Hôm nay,  

Ngô Thế Vinh và câu chuyện của dòng sông Mekong

16/12/202310:50:00(Xem: 2322)

mekong-river-3_1693400938 

Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con…
(Trích ca khúc Cửu Long Giang của Phạm Duy).

 

Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì.
    Tôi bắt đầu viết bài này về nhà văn Ngô Thế Vinh bằng một bước lùi về quá khứ, để được nhớ về các bạn đã cùng tôi khởi đầu Nhóm Bạn Cửu Long và kể về cơ duyên với nhà văn Ngô Thế Vinh cho đến bây giờ. Vì mang cùng một tên hướng về cùng một mục đích nên Nhóm Bạn Cửu Long trong tác phẩm của anh Vinh cũng là bạn của chúng tôi.
    Lúc đó vào năm 1995, hai người trong Nhóm có tôi và TS Phạm Văn Hải đã trình bày tại một buổi tọa đàm “Nguy cơ cho sông Mekong” tại phòng sinh hoạt cộng đồng của tòa báo Người Việt. Đó là lần đầu tiên vấn nạn thủy điện Mekong được thảo luận công khai ở hải ngoại do Nhóm Bạn Cửu Long tổ chức. Khởi đầu là bài “Khai thác sông Mekong” của tôi trên số báo Thế  kỷ 21 tháng 12, 1995 đã báo động người Việt hải ngoại. Nhóm chúng tôi còn có thêm KS Nguyễn Hữu Chung (Canada) và TS Bình An Sơn (Úc) cùng nhau viết bài báo “Sông Mekong nhìn từ góc độ Việt Nam” cho người trong nước, và sau vài tháng thì bất ngờ thấy bài này được đăng trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 3 tháng 11, 1996.
 
ntv 1
ntv 2 Tạp chí Thế Kỷ 21 hải ngoại tháng 12/ 1995 và Tuổi Trẻ Chủ Nhật trong nước  3/11/1996 lần đầu tiên báo động về các đập thủy điện Trung Quốc trên Mekong.
[Nguồn: Tư liệu Phạm Phan Long].
 
