Hôm nay,  

Cảm nghĩ tổng quan về mục tiêu sinh hoạt phổ thông giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại

10/12/202308:50:00(Xem: 1409)
to-dinh-pghh-1

Đa phần các tôn giáo muốn được phát triển mạnh để tồn tại với thời gian. Điều kiện ắt phải có là sự mở rộng việc truyền bá giáo pháp bằng mọi hình thức, với mục đích mang đến cho mọi tầng lớp xã hội nhận thức đúng đắn về chánh pháp để hướng đến giác ngộ. Vì vậy sứ mạng của phổ thông giáo lý cho Đạo rất cần thiết và khẩn cấp.
    – Một Tôn giáo lớn không thể nào thiếu vắng sự truyền bá giáo lý.
    – Nói lên tiếng nói Chánh Đạo trung thực nhất của một Tôn giáo.
    – Biểu hiện Sức mạnh Kết hợp, Tập trung, Chính thức của Tôn giáo.
    – Biểu hiện tinh thần tích cực và trường tồn, vượt mọi khó khăn thử thách.
    – Biểu hiện sự Quan Tâm đến Đạo của mình, không lơ là bê trễ, không nản chỉ, không làm ngơ.
    Một cơ quan truyền đạo quyết phải có một Tập San và các Sách Đạo, hoặc Tổ chức những lớp Giáo lý hướng dẫn cán bộ có vốn liếng kinh pháp hầu tạo sự vững vàng cho Đạo nhà; Đạo tồn tại là do Pháp, Pháp tồn tại trên thực tế là nhờ Kinh Sách phổ biến. Tập San, Tạp chí, Sách Đạo là gạch nối truyền tải Đạo đến các người tu, và tồn trữ được Pháp từ trong đó. Không có Tạp chí, Tập San, không có Sách Đạo, không có những buổi sinh hoạt Giáo lý, hoặc phổ thông Giáo lý, ắt Đạo sẽ dần dần mai một.
    Ngoài ra còn phải tạo thêm  nhiều  Website PGHH như đã thấy của tín đồ PGHH  đã từng xuất hiện thời gian dài và bất cứ tài liệu hay hình ảnh của PGHH từ trước tới nay, mọi người có thể tìm thấy dễ dàng trên những Website nầy.
    Người tu thiếu sự hướng dẫn về Chánh Đạo, sẽ đi dần vào tà đạo. Thế nên, không có một cơ quan truyền đạo nào lại không có Tập San và Sách Đạo. Tạp Chí, Tập san, Sách Đạo sẽ tồn tại lâu dài, vì chứa đựng nhiều tài liệu và tư tưởng liên quan đến Đạo. Sau này các thế hệ mai hậu muốn tìm về Đạo, học hỏi hay nghiên cứu có thể lục lọi các Tập san, Tạp chí , sách Đạo và cũng dựa vào những video mà các tín đồ PGHH đã ân cần học hỏi để truyền đạt lại tư tưởng siêu mầu của Đức Thầy, Ngài đã bỏ công hoằng hóa chánh pháp mà chúng ta là những tín đồ của Ngài quyết chí phải vâng theo Thánh ý của Ngài:
Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Để đưa nhân loại vào vòng hạnh phúc.

Hay là:

Chớ chia rẽ phải đồng tâm lực,
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương.

Từ lâu nay, về hình thức PGHH trong nước cũng có tổ chức những chương trình thuyết giảng giáo lý tương đối vững mạnh, với tính cách tinh tấn, trang nghiêm. Nhưng đã không thoát khỏi bởi những qui luật kiểm soát qui mô mà mọi tín đồ  phải vào một khuôn phép chẳng đặng đừng.
    Là tín đồ của tập thể PGHH hải ngoại, may mắn có sự tự do và nhiều phương tiện hoạt động hơn các đồng đạo trong nước; việc sinh hoạt cần tăng tiến cho thấy tinh thần tích cực để nêu cao tấm gương tu học theo đúng giáo lý của Đức Thầy truyền dạy, tạo sự tin tưởng, làm điểm tựa cho tập thể PGHH trong ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, ngoài tình hình suy thoái chung của thế giới, PGHH trong nước đang đối đầu với sự đánh phá tinh thần của thế lực tôn giáo, có sự chống lưng rõ rệt của nhà cầm quyền qua nhiều vụ án liên tục về các am tự, các  cơ sở tu hành của cư sĩ  PGHH và mới đây nhà nước Việt Nam lại thực hiện phân hóa  loại bỏ nguồn gốc của đạo PGHH. kế hoạch nầy đã được họ có mưa đồ ngay từ những ngày đầu cưỡng chiếm được Miền Nam bằng chứng là làng Hòa Hảo nơi mà Đức Giáo Chủ Đản SanhKhai Đạo đã không còn trên bản đồ Việt Nam rất là rõ rệt.  Người trong nước đang âm thầm chịu đau khổ. Người hải ngoại không thể đi lùi, mà ngược lại phải tiến tới vững vàng hơn.

Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén.
Tằm sức nhỏ còn làm lên kén,
Người không lo có thẹn hay chăng?

Thế giới càng ngày càng văn minh tiến bộ vượt bực, người Đạo đua nhau để tìm hiểu và lãnh hội hiểu biết về đời sống tâm linh. Việc hoằng pháp lợi sinh là mục tiêu phát triển giáo lý, giúp nhân quần xã hội vững tin mà tiến bước trên đường giác ngộ...Chính vì vậy mà sự nghiệp hoằng pháp phải luôn luôn bền vững, tiến bước không ngừng đến mọi tầng lớp trong xã hội và cũng  để giáo lý nhiệm mầu của Thầy Tổ được qui tụ đông đảo thực hành, bay xa trên mọi nẻo đường khắp năm châu bốn biển bằng nhiều hình thức phù hợp trong thời đại mới nầy; với những phương tiện tinh xảo hiện đại, việc phổ thông giáo lý cũng sẽ dễ dàng đến với tất cả  đồng đạo trên thế giới qua video, mạng lưới điện toán toàn cầu, google mà chúng ta có thể sử dụng ngay trên chiếc phone tay của chúng ta. Mỗi người một bàn tay để bù đắp phần nào về sự hy sinh cao cả của Đức Thầy, đã vì sanh chúng mà gánh chịu mọi tai nạn.

    Ngoài ra với căn cơ và trình độ giác ngộ của chúng sanh trong thời Mạt Pháp cũng còn hạn hẹp, chúng  ta cũng cần vai trò của âm nhạc là nguồn dược phẩm xoa dịu tinh thần lạc lỏng không phương hướng của chính cuộc đời trong khổ đau bế tắc; họ giải khuây bằng những ca từ mượt mà, niệm pháp niệm tăng; những tiếng hát thấm đẫm triết lý của nhà Phật, làm họ thích thú qua cuộc đời ngắn trên sân khấu mà kết quả vẫn là sự trả vay luân hồi của kiếp nhân sinh; từ đó họ sẽ  tìm thấy được con đường Chân Thiện Mỹ của cuộc đời  mà nghệ thuật âm nhạc, cải lương là một trong những cách truyền giáo hữu hiệu nhất. Quả thực như vậy, mọi người hẳn cũng nhận biết ngay trên những tôn giáo phát triển rất mạnh, phần lớn là sau những khó khăn trong cuộc sống, các tín hữu họ lại tìm lại sự an bình cho tâm hồn, qua những cung điệu trầm bổng  âm nhạc cùng những bát cơm chay thanh đạm ngon miệng, bớt nghiệp sát sanh, đã ít nhiều tạo cho họ những giây phút thoải mái  dịu êm, quên đi đời sống tất bật bên ngoài...Tất cả họ đều là những người có học thức cao có một cái nhìn thoáng về giáo lý của PGHH, họ đến quy y và cho biết: “Đạo PGHH là nền đạo canh tân giáo điều,quy nguyên chánh pháp vô vi của Phật Thích Ca dễ hành dễ hiểu dễ đưa nhân sinh đến bến bờ giác ngạn giải thoát”.
    Là tín đồ PGHH cũng cần thấy sự quan hệ chặt chẽ của sự hoằng pháp và phổ thông giáo lý đã được hình thành ngay từ lúc Đức Giáo Chủ còn tại thế, việc phổ thông giáo lý và quá trình hoằng pháp đã trở nên đa dạng và sáng tạo mà chúng ta cần đẩy mạnh trong bổn phận và sứ mệnh của tín đồ PGHH, mang thông điệp, một niềm tin theo lời dạy của Ngài:

Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh
Công Đức Phật từ bi vô lượng.


Sau cuộc di tản lớn nhất của Miền Nam Việt Nam, chúng ta đã có mặt hầu hết  trên toàn thế giới, gần 50 năm trôi qua, chúng ta lưu vong, và ngôn ngữ hiện tại chúng ta là Anh ngữ... Nếu hàng tín đồ sùng kính Đức Thầy, tôn vinh Ngài như bậc Cổ Phật lâm phàm thì  Giáo lý siêu mầu của Ngài để lại; phải được tín đồ của Ngài tìm mọi cách để chuyển tải đến người nước ngoài hoặc cho con cháu người Việt đang sinh sống nơi hải ngoại được hiểu biết? Quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ phải được chuyển dịch bằng  bằng song ngữ hay anh ngữ để phổ truyền đến mọi nơi trên thế giới. Chúng ta cũng cần nhớ  lời dạy của Ngài trong bài Diệu pháp Quang minh: “Tùy phong hóa dân sanh phù hạp”. Và trước đây cũng trong một lần sinh hoạt với tín đồ của Ngài tại Sài Gòn. Đức Thầy đã nhấn mạnh, lập lại câu châm ngôn bao hàm ý nghĩa: Nhật nhật tân, hựu nhật tân. Có nghĩa là Thầy dạy mỗi ngày phải cải cách mỗi mới. Một bí quyết canh tân sáng tạo đổi mới, tạo nguồn cảm hứng với cái mới là điều kiện tất yếu để tồn tại. Để chi? Để phù hợp thích nghi với trình độ căn cơ của chúng sanh thời hiện đại với mục đích:

Chấn hưng Phật giáo học đường,
Dưới trên hòa thuận chọn đường quy nguyên.

