Phật, thiên kinh vạn quyển ông đều xem cả. Ông càng xem càng hiểu thấu lẽ Phật, càng biết đời là cõi hư vô, bể khổ mông mênh, không bờ không bến. Suốt ngày ông ngồi tụng kinh gõ mõ, nét mặt đăm đăm, không lúc nào nhãng, khi nào mệt thời lại nằm trong giường mà niệm Phật. Người ông xanh lướt như cây cỏ, hai con mắt ông sáng quắc như hai ngôi sao. Bao nhiêu các sư ở vùng quanh đây đều tôn trọng ông lắm, thường đến nghe ông giảng thuyết về sách Phật.” 
 
Nhưng buổi chiều định mệnh nọ, đang đứng tần ngần bên tượng đá trước sân, sư bác phát hiện một cái lỗ to bằng đồng xu trên đỉnh đầu và tối đó, khi tĩnh tọa, bị ám ảnh mãi, không dứt. Đầu tiên nó chỉ là cái đồng hào nhưng rồi phình ra mãi, bằng trái cam, cái mâm, cái nia, cái nong và, cuối cùng, thành một màn đêm mênh mông, có hai con quỷ bước ra nhe nanh trợn mắt nhìn không chớp mắt.

Tối đó sư bác không thể nào tĩnh toạ.

Sáng sớm hôm sau sư bác lật đật chạy ra sân dò xét thì phát hiện một lỗ nhỏ ở ngay rốn tượng và, từ đó, mất hẳn cái tâm tu thanh thản. Không thể dứt bỏ ám ảnh, sư bác quyết dò cho ra lẽ và tối nọ lén lút ôm vò nước rót vào đỉnh đầu rồi đánh dấu nơi tia nước vọt ra từ lỗ nhỏ dưới rốn chạm đất mà cày cục đào bới và, cuối cùng, tìm thấy một hũ vàng. Thế là đường tu đảo lộn và, ngày hôm sau, đến giờ trai giới, sư bác nhìn mâm cơm vỏn vẹn mấy món tương cà mà ngao ngán cho kiếp tu hành: lần đầu tiên kể từ khi thọ giới quy y, sư bác chợt nhận ra rằng đồ chay sao mà nhạt miệng. Mấy ngày sau, sư cụ và mấy chú tiểu chùa Kênh ngơ ngác nhìn nhau, không biết sư bác đi đâu mà không một lời từ giã. Dân chúng trong vùng kháo nhau rằng sư bác đã lên tới non tiên còn ở Hà Nội thì, một thời gian sau, người ta thấy sư bác ra ứng cử nghị viên!
 
Nghĩa là sư bác giã từ kiếp tu để làm chính trị, sống một cuộc đời đầy những mưu mô và thủ đoạn đấu đá nên, do đó, ai cũng có lý do để chê trách. Hẳn nhiên, việc lẳng lặng ôm vàng bỏ trốn khi nó là tài sản của chùa hay, cao hơn, là tài sản quốc gia là điều chưa được nhưng, trong một khía cạnh nào đó, sự ra đi của sư bác lại là cách hành xử rất được. Mà để nhận chân cái sự được này thì phải nhìn lại hoàn cảnh tu đạo chung của thời ấy, qua kinh nghiệm của Tô Hoài cái thuở “đi ăn mày chùa”, dẫu có trễ hơn một thập niên.
 
Đó là lúc mà chiến tranh ở Âu châu khiến nền kinh tế của thuộc địa suy sụp và, lâm cảnh thất nghiệp, ở nhà ăn bám gia đình mãi thấy nhục, Tô Hoài xoay xở bằng cách tìm sách Phật nghiền ngẫm mà làm “vốn” kiếm ăn: “đi truyền từ nhà chùa này đến nhà chùa khác, đến đâu thuyết chùa thết ăn một vài bữa rồi lại đi.” [2]
 
Cách sinh tồn này đã khiến nhà văn trẻ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khám phá bao nhiêu điều mà, đầu tiên, là động cơ kinh tế: phát hiện nhiều nhà sư mù chữ, chữ Nho và chữ Quốc ngữ, không biết cả kinh kệ và sự tích Phật pháp, Tô Hoài kết luận rằng “Chẳng qua người ta đi tu vì cảnh nhà, vì đói khổ…”
 
Sau đó là yếu tô “chính trị” khi chùa nào cũng “lắm cánh vế và quan thầy”:

“Chùa Quán Sứ có cánh quan Thiếu Hà Đông Hoàng Trọng Phu có chùa Hương giàu sự và nhiều chùa to ở các tỉnh. Chùa Bà Đá của phái Nguyễn Năng Quốc, một ông quan giàu có và có vợ lại Tây, lại cứ tự nhận mình là sư. Cánh này có chùa Trầm và mấy chùa lép vế hơn.” [3]
 
Và Chùa Trầm, nơi Tô Hoài được phép “ăn mày” suốt hai tuần lễ nhờ vào giao kèo viết cuốn sách mỏng quảng cáo cho chùa. Cửa Phật quy định tám điều trai giới cho bậc tu hành nhưng sư trụ trì ở đây thì, ít nhất, xâm phạm đến phân nửa. Bữa ăn nào sư cũng tì tì nhắm rượu với thịt trâu, có đứa bé với nét mặt hao hao đứng hầu một bên và, theo tin đồn của dân địa phương và quan sát của Tô Hoài, thì hầu như sư đã… vãi giống khắp làng, đi lanh quanh là bắt gặp những đứa trẻ có khuôn mặt hao hao sư mà, thỉnh thoảng, đám trẻ lại được gọi vào chùa “hầu hạ như con cháu trong nhà”. Sư còn thạo việc kinh tế, sành sõi giá cả chợ này chợ kia, biết bắt chùa hái ra tiền với những ngăn buồng “cho trai gái chơi chùa thuê chiếu, thuê buồng, từng buổi, từng ngày.. như nhà săm chứa gái ngoài tỉnh.” Sư lại rất sân si, nhất là với những chùa có cánh vế hơn mình, hết mắng chùa Quán Sứ thì tố sư sãi chùa Hương, với một thứ ngôn ngữ khó mà tin là từ miệng lưỡi người tu hành: “Bá ngọ những thằng núp đít Phật ở chùa Hương. Chúng nó chỉ bịp đời. Toàn những thằng ngô con đĩ đem đổ vàng đổ bạc cho thằng ngô con đĩ”. [4]
 
Có nhìn vào cái thực tế này thì mới nhận ra cái được của sư bác chùa Kênh qua sự tách bạch giữa cõi tu và đời sống thế tục. Ngán mâm cơm vỏn vẹn mấy món tương cà thì thẳng bước ra đời mà rượu thịt, miễn là có tiền. Bị danh lợi cám dỗ thì hãy dứt bỏ đường tu, không nấn ná chân ngoài chân trong. Nếu lập lờ hai mặt, nấp dưới màu áo cà sa để kinh doanh hay mưu đồ việc chính trị thì, với cái kho tàng để làm quỹ đen đó, sư bác sẽ kiến tạo nên một cánh vế hùng hậu đến nhường nào, và sẽ lũng đoạn đạo-đời đến bao nhiêu?

Và đó chính cái tình trạng “tu đạo” bát nháo, hỗ lốn bây giờ. Lúc Tô Hoài đi ăn mày chùa cũng là lúc mà cuôc vận động “Chấn hưng Phật giáo” sôi nổi nhưng hiện trạng này thì phải đòi hỏi một cuộc “đại chấn hưng”. Nhưng cuộc vận động thời đó, không chỉ là cho đạo mà còn cho cả đất nước khi, trong phong trào quốc gia đầu thế kỷ 20, song song với nỗ lực xây dựng một “căn cước Việt Nam” để chống Pháp, rất nhiều thức giả tìm đến Phật giáo như là một thứ “bản sắc dân tộc” để, từ đây, nếu chấn hưng được đạo pháp, cũng sẽ chấn hưng được “hồn dân tộc”.

Nhưng bây giờ thì, đạo pháp hay “hồn nước”, cũng đều chờ để được chấn hưng. Về đạo, cả thế kỷ đã trôi qua mà hầu như vẫn chưa đạt được mục tiêu xây dựng một giáo hội thống nhất, một chương trình đào tạo tăng tài nhất quán và một hệ thống kỷ luật phân minh với những tu sĩ phạm giới. Và đất nước cũng đâu khá hơn gì. Dân tộc vẫn chia rẽ, vẫn chưa chung vai dưới một mái nhà mà những đứa con tài năng thì bị loại thải, bị vùi dập trong khi những kẻ phạm giới, những tội đồ dân tộc, lại hiu hiu tự đắc trong ánh vinh quang.