Năm 1995, Trung Quốc đã xây xong đập đầu tiên Mạn Loan và bắt đầu hoạt động, họ có kế hoạch sẽ xây một chuỗi 14 đập thủy điện bậc thềm trên Vân Nam, (bây giờ họ đã xây xong 11 con đập). Sau buổi tọa đàm 1995, nhà báo Như Phong đã giới thiệu cho tôi được gặp nhà văn Ngô Thế Vinh và từ đó anh và tôi cùng nghiên cứu và tường trình về các công trình và tác hại thủy điện giáng xuống lưu vực. Tuy không ngăn cản được một con đập nào của Trung Quốc hay Lào, anh vẫn nghiêm túc lên tiếng trước tất cả các sự việc bất lợi cho ĐBSCL, phản đối sự yếu thế và bất lực của chính quyền Việt Nam, chỉ trích những động thái ngang ngược của Trung Quốc, Thái, Lào và Cam Bốt. Anh đã sưu tầm rất cặn kẽ lịch sử, văn minh, địa lý và viết ra những chương sách có giá trị học thuật nhưng thật kỳ thú.
    Là một bác sĩ và nhà văn, Ngô Thế Vinh mang trong mình một sứ mạng nặng nề, có những lúc nhận được những bản tin điên rồ nhất, như Việt Nam tham dự vào dự án thuỷ điện phụ lưu lớn nhất Se San-2 cùa Cam Bốt, rồi đầu tư vào dự án thuỷ điện dòng chính Luang Prabang của Lào, nối giáo cho giặc, cõng rắn cắn gà nhà. Đó là những động lực thôi thúc anh không thể im lặng vì đã xem con đường này là mệnh lệnh của trái tim, và anh đã thể hiện được bằng những công trình giá trị được công nhận bởi các giải thưởng văn học cao quý[1].
    TS Lê Anh Tuấn từ ĐH Cần Thơ, nhà khoa học biển đối khí hậu, là người đồng cảm nhất với suy tư của Ngô Thế Vinh đã nhân cách hóa ĐBSCL như sau:
    Cần phải xem cả hệ sinh thái vùng châu thổ Cửu Long như một cơ thể sống, trong đó dòng sông là các mạch máu nuôi các tế bào bên trong, đất đai là xương thịt hình hài tạo khung cho cơ thể, tính đa dạng sinh vật, phong phú cây trái, rừng ngập nước là diện mạo bên ngoài cơ thể và nền văn minh sông nước, tập quán, tâm linh chính là tâm hồn và tính cách của cơ thể sống này. Một cơ thể sống khỏe mạnh và xinh đẹp phải có đầy đủ các yếu tố hình thành nó. Bất cứ hành vi nào chặt đứt mạch máu của cơ thể sống, tương tự như cắt chặn dòng sông, sẽ tạo ra những đau đớn, tổn thương và bẻ gãy chuỗi lưu chuyển dinh dưỡng và sinh khí cho cơ thể.[2]
    Đứng trước thảm hoạ các loài di ngư sông Mekong sớm tuyệt chủng vì là loài di ngư nhiệt đới khi bị ngăn chặn tại các hồ chứa và chân đập, chúng không có khả năng phóng vượt lên các bậc thang cá để về nguồn đẻ trứng như loài di ngư Salmon ôn đới.  Hiện tượng này không chỉ với các đoàn di ngư mà cả với phù sa cũng bị tắc lối, dưới mắt nhà văn Ngô Thế Vinh, Mekong là một cơ thể bị “nghẽn mạch”.  Đồng lũ Biển Hồ và ĐBSCL vì các đập ngăn cắt, bị trữ nguồn nước nên đã rơi vào những trận hạn hán bất thường, Biển Hồ tuy vào mùa mưa hằng năm cũng bị co thắt dần, cùng lúc hơn nửa diện tích đồng lũ bị khô hạn, BS Ngô Thế Vinh chẩn đoán là Biển Hồ, như trái tim lưu vực[3], đang phải gánh chịu những “cơn đau thắt ngực[4] “ có thể sẽ ngừng đập.
    Từ năm 2006, Ngô Thế Vinh đã viết: “Với Cam Bốt, ai cũng biết rằng trái tim Biển Hồ chỉ còn đập khi con sông Tonle Sap còn duy trì được dòng chảy hai chiều theo mùa.  Chính tôi – Phạm Phan Long, khi viết thư gửi TT Obama[5][6] năm 2016 để nhấn mạnh sự quan trọng của Biển Hồ, chuẩn bị cho ông kiến thức về Mekong trước khi thăm viếng Việt Nam, tôi đã mượn văn phong của Ngô Thế Vinh để diễn tả tình trạng lưu vực.
    “Đến thăm Việt Nam, bạn sẽ chứng kiến thảm họa do tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và sự phát triển liều lĩnh hiện rõ. Sông Mekong là nơi sinh sống của 65 triệu người. Hồ Tonle Sap, khu dự trữ sinh quyển của hành tinh được UNESCO Liên hiệp quốc chỉ định là Khu Bảo Tồn Sinh Thái của thế giới và ở đó nhịp lũ kỳ diệu theo mùa rất quan trọng đối với chức năng của hệ sinh thái của dòng sông. Nhịp lũ giúp giảm lụt vào mùa mưa và bổ sung nguồn nước cho sông Mekong vào mùa khô. Vùng Châu thổ Tonle Sap của Cam Bốt và Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chết nếu không còn nhịp đập của.
