Hôm nay,  

Cảm nghĩ tổng quan về mục tiêu sinh hoạt phổ thông giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại

10/12/202308:50:00(Xem: 819)
to-dinh-pghh-1

Đa phần các tôn giáo muốn được phát triển mạnh để tồn tại với thời gian. Điều kiện ắt phải có là sự mở rộng việc truyền bá giáo pháp bằng mọi hình thức, với mục đích mang đến cho mọi tầng lớp xã hội nhận thức đúng đắn về chánh pháp để hướng đến giác ngộ. Vì vậy sứ mạng của phổ thông giáo lý cho Đạo rất cần thiết và khẩn cấp.
    – Một Tôn giáo lớn không thể nào thiếu vắng sự truyền bá giáo lý.
    – Nói lên tiếng nói Chánh Đạo trung thực nhất của một Tôn giáo.
    – Biểu hiện Sức mạnh Kết hợp, Tập trung, Chính thức của Tôn giáo.
    – Biểu hiện tinh thần tích cực và trường tồn, vượt mọi khó khăn thử thách.
    – Biểu hiện sự Quan Tâm đến Đạo của mình, không lơ là bê trễ, không nản chỉ, không làm ngơ.
    Một cơ quan truyền đạo quyết phải có một Tập San và các Sách Đạo, hoặc Tổ chức những lớp Giáo lý hướng dẫn cán bộ có vốn liếng kinh pháp hầu tạo sự vững vàng cho Đạo nhà; Đạo tồn tại là do Pháp, Pháp tồn tại trên thực tế là nhờ Kinh Sách phổ biến. Tập San, Tạp chí, Sách Đạo là gạch nối truyền tải Đạo đến các người tu, và tồn trữ được Pháp từ trong đó. Không có Tạp chí, Tập San, không có Sách Đạo, không có những buổi sinh hoạt Giáo lý, hoặc phổ thông Giáo lý, ắt Đạo sẽ dần dần mai một.
    Ngoài ra còn phải tạo thêm  nhiều  Website PGHH như đã thấy của tín đồ PGHH  đã từng xuất hiện thời gian dài và bất cứ tài liệu hay hình ảnh của PGHH từ trước tới nay, mọi người có thể tìm thấy dễ dàng trên những Website nầy.
    Người tu thiếu sự hướng dẫn về Chánh Đạo, sẽ đi dần vào tà đạo. Thế nên, không có một cơ quan truyền đạo nào lại không có Tập San và Sách Đạo. Tạp Chí, Tập san, Sách Đạo sẽ tồn tại lâu dài, vì chứa đựng nhiều tài liệu và tư tưởng liên quan đến Đạo. Sau này các thế hệ mai hậu muốn tìm về Đạo, học hỏi hay nghiên cứu có thể lục lọi các Tập san, Tạp chí , sách Đạo và cũng dựa vào những video mà các tín đồ PGHH đã ân cần học hỏi để truyền đạt lại tư tưởng siêu mầu của Đức Thầy, Ngài đã bỏ công hoằng hóa chánh pháp mà chúng ta là những tín đồ của Ngài quyết chí phải vâng theo Thánh ý của Ngài:
Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Để đưa nhân loại vào vòng hạnh phúc.

Hay là:

Chớ chia rẽ phải đồng tâm lực,
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương.

Từ lâu nay, về hình thức PGHH trong nước cũng có tổ chức những chương trình thuyết giảng giáo lý tương đối vững mạnh, với tính cách tinh tấn, trang nghiêm. Nhưng đã không thoát khỏi bởi những qui luật kiểm soát qui mô mà mọi tín đồ  phải vào một khuôn phép chẳng đặng đừng.
    Là tín đồ của tập thể PGHH hải ngoại, may mắn có sự tự do và nhiều phương tiện hoạt động hơn các đồng đạo trong nước; việc sinh hoạt cần tăng tiến cho thấy tinh thần tích cực để nêu cao tấm gương tu học theo đúng giáo lý của Đức Thầy truyền dạy, tạo sự tin tưởng, làm điểm tựa cho tập thể PGHH trong ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, ngoài tình hình suy thoái chung của thế giới, PGHH trong nước đang đối đầu với sự đánh phá tinh thần của thế lực tôn giáo, có sự chống lưng rõ rệt của nhà cầm quyền qua nhiều vụ án liên tục về các am tự, các  cơ sở tu hành của cư sĩ  PGHH và mới đây nhà nước Việt Nam lại thực hiện phân hóa  loại bỏ nguồn gốc của đạo PGHH. kế hoạch nầy đã được họ có mưa đồ ngay từ những ngày đầu cưỡng chiếm được Miền Nam bằng chứng là làng Hòa Hảo nơi mà Đức Giáo Chủ Đản SanhKhai Đạo đã không còn trên bản đồ Việt Nam rất là rõ rệt.  Người trong nước đang âm thầm chịu đau khổ. Người hải ngoại không thể đi lùi, mà ngược lại phải tiến tới vững vàng hơn.

Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén.
Tằm sức nhỏ còn làm lên kén,
Người không lo có thẹn hay chăng?

Thế giới càng ngày càng văn minh tiến bộ vượt bực, người Đạo đua nhau để tìm hiểu và lãnh hội hiểu biết về đời sống tâm linh. Việc hoằng pháp lợi sinh là mục tiêu phát triển giáo lý, giúp nhân quần xã hội vững tin mà tiến bước trên đường giác ngộ...Chính vì vậy mà sự nghiệp hoằng pháp phải luôn luôn bền vững, tiến bước không ngừng đến mọi tầng lớp trong xã hội và cũng  để giáo lý nhiệm mầu của Thầy Tổ được qui tụ đông đảo thực hành, bay xa trên mọi nẻo đường khắp năm châu bốn biển bằng nhiều hình thức phù hợp trong thời đại mới nầy; với những phương tiện tinh xảo hiện đại, việc phổ thông giáo lý cũng sẽ dễ dàng đến với tất cả  đồng đạo trên thế giới qua video, mạng lưới điện toán toàn cầu, google mà chúng ta có thể sử dụng ngay trên chiếc phone tay của chúng ta. Mỗi người một bàn tay để bù đắp phần nào về sự hy sinh cao cả của Đức Thầy, đã vì sanh chúng mà gánh chịu mọi tai nạn.

    Ngoài ra với căn cơ và trình độ giác ngộ của chúng sanh trong thời Mạt Pháp cũng còn hạn hẹp, chúng  ta cũng cần vai trò của âm nhạc là nguồn dược phẩm xoa dịu tinh thần lạc lỏng không phương hướng của chính cuộc đời trong khổ đau bế tắc; họ giải khuây bằng những ca từ mượt mà, niệm pháp niệm tăng; những tiếng hát thấm đẫm triết lý của nhà Phật, làm họ thích thú qua cuộc đời ngắn trên sân khấu mà kết quả vẫn là sự trả vay luân hồi của kiếp nhân sinh; từ đó họ sẽ  tìm thấy được con đường Chân Thiện Mỹ của cuộc đời  mà nghệ thuật âm nhạc, cải lương là một trong những cách truyền giáo hữu hiệu nhất. Quả thực như vậy, mọi người hẳn cũng nhận biết ngay trên những tôn giáo phát triển rất mạnh, phần lớn là sau những khó khăn trong cuộc sống, các tín hữu họ lại tìm lại sự an bình cho tâm hồn, qua những cung điệu trầm bổng  âm nhạc cùng những bát cơm chay thanh đạm ngon miệng, bớt nghiệp sát sanh, đã ít nhiều tạo cho họ những giây phút thoải mái  dịu êm, quên đi đời sống tất bật bên ngoài...Tất cả họ đều là những người có học thức cao có một cái nhìn thoáng về giáo lý của PGHH, họ đến quy y và cho biết: “Đạo PGHH là nền đạo canh tân giáo điều,quy nguyên chánh pháp vô vi của Phật Thích Ca dễ hành dễ hiểu dễ đưa nhân sinh đến bến bờ giác ngạn giải thoát”.
    Là tín đồ PGHH cũng cần thấy sự quan hệ chặt chẽ của sự hoằng pháp và phổ thông giáo lý đã được hình thành ngay từ lúc Đức Giáo Chủ còn tại thế, việc phổ thông giáo lý và quá trình hoằng pháp đã trở nên đa dạng và sáng tạo mà chúng ta cần đẩy mạnh trong bổn phận và sứ mệnh của tín đồ PGHH, mang thông điệp, một niềm tin theo lời dạy của Ngài:

Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh
Công Đức Phật từ bi vô lượng.