Trong cái cảnh bát nháo đó thì, mới nhất, như la giọt nước tràn ly, là hành vi chỉ điểm, kêu gào nhà cầm quyền phải có biện pháp với một công dân đơn giản bởi đường tu tách bạch của người đó, như một hành giả khất thực dọc theo chiều dài của đất nước.
 
Tôi nghĩ đến Chí Phèo của Nam Cao, khi anh ta gầm lên “Ai cho tao làm người lương thiện” trước khi vung dao đâm chết Bá Kiến. Còn họ, với cái công văn bác tư cách của nhà tu khất thực, chẳng phải đã nghiến răng với bất cứ ai tu thân ngoài quỹ đạo của mình “Ai cho chúng mày thực hành lời Phật!”?
Tôi nghĩ đến “Xứ Mù” của Wells, cái xứ sở giả tưởng ở miền sơn cước Ecuador, nơi con cháu của những người đào thoát nền cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha từ nhiều thế kỷ trước sinh sống. Trải qua nhiều thế hệ, họ bị cô lập hoàn toàn với nhân loại sau một vụ phun núi lửa và, do một dịch bệnh, toàn bộ dân số đã bị mù, thế hệ này đến thế hệ khác, hoàn toàn không biết rằng con người còn có một giác quan thứ năm là thị giác.

Nhân vật chính lạc vào xứ sở này, đem lòng yêu một cô gái ở đây và quyết định chọn nơi này làm quê hương nhưng không thể nào hòa nhập, thậm chí còn suýt bị hành hình. Kể về quê hương mình, về cái thế giới đầy những hình ảnh lung linh sắc màu, anh ta bị người yêu cho là bất bình thường và, sau đó, cả xứ cho là mất trí, là điên khùng bởi họ không thể nào tin rằng đời này lại có những thứ như… ánh sáng, như màu sắc. Đáng sợ hơn, họ còn cho rằng phải chữa trị cho anh ta, phải móc hai con mắt ấy ra vì đó là cội nguồn của vấn đề và, đến nước này, nhân vật chính này phải gian nan tìm cách bỏ trốn bởi, dẫu bị mù, khứu giác và thính giác của cư dân xứ mù rất tinh, rất nhạy.

Xem ra, cung cách phản ứng của các chức sắc “giáo hội” của chúng ta cũng chẳng có gì khác lạ? Dân xứ mù khăng khăng rằng làm gì có những thứ như hình sắc còn họ thì hành xử như thể không hề tin được rằng, trên cõi trần này, lại có những bậc tu hành không hề vướng víu lợi danh?

Nhưng đạo cũng là một phần của đời và, người Việt hiện tại, cũng sống trong cái thời mà bất cứ ai dám bộc lộ rằng mình sáng mắt hơn, bày tỏ sự bức xức với hiện trạng tối tăm và bất bình thường của đất nước thì, nhất định, sẽ bị cô lập, sẽ phải đối phó với vòng vây của sự đánh hơi và rình mò để, nếu cần, sẽ có biện pháp để phải lòa theo.

Sống trong xứ mù mà đòi hỏi sự khai sáng thì sẽ bị cái thế lực ký sinh vào tình trạng tối tăm ấy loại trừ. Để tồn tại, và để “thành công” trong một xứ sở như thế, thì phải vờ vịt mù lòa, phải đóng kịch tăm tối theo, giống như Chế Lan Viên cái thời giả vờ ăn bánh vẽ. [5]
 
Và đó là nỗi đau, là điều khốn nạn của quê hương ta bởi khi con người không dám sáng mắt lên thì làm sao đất nước có thể nào thoát cảnh tăm tối?

Tài liệu tham khảo
Văn bản do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký ngày 16/5/2024: “ Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam".
  1. Tô Hoài (2020), Tự Truyện, NXB Kim Đồng, trang 278
  2. Tô Hoài, sđd, trang 279.
  3. Tô Hoài, sđd, trang 282-284.
  4.  
“Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...

