Hôm nay,  

Âm Dương khó giải

31/10/202314:28:00(Xem: 2201)
Halloween, truyện...

sad man

Tôi lớn lên từ khu xóm gần hồ Tịnh Tâm. Trong xóm tôi ở toàn các ông Giáo, ông Trợ, ông Phán, ông Nghè, ông Thông được ghép tên thật phía sau, và người ta thường gọi như thầy Trợ Hiếu, bác Phán Quỳnh, v.v... Tôi xin kể về gia đình bà Thông Hợp và gia đình thầy Giáo Mạnh.
 
Chuyện thứ nhất
 
Cách đây hơn 50 năm về trước, nhà tôi ở đối diện với khu biệt thự kín cổng cao tường, có cây vú sữa rậm rạp um tùm phủ ngay cổng vào. Bà Thông Hợp phân chia rất nhiều ngôi nhà trong khuôn viên, dành cho các con lập gia đình sinh sống. Người con trai trưởng tên Hùng có vợ bốn con ở căn nhà cao, cửa sổ nhìn qua nhà tôi. Trông anh ốm yếu, nước da xanh mét, trên người luôn có vết bầm tím. Anh ít tiếp xúc với ai. Trước anh có đi dạy tiểu học nhưng sau bệnh hoạn triền miên nên ở nhà, vợ anh làm y tá.
    Mỗi đêm thỉnh thoảng vọng qua nhà tôi tiếng anh Hùng “tao cũng sẽ giết mi’, rồi nghe có tiếng như ai đấm đá nhau. Sáng ra người ta để ý mặt mày anh sưng vù, tình trạng như vậy hoài nên ai cũng quen mắt nghĩ anh bị bệnh tâm thần. Một lần mẹ tôi sai đem qua chị vợ chai nước mắm, đi ngang phòng giữa tôi thấy anh ngồi nói một mình. Tôi tò mò hỏi, “Không có ai sao anh nói chuyện vậy?” Chị buồn rầu, “Tối ngày cứ vậy hoài đó, bệnh chẳng thuyên giảm tý mô, chị mệt mỏi lắm”.
    Thế rồi mùa học thi gạo bài, hồi đó các anh lớn rủ nhau học dưới cột đèn ngoài đường. Đêm nào anh cả tôi cũng ngồi dưới cột đèn miệt mài ôn luyện. Bỗng một đêm vào khoảng hai, ba giờ sáng, anh chạy thình thịch vào bật đèn sáng thức cả nhà dậy. Anh hổn hển kể, “Con đang học, tình cờ ngẩng đầu lên thấy một người con gái tóc ngang lưng mặc bộ trắng toát đi vào ngõ nhà bà Thông Hợp, tưởng mình hoa mắt nhìn kỹ lại rất rõ ràng là cô gái đang đi, rồi nhìn theo xem cô đi tới đâu nhưng sau đó không thấy nữa, người lạnh xương sống chạy lẹ vào đây.”
    Từ đó anh không dám ra cột đèn nữa, mà mẹ tôi cũng cấm đoán các con khi trời chạng vạng không được bước ra đường nữa. Lúc vợ anh Hùng qua nhà mua sữa, đường, mẹ tôi kể nhỏ cho chị nghe. Chị rất mến mẹ tôi nên dặn giữ kín chuyện, rồi kể rằng: Hồi thanh niên anh Hùng có quen cô bạn học, hai người thương nhau nhưng bị bà Thông Hợp chê không được môn đăng hộ đối, nhất định không chấp nhận, sau cô kia thắt cổ tử tự chỉ mới mười bảy tuổi, và từ đó anh Hùng cũng bị bệnh ma vương không chữa trị được.
 