Sau cuộc di tản lớn nhất của Miền Nam Việt Nam, chúng ta đã có mặt hầu hết  trên toàn thế giới, gần 50 năm trôi qua, chúng ta lưu vong, và ngôn ngữ hiện tại chúng ta là Anh ngữ... Nếu hàng tín đồ sùng kính Đức Thầy, tôn vinh Ngài như bậc Cổ Phật lâm phàm thì  Giáo lý siêu mầu của Ngài để lại; phải được tín đồ của Ngài tìm mọi cách để chuyển tải đến người nước ngoài hoặc cho con cháu người Việt đang sinh sống nơi hải ngoại được hiểu biết? Quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ phải được chuyển dịch bằng  bằng song ngữ hay anh ngữ để phổ truyền đến mọi nơi trên thế giới. Chúng ta cũng cần nhớ  lời dạy của Ngài trong bài Diệu pháp Quang minh: “Tùy phong hóa dân sanh phù hạp”. Và trước đây cũng trong một lần sinh hoạt với tín đồ của Ngài tại Sài Gòn. Đức Thầy đã nhấn mạnh, lập lại câu châm ngôn bao hàm ý nghĩa: Nhật nhật tân, hựu nhật tân. Có nghĩa là Thầy dạy mỗi ngày phải cải cách mỗi mới. Một bí quyết canh tân sáng tạo đổi mới, tạo nguồn cảm hứng với cái mới là điều kiện tất yếu để tồn tại. Để chi? Để phù hợp thích nghi với trình độ căn cơ của chúng sanh thời hiện đại với mục đích:

Chấn hưng Phật giáo học đường,
Dưới trên hòa thuận chọn đường quy nguyên.

Trở lại vấn đề Dịch thuật, cư sĩ Nguyên Giác cũng có nói: “Phiên dịch kinh Phật là một cơ duyên hạnh phúc ngàn đời, không chỉ cho riêng những người dịch kinh không, mà cho cả những dân tộc khác sẽ được đọc lời của Đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của minh  mà cả cho những dân tộc sẽ được đọc lời Đức Phật Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao, thơ kệ, kịch nghệ, cải lương... Vì ngôn ngữ là cửa vào tư tưởng. Do vậy, đó là những công trình xứng đáng được tán thán và hỗ trợ”.
    Tín đồ PGHH là những người được vạn hạnh sống ở một đất nước cờ hoa, nhờ vào ân Đồng Bào Nhân Loại mà được thừa hưởng những phúc lợi toàn hảo của đất nước nầy đã ban cho, không lo cái ăn cái mặc; hẳn còn nhớ, những ngày đầu hiện diện trên xứ sở nầy, từ tuổi thơ mà bây giờ tuổi đang vào chiều rồi, hoàng hôn sẽ qua đi rất nhanh để nhường lại một màng đêm, rồi bình minh lại tỏa sáng cho một ngày mới, quí vị lại một lần cám ơn Ân trên vì vô thường chưa ghé lại; cứ như thế rồi lặng lẽ theo chuỗi của thời gian, chợt tỉnh ra thì chúng ta chưa làm được gì cho Thầy Tổ. 
    Do vậy, việc phổ truyền chánh pháp của Đức Thầy qua Anh Ngữ cũng cần cấp bách, không thể chần chờ một phút giây nào, vì các vị cha chú, Cao đồ PGHH hiện giờ, những ai trẻ nhất ngày xưa thì bây giờ cũng đã ngoài tám mươi, chín mươi rồi, quý vị cần phải có trách nhiệm, bổn phận với Thầy Tổ và cho thế hệ trẻ sanh ra và lớn lên ở xứ sở nầy và nhất là phải luôn ghi nhớ lời dạy của  Đức Giáo Chủ:
 
Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo,
Nhà Phật con Tiên hé miệng cười.


Nam Mô A Di Đà Phật.