( “Bánh Vẽ”, Chế Lan Viên, 8/1991) 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
7/12/202515:12:00
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
7/11/202509:36:00
“Thuật ngữ "gaslighting", mô tả một loại thao túng tâm lý. Nó làm cho những người bị nhắm đến trở nên mất phương hướng đến mức họ bắt đầu nghi ngờ bản thân, trở nên bối rối và đặt câu hỏi về nhận thức của chính mình ở thực tại. Các nhà tâm lý học cho biết khi hiện tượng “gaslighting” xảy đến, nạn nhân không chỉ bắt đầu phủ nhận sự thật mà còn bắt đầu chấp nhận thực tại sai lầm của kẻ đang thao túng họ.”
7/11/202500:00:00
Về mặt pháp lý, trở thành công dân Hoa Kỳ là một quy trình được định nghĩa rõ ràng qua giấy tờ, nơi sinh hoặc thủ tục nhập tịch. Nhưng trong sâu thẳm tâm trí của chính người dân nơi đây, có một “tiêu chuẩn” vô hình khác đang âm thầm tạo ra một ranh giới ngầm về việc ai mới thực sự được xem là “dân Mỹ đúng nghĩa.” Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã phơi bày một thực tế đáng suy ngẫm: một thành kiến phổ biến và mạnh mẽ đang gắn liền “chất Mỹ” với đặc điểm da trắng và việc nói tiếng Anh.
7/11/202500:00:00
Bất chấp những chỉ trích gay gắt và cảnh báo về gánh nặng nợ công khổng lồ, dự luật cải tổ thuế và ngân sách của Tổng thống Donald Trump vẫn được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua… chớp nhoáng. Điều này khiến nhiều không khỏi thắc mắc: Tại sao các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa lại thể hiện lòng trung thành gần như tuyệt đối với Trump, với số phiếu chống chỉ đếm trên đầu ngón tay?
7/10/202508:01:00
Đức Phật trả lời: “—Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” Và tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý... Như thế, thấy không một pháp nào là ta, là tôi, là của tôi, là của ta... thì là giải thoát. Tạm gọi là một cũng được, tạm gọi là vô lượng như biển cũng được. Như thế, không thấy có cái gì là ta hay người, thì lấy chỗ nào mà đau khổ nữa.
7/8/202510:22:00
Trong ngày Sinh nhật thứ 90 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, báo The Times of India ấn bản tiếng Anh ngày 6 tháng 7/2025 có bài do Ban biên tập viết, nhan đề “Dalai Lama turns 90: How is Zen Buddhism different from traditional and Tibetan Buddhism?” -- nghĩa là “Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 90 tuổi: Phật giáo Thiền tông khác với Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo truyền thống như thế nào?” -- đưa ra một giải thích cho các độc giả đọc Anh ngữ hiểu sơ lược về ba truyền thống Phật giáo này. Nơi đây, chúng ta dịch sang tiếng Việt bài viết kia, và sẽ góp thêm vài ý để làm sáng tỏ hơn về Thiền Tông.
7/5/202510:25:00
Đôi lời tâm sự của tác giả: Trong nửa thế kỷ vừa qua, chúng tôi đã đọc và viết về thời sự Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ghi nhận được các tin tức như hiện nay. Nhân dịp quốc lễ năm 2025 xin gửi đến quý độc giả thân hữu 3 bài lịch sử Mỹ để suy luận. 1) Bài về Lễ Độc lập Hoa Kỳ, 2) Cuộc nội chiến giải phóng nô lệ da đen và 3) Bài về Lễ Tạ Ơn oan khiên của dân da đỏ.
7/4/202521:34:00
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ. Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
7/4/202500:00:00
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam hiện nay, hai khái niệm “thế lực phản động” và “đối lập chính trị” thường được sử dụng với nội hàm và vai trò khác biệt. Bài viết này nhằm so sánh bản chất và nội dung giữa hai khái niệm này và đồng thời đề xuất một cách tiếp cận khác – hy vọng là sẽ phù hợp hơn với thực tiễn chính trị đang biến chuyển tích cực theo yêu cầu phát triển xã hội và đảm bảo ổn định bền vững của đất nước.
7/4/202500:00:00
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Những giá trị từng được xem là bất biến – như tự do học thuật, trao đổi tri thức và khoa học không biên giới – nay lại bị nghi ngờ và siết chặt, ngay cả ở các nền dân chủ hàng đầu. Tại Hoa Kỳ, kiểm soát đối với sinh viên và giới nghiên cứu ngày càng gắt gao. Nhiều tài năng trẻ đã chọn rời bỏ môi trường học thuật Mỹ, quay về Thượng Hải hoặc Bắc Kinh – một xu hướng ngược chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.