Chuyện thứ hai
 
Nhà tôi có bậc thềm xi măng rộng được che bóng mát rậm của cây nhãn. Mỗi trưa hè các bác trong xóm thường qua ngồi hóng gió và “tám” chuyện. Lúc nhỏ tôi có tật hay bung búi tóc của mẹ ra vọc và bắt chí, nên nghe được chuyện O Hương (em thầy Giáo Mạnh) cất căn nhà nhỏ trong vườn nhà anh.
    Con trai đầu O Hương học sư phạm Quy Nhơn quen cô nào trong đó, có đứa con trai bồng về ra mắt Nội. O giận lắm vì lỡ hứa kết sui gia với bạn, O không chấp nhận. Con trai O thuê nhà sau bờ thành hồ Tịnh Tâm cho mẹ con ở tạm, chờ tình hình giải quyết. Không ngờ O giận lẫy nghiêm khắc không nhìn mặt. Cô kia một đêm nọ dại dột cắt tay lấy máu viết lá thư tuyệt mạng, rồi bồng con đến cầu Bạch Hổ nhảy xuống sông tự vẫn, trong lúc cầu mới xây xong sắp khánh thành. O Hương hối hận lặng lẽ đến đem xác hai mẹ con về chôn, nhưng bị người ta chửi rủa quá, nên gia đình O dọn vào Nam sinh sống.
    Ngôi nhà hương hỏa thờ tự của thầy giáo Mạnh có khu vườn rất rộng, chính O Hương đã xây ngôi nhà nhỏ bên góc. Vợ thầy rất thân với mẹ tôi, thường qua lại, rủ nhau xem cải lương đoàn Kim Chung hát, xem xi-nê phim Tàu “Hồn Bướm Mơ Tiên”. Năm 1971 một hôm bác bị bệnh cảm cúm, sợ lây bệnh cho con nên muốn nằm ngủ ngôi nhà sau. Tự dưng nửa đêm anh Ngọc (con đầu) đang nằm ngủ chợt thức giấc thấy vạt lửa đỏ vụt qua khung cửa kính. Anh vùng dậy la làng tung cửa chạy theo dập lửa, bác gái chạy thật nhanh ra cổng, thì loạng choạng té xuống hố có vũng nước sau cơn mưa. Cả nhà thức dậy phụ bế bác gái vào đặt trên giường và gọi xe cấp cứu của bệnh viện. Trong lúc chờ đợi tiếng bác gái kêu gào hét lớn vang rõ trong đêm khuya, “Nói Ngọc đừng ra ngoài, công an đang ngồi trên nóc nhà rình bắt đó, Ngọc ơi không được ra ngoài.” Chỉ một câu đó bác gái lặp đi lặp lại, cả xóm không ai ngủ được vì tiếng thét hãi hùng, mẹ tôi mấy lần định chạy qua vì nóng ruột, nhưng anh tôi không cho sợ Nhân Dân Tự Vệ đang gác ngoài đường bắn lộn. Gần sáng xe cứu thương mới đến chở đi. Khoảng trưa xe chở xác về nhà, trên nệm những tấm da rớt lại từng mảng, mặt bác đen thui. Bác mất rồi thỉnh thoảng anh Ngọc chạy qua nhà tôi gọi mấy chị về, và đứng kể, “Tụi bây biết răng không? Tao bị ai xô xuống hố giống mạ lúc bị té rứa đó, hay là mạ xô không biết”. Anh vừa kể vừa giơ tay chỉ mấy vết bùn dính áo trước sau, ai cũng sợ hãi im lặng hoang mang.
    Hai năm sau, một buổi sáng tôi còn nhớ rõ đang đi tới cổng nhà anh, xe bệnh viện đậu ở trước, thấy anh vừa đi vừa xoa bụng cười trả lời hàng xóm, “Đau bụng đi cầu nhiều lần chú ơi, qua bệnh viện khám thử xem”. Ai ngờ chỉ qua một đêm ngày mai xác anh được chở về (không biết có chính xác mà người thân nghi bị chích lộn thuốc). Trong khi thầy giáo Mạnh lại đi chơi xa trước đó một ngày. Thầy đi chẳng cho con cái biết tới đâu ở nhà ai. Các em anh Ngọc quá đau buồn chỉ biết ngồi khóc than trời đất. Các bạn dạy chung trường và bạn lính ra tay lo đám tang sắp xếp mọi bề. Anh Ngọc mất lúc 27 tuổi, đang dự tính lập gia đình với người bạn đồng nghiệp dạy chung trường.
    Ngày cuối cùng đưa đám xong thì buổi chiều từ đằng xa có bóng thầy Giáo Mạnh xuống xe lam đi bộ về. Một đám con nít bám đuôi theo thầy, bao nhiêu con mắt bà con lối xóm đều đứng đổ về phía thầy, tôi cũng đọc được trong ánh mắt thầy lộ vẻ ngạc nhiên lạ lùng. Vào cổng bước lên bậc thềm, đám nhỏ và người lớn cũng chạy theo. Thầy thấy quang cảnh khác lạ, phòng nhoi ra bên hông trái cây bàn thờ nghi ngút. Thầy thảng thốt thấy hình anh Ngọc trước khói hương. Thầy khóc gào, “Khốn nạn, người cha khốn nạn, đáng lẽ để ba chết, con phải sống Ngọc ơi, khốn nạn quá...” Thầy ngồi bệt xuống kể lể cho các con nghe: bốn hôm trước ba nằm ngủ, tự dưng thấy hai ông cầm giáo mác mặc quần áo màu đỏ đến đứng đầu giường nói, “Ta đến bắt nhà ngươi đi, nhưng chưa tới số, hai hôm nữa sẽ trở lại đón”. Thầy thức dậy hoảng sợ quá, lặng lẽ dọn hành lý trốn con cái vào Phan Rang chơi với bạn không cho ai hay, như đi trốn lời cảnh báo của hai ông áo đỏ.
    Từ đó đến nay không nghe chuyện gì xảy ra nữa. Ngôi nhà buồn tênh vì các chị em gái đi lấy chồng xa. Chỉ còn em trai út lấy vợ nối tiếp thờ tự hương hỏa. Cô dâu út rất mộ đạo, hay đi Chùa tụng kinh niệm Phật, làm công quả giúp các hội từ thiện. Có lẽ cô đã cúng bái cầu siêu các vong hồn người mất nên được yên ổn chăng?
    Chuyện âm dương thật khó hiểu và huyền bí.