– Lê Yến Dung
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California trang trọng tổ chức Đại lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhựt ngày 07 tháng 01 năm 2024, nhằm ngày 26 tháng 11 năm Quý Mão tại Hội quán PGHH số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704.
Tại Chánh Điện Chùa Kiều Đàm Địa chỉ: 1129 South Newhope Street, Santa Ana, CA 92704 do Ni Sư Thích Nữ Nguyên Bổn làm Viện Chủ, vào lúc 10 giờ sáng Thứ Hai ngày 1 tháng 1 năm 2024, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ Khánh Thọ lần Thứ 97 Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK)
Tổ Đình Chùa Huệ Quang do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn khai sơn, viện chủ đã long trọng tổ chức Lễ Hiệp Kỵ, Tưởng Niệm Ân Sư, và lễ lạc thành khai trương Thiền Đường Huệ Quang. Theo thông lệ, hằng năm vào ngày 25 tháng 12, (ngày lễ Giáng Sinh) Tổ Đình Chùa Huệ Quang đều long trọng tổ chức Lễ Hiệp Kỵ, được coi như ngày Giỗ Tổ của chùa Huệ Quang để tưởng niệm công đức cao dầy của chư vị Tổ Sư, Ân Sư và những người đã có công xây dựng chùa Huệ Quang, đặc biệt cũng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho cố Viện Phó Thích Thiện Chí và song thân của Hòa Thượng Viện Chủ được vãng sanh về miền Cực Lạc.
Tại nhà thờ Giáo xứ Saint Barbara, 730 S. Euclid St, Santa Ana, CA 92704 đã tổ chức Lễ Vọng Giáng Sinh vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật 24 tháng 12 năm 2023 với sự tham dự của gần hai ngàn giáo dân. Trước thánh lễ, ca đoàn thiếu nhi mang tên “Ca đoàn Chúa Hài Đồng” hát một số bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng. Sau đó, Linh mục Joseph Trịnh Ngọc Danh (Phó xứ) Chủ tế, linh mục Paul Vũ Duy Hòa (Phó xứ) và cha khách Hoàng Cao Thăng rước tượng Chúa Hài Đồng lên cung thánh cử hành thánh lễ.
Đối với nhiều người Thái Lan, Chalermchai Kositpipat là họa sĩ đương đại lớn nhất của nền mỹ thuật Phật Giáo Thái Lan. Những nét vẽ và kiến trúc của ông vừa mang chất thần thoại truyền thống, vừa đậm chất kỹ thuật tân kỳ của thế kỷ 20 và 21 – vừa dịu dàng, thơ mộng, như thật như mơ, nhưng là những bước đi đầy các khám phá mới trên vùng đất tiền nhân chưa khai thác hết, nổi tiếng với việc sử dụng hình ảnh Phật giáo, và các họa phẩm của Chalermchai đã nhiều lần triển lãm trên toàn thế giới. Chalermchai Kositpipat sinh ngày 15/2/1955. Thân phụ ông là một người Trung Quốc nhập cư từ Quảng Đông trong khi mẹ anh là người Thái gốc Hoa. Kositpipat theo học tại Đại học Mỹ thuật Silpakorn, tốt nghiệp Cử nhân Mỹ thuật chuyên ngành nghệ thuật Thái Lan năm 1977.
Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam vào sáng thứ Bảy ngày 02 tháng 12 năm 2023, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ Tổ Chức Buổi Tạ Ơn .(Thanksgiving) Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới. Buổi Tạ Ơn và Cầu Nguyện được chuẩn bị rất chu đáo, hai cô Võ Hồng Hoa (Cao Đài giáo) và Thanh Ngọc Nguyễn (Công Giáo) phụ trách đón tiếp phái đoàn các tôn giáo và quan khách. Ông Nguyễn Khanh, Phụ Tá Tổng Thư Ký kiêm Ủy Viên Giao Tế của HĐLT cùng anh Ngọc Chiệu đảm nhiệm việc điều hợp chương trình.
Tại Tu Viện Đại Bi số 13852 Newland ST; Thành Phố Garden Grove, Nam California vào lúc 4 gio 30 chiều Thứ Bảy ngày 2 tháng 12 năm 2023, Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức lễ tưởng niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoàng Pháp GHPGVNTN.
Trước chánh điện Chùa Bảo Quang vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 2 tháng 12 năm 2023, một buổi lễ giới thiệu Tân Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị và Trụ Trì Chùa Bảo Quang đã được long trọng tổ chức với sự tham dự chứng minh của hàng trăm chư tôn đức Tăng Ni và đồng hương Phật tử, một số các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Tại chánh điện chùa Bát Nhã, văn phòng thường trực Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (HĐĐHGHPGVNTNHK) do Hòa Thượng Thích Nguyên Trí Phó Chủ Tịch Nội Vụ HĐĐHGHPGVNTNHK , Viện Chủ Chùa Bát Nhã tọa lạc số 4714 W 1St Santa Ana, Nam California đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại chùa Phật Ân, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam vào lúc 16 giờ ngày 24 tháng 11 năm 2023.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.