Trở lại vấn đề Dịch thuật, cư sĩ Nguyên Giác cũng có nói: “Phiên dịch kinh Phật là một cơ duyên hạnh phúc ngàn đời, không chỉ cho riêng những người dịch kinh không, mà cho cả những dân tộc khác sẽ được đọc lời của Đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của minh  mà cả cho những dân tộc sẽ được đọc lời Đức Phật Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao, thơ kệ, kịch nghệ, cải lương... Vì ngôn ngữ là cửa vào tư tưởng. Do vậy, đó là những công trình xứng đáng được tán thán và hỗ trợ”.
    Tín đồ PGHH là những người được vạn hạnh sống ở một đất nước cờ hoa, nhờ vào ân Đồng Bào Nhân Loại mà được thừa hưởng những phúc lợi toàn hảo của đất nước nầy đã ban cho, không lo cái ăn cái mặc; hẳn còn nhớ, những ngày đầu hiện diện trên xứ sở nầy, từ tuổi thơ mà bây giờ tuổi đang vào chiều rồi, hoàng hôn sẽ qua đi rất nhanh để nhường lại một màng đêm, rồi bình minh lại tỏa sáng cho một ngày mới, quí vị lại một lần cám ơn Ân trên vì vô thường chưa ghé lại; cứ như thế rồi lặng lẽ theo chuỗi của thời gian, chợt tỉnh ra thì chúng ta chưa làm được gì cho Thầy Tổ. 
    Do vậy, việc phổ truyền chánh pháp của Đức Thầy qua Anh Ngữ cũng cần cấp bách, không thể chần chờ một phút giây nào, vì các vị cha chú, Cao đồ PGHH hiện giờ, những ai trẻ nhất ngày xưa thì bây giờ cũng đã ngoài tám mươi, chín mươi rồi, quý vị cần phải có trách nhiệm, bổn phận với Thầy Tổ và cho thế hệ trẻ sanh ra và lớn lên ở xứ sở nầy và nhất là phải luôn ghi nhớ lời dạy của  Đức Giáo Chủ:
 
Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo,
Nhà Phật con Tiên hé miệng cười.


Nam Mô A Di Đà Phật.

– Lê Yến Dung
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
Nhiều người bi quan nghĩ rằng sau khi mình qua đời không có ai nghĩ đến mình, mình còn sống chưa chắc có người nghĩ đến mình, khi mình đau khổ, khi mình sắp chết gọi điện thoại có ai bắt máy? Đó là thái độ của người bi quan. Hãy nghĩ có người thương mình, khi mình lâm nguy, mình gọi điện thoại có người nghe máy, khi mình bệnh có người đưa mình đến bác sĩ và trên đời này mình không cô đơn.
Tại Hội Quán Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Nam California tọa lạc tại số 2114 W Mac. Fadden Ave. vào lúc 10 giờ sáng chủ nhật ngày 23 tháng 3 năm 2025, rất đông Quan Khách, Nhân Sĩ, một số cơ quan truyền thông cùng các đồng đạo và gia đình tham dự lễ kỷ niệm 78 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
Nhật Bản là một nước Phật giáo, mà cách đây một thời gian theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, những người theo Phật giáo chiếm đại đa số và đúng theo lịch sử truyền bá và phát triển, Phật giáo đến nước nào thì mang sắc thái văn hóa của nước đó. Cho nên, Phật giáo khi vào Nhật Bản cũng mang một số sắc thái riêng. Nay có tác phẩm Bồ-tát Quan Âm - Tín Ngưỡng & 50 Tượng Tuyến ở Nhật Bản của nhà nghiên cứu Bùi Chí Trung, người đã sống và làm việc lâu năm tại quốc gia này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quý báu về những nét rất riêng của Phật giáo Nhật Bản...
Xuân đã đến và xuân sắp đi qua. Lòng buồn vời vợi theo tiếng chim kêu. Nắng ấm đôi ngày rồi lại có mưa phùn. Hàng cây trước sân tuôn những đợt hoa trắng, bàng bạc rơi theo gió, như mưa tuyết. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ những người bạn hiền một thời chia sẻ bao kỷ niệm buồn-vui bên cữ trà hôm-sớm.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.