 

– Minh Thúy Thành Nội

(10/2023)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Memphis là thành phố lớn của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng là một trong những cái nôi của dòng nhạc Blues & Jazz của nước Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi lái xe đến thăm Memphis chỉ để được nghe nhạc Blues “nguyên chất” tại B.B King’s Blues Club, một trong những “việc đáng làm trong đời” đối với những người mê nhạc Jazz. Nghe nhạc Jazz ở Memphis sẽ thấy được dòng nhạc như chảy trong huyết quản của người da đen ở Miền Nam Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 10 năm nay, tôi trở lại thành phố Memphis, nhưng đó không phải là đích đến của chuyến đi. Memphis có phi trường chỉ cách Tu Viện Mộc Lan khoảng hơn một tiếng lái xe. UH, một cô bạn đồng tu đã từng cùng học với một vị thầy, cùng sinh hoạt trong một nhóm Phật tử ở Quận Cam California được chấp nhận vào ni đoàn, làm lễ xuống tóc xuất gia tại Mộc Lan. Tôi cùng một nhóm bạn nhận lời mời đến dự sự kiện trọng đại của một đời người này.
Đọc xong email của Cathy, Khôi mỉm cười khoan khoái, bước xuống phòng khách pha cho mình ly cà phê nóng của buổi sáng cuối tuần. Trời đã cuối Thu, những chiếc lá khô cuối cùng lao xao đuổi nhau theo những cơn gió nhẹ trên mặt đường, tạo nên một âm thanh vui tai. Hàng cây khô trụi lá khẳng khiu đang rung rinh trước gió, chuẩn bị cho những ngày đông dài sắp tới. Khung cảnh thật bình yên. Bình yên như tâm hồn Khôi sau những tháng ngày băn khoăn, ray rứt đã qua.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học.
Dù bạn chưa từng đến Huế, nhưng đã từng nghe tiếng địa danh này qua hai câu hò quen thuộc: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương... ..
Đây là chuyện tình yêu xưa, xa xưa lắm rồi, nhưng dư âm vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng ta hôm nay… hình như con người sống nương tựa rất nhiều vào tình yêu… tình yêu cho con người nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhiều gia vị đậm đà đáng sống. Nếu hỏi tại sao là vậy, thì thưa rằng bên cạnh tình yêu và cuộc mưu sinh, ta còn có những gì? Bầu cử ư, bầu cử đã qua rồi, ngã ngũ rồi, không còn gì để bàn nữa. Nhưng nếu bạn muốn theo dõi hậu bầu cử, đó cũng là ưu điểm, coi thế sự cuộc đời sẽ diễn tiến ra sao những ngày sắp tới. Trước mắt, bên cạnh, xung quanh còn vây phủ đe dọa đầy chiến tranh tàn khốc hủy diệt đe dọa sự sống còn của nhân loại bằng những vũ khí của khoa học hiện đại tân tiến, cộng với lòng ác độc của tham vọng, của chính trị không phương giải quyết.