    Không chỉ có tôi, năm 2019 nhà báo người Anh Tom Fawthrop viết trên tạp chí Diplomat và TS Brian Eyler viết trên NPR, cũng đều gọi Biển Hồ là The beating heart of the Mekong[7][8], trái tim đập nhịp của sông Mekong. Nhà văn Ngô Thế Vinh đã gởi được linh hồn Biển Hồ và Mekong vào tư tưởng của độc giả, vào ngòi bút các nhà báo và biên khảo của các nhà khoa học quốc tế.
    Bước vào chủ đề sông Mekong là một thách thức lớn cho trí tuệ, thật đúng như thế, vì không phải chỉ là dòng nước dài 4.800 km, lượng chảy 475 km3 hàng năm ra biển mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã phải vất vả theo dõi, mổ xẻ và khảo cứu, kể cả lăn lội vào những phạm trù khoa học chuyên môn cao nhất và mới nhất suốt gần 30 năm qua. Anh đã đưa độc giả theo bước chân anh lên thượng nguồn và lần xuống tận cửa biển để nắm bắt bối cảnh địa lý, rồi đưa chúng ta trở về thời Trung cổ Chân Lạp từ hơn 1500 năm trước cho đến hiện đại để chúng ta hiểu rõ bối cảnh lịch sử phần xác và nền văn minh phần hồn của các dân tộc lưu vực.
    Anh nhận thức ra có một điều gì cao quý rất cần nhưng thiếu vắng là nguyên nhân sâu xa gây chia rẽ lưu vực, anh đã đi tìm thấy gọi được tên là “Tinh thần Sông Mekong[9]” như một mẫu số chung; thiếu Tinh thần này, các dân tộc cùng lưu vực không thể xây dựng một nền Văn hoá Hoà bình / Culture of Peace và hợp tác để cùng phát triển. Thiếu Tinh thần này tất cả các điều khoản cao đẹp trong Hiệp định Mekong 1995 như bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nước chừng mực hợp lý, bảo vệ lưu lượng dòng chính, không gây thiệt hại, thông báo và thỏa hiệp, dù đã long trọng ký kết và liên tục tuyên truyền như các tôn chỉ, vậy mà cho đến nay Lào đã xây xong đập Xayaburi và Don Sahong, chuẩn bị xây thêm Pak Lay, Pak Beng, Luang  Prabang và Sanakham, tất cả tôn chỉ trên là những lời dối trá kịch tính với nhau các phe cùng biết rõ như thế. Khả năng Tinh thần Sông Mekong này được sáu nước tôn trọng và tuân thủ thật xa vời. Nhưng Ngô Thế Vinh vẫn xác tín với niềm hy vọng tinh thần này sẽ có ngày được cả lưu vực hưởng ứng và tôn trọng.
    Ngô Thế Vinh là nhà văn hải ngoại không có tác phẩm nào xuất bản trong nước sau 1975. Mặc dù sách của anh đã được một số nhà xuất bản trong nước đề nghị hợp tác nhưng đều không thành vì anh không chấp nhận một điều kiện kiểm duyệt hay chỉnh sửa chính trị nào. Tuy vậy, cụm từ “Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng” tựa đề tác phẩm đồ sộ hơn 600 trang và “Mekong Dòng sông nghẽn mạch” trên 300 trang của Ngô Thế Vinh lại không xa lạ với những người Việt trong nước tuy họ chưa có được sách của anh và không biết tác giả là ai.
    Nhà văn Ngô Thế Vinh đã cống hiến cho chúng ta những tác phẩm văn học nổi tiếng bên cạnh những công trình khảo cứu văn hóa môi sinh lịch sử đồ sộ, và anh đã gieo hạt giống “Tinh thần Sông Mekong” như một lý tưởng cao đẹp cho 65 triệu người chung sống bên dòng sông hùng vĩ thứ 11 của thế giới.

 

Phạm Phan Long, P.E.

Mission Viejo, CA

November 14, 2023



[1] http://vanviet.info/so-dac-biet/giai-van-viet-lan-thu-ii-cho-nh-van-ng-the-vinh/

[2] https://baotainguyenmoitruong.vn/ket-noi-mach-nguon-cuu-long-348846.html

[3] http://vietecology.org/article/article/57

[4] http://vietecology.org/article/article/122

[5] https://www.change.org/p/barack-obama-call-on-president-obama-to-help-mekong-people-save-the-mekong-climate-change-development

[6] http://vietecology.org/article/article/144

[7] https://www.stimson.org/2019/brian-eyler-cited-article-about-severe-fish-shortage-tonle-sap-lake/

[8] https://thediplomat.com/2019/08/something-is-very-wrong-on-the-mekong-river/

[9] http://vietecology.org/article/article/1333

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.