Một người bạn nói với tôi rằng có những bài thơ hoặc những đoạn văn nằm hoài trong đầu của mình từ hồi còn nhỏ, nên khi được nhắc tới thì tự động tuôn ra. Tôi thấy có lý. Mỗi khi có dịp nói chuyện với ai về lòng biết ơn, tôi cứ như theo quán tính, chia sẻ một bài thơ ngày xưa tôi học ở bậc Tiểu Học. Không hiểu vì sao! Vì mình có tính hoài cổ? Hay vì đầu óc tuổi nhỏ dễ khắc ghi? Hay vì đây là bài học bắt buộc trong sách giáo khoa? Hay chỉ đơn giản là vì bài thơ có lời lẽ giản dị mà sâu sắc?
Nắng đã tắt từ lâu. Trời đen thẫm bên ngoài. Mùa đã về qua những chiếc lá vàng rơi rải rác theo những câu thơ trong những tạp chí văn chương của thành phố. Mùa thu nằm co trên trang giấy. Heo may lẩn quẩn đầu môi những kẻ gạ tình. Không có mùa thu ngoài đời sống ở nơi này. Hơi nóng vẫn râm ran không khí. Bên ngoài vắng gió. Trong này, chiếc quạt trần lờ lững quay. Và cuộc đối thoại nhì nhằng mãi chẳng đi đến đâu.
Đi dạo trong công viên Vigelandsanlegget, trời rét căm căm. Bỗng dưng, tôi nghe tiếng nhạc réo rắt. Một nhạc công phong cầm ngồi giữa băng tuyết, đang chơi bài Sóng Nước Biếc. Thật là tình cờ kỳ diệu. Mới hôm qua, hôm kia, ở Đức, khi chậm chân nghe nhạc công chơi phong cầm ở nhà ga, trí tôi lao xao nhạc điệu bài Sóng Nước Biếc. Bươn bả chạy nhanh cho kịp giờ xe, tôi tiếc, định bụng hôm nào thuận tiện sẽ đến yêu cầu. Hôm nay, ở Oslo, tôi được nghe Waves of the Danube của nhà soạn nhạc người Lỗ-Ma-Ni, Iosif Ivanovici. Lời Việt Sóng Nước Biếc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương thật tuyệt vời. Trong cái lạnh cắt da, giữa công viên rộn ràng du khách, tôi mơ màng.
Bạn bè hay nói tôi khó chịu từ khi còn nhỏ, như ngẫu hứng ghé nhà người bạn học nào đó trên đường đi học về. Dĩ nhiên tuổi nhỏ đâu có tính trước chuyện gì, nhưng khi tôi cảm thấy không tiện ở lại thì tôi tự ý ra về và chưa bao giờ hiểu được cảm giác đó từ đâu đến để tôi có quyết định trái ý bạn bè, mang tiếng khó chịu.
Tôi ở đâu mà tôi đến đây | Ngày xưa ai đứng ở chỗ này | Hạt sương Trời khóc ngàn năm trước | Sao còn ướt trên lưng bàn tay (tmt)
Thành phố ven quốc lộ cách đó năm cây số, trong khách sạn nhỏ, Hồng chờ người yêu đến hẹn. Đã muộn gần một ngày. Từ hồi hộp sung sướng chuyển sang lo lắng nghi ngờ, giờ đây, thất vọng hoàn toàn xâm chiếm với cảm giác rủ liệt.Trước khi rời Sài Gòn, Dũng nhắn tin cho nàng, sau đó biệt tích. Không ai trả lời điện thoại. Hồng đã viết thư để lại cho Ali, giải thích sự ra đi. Vì mẹ, nàng lấy Ali, vì tình, nàng theo Dũng. Không thể quay trở về.
Mục đích duy nhất của chúng tôi muốn viết bài này, là chỉ để thuật lại và chia sẻ cho các độc giả đọc những lời tâm sự từ đáy lòng của ông bạn chí thân cao niên này của chúng tôi, về nỗi buồn đơn độc, đêm ngày ông ra vô căn nhà ở của ông, cũng chỉ thấy có một thân một mình ông thôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.