Hôm nay,  

Đô La Điện Tử

06/10/202300:00:00(Xem: 1749)

Hình chính 1 trang nhát
(Ảnh: Coin Center.)

Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024. 
 
Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết:

- Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.) Thử tưởng tượng, muốn mua một món quà đắt tiền, phải chở một xe kéo tiền kim loại để thanh toán. Muốn mua một chiếc máy bay thì sao? Nếu không có tiền giấy và thẻ tín dụng, đời sống sẽ lấn cấn, trì trệ, nhọc nhằn với sức nặng của đồng và kẽm.

- Lợi ích của đô la điện tử là gì?

Có khả năng mang lại nhiều thuận tiện. Ví dụ, có thể cung cấp cho các gia đình và doanh nghiệp một dạng tiền điện tử thuận tiện của ngân hàng trung ương với sự an toàn và khả năng thanh khoản cao; cung cấp cho các doanh nhân một nền tảng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới; hỗ trợ thanh toán nhanh hơn và rẻ hơn (bao gồm thanh toán xuyên lục địa); và mở rộng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với hệ thống tài chính.
Nói một cách bình dân, các cách thức mua bán từ cấp cá nhân, công ty, quốc gia, đến liên lục địa sẽ nhanh chóng bội phần, ít sơ hở dưới sự kiểm soát của điện tử. Việc trả lương, trả nợ, cho vay, tính lời, trả thuế, đầu tư, vân vân, sẽ luân chuyển nhanh hơn. Khả năng luân chuyển tiền tệ là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Khuyết điểm của đô la điện tử là gì?

Có thể gây ra những rủi ro nhất định. Đặt ra nhiều câu hỏi chính sách quan trọng, bao gồm, có thể ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc thị trường tài chính, chi phí và tính khả dụng của tín dụng, sự an toàn và ổn định của hệ thống tài chính cũng như hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Mặt khác, người ta e rằng sẽ trao cho chính quyền nhiều quyền lực kiểm soát đời sống riêng tư của người dân. Khái niệm tự do cá nhân thường được hiểu là quyền lợi của bản thân, trong khi, ý nghĩa đúng đắn của tự do cá nhân là tự do bản thân và tập thể (gia đình, xã hội, và nhân loại), như khái niệm tự do và công bằng của Sartre.

Diễn Tiến Của Đô La Điện Tử.
2631
(Tổng thống Joe Biden ban hành một mệnh lệnh hành pháp có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ tạo ra một loại tiền kỹ thuật số. Ảnh: Wired. ngày 18 tháng 3 năm 2022.)

Tin tức cập nhật vào ngày 7 tháng 7 năm 2023, về bản tin tháng 3 năm 2022, Tổng thống Joe Biden đã ban hành lệnh hành pháp chỉ đạo Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ chuẩn bị báo cáo về những rủi ro và lợi ích của việc tạo ra đồng đô la điện tử cho Hoa Kỳ. Lệnh điều hành cho biết:

“Chính quyền của tôi đặt mức độ khẩn cấp cao nhất đối với các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các phương án thiết kế và triển khai tiềm năng của CBDC [Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương] Hoa Kỳ. Những nỗ lực này nên bao gồm việc đánh giá các lợi ích và rủi ro có thể có đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp; ổn định tài chính và rủi ro trong hệ thống; hệ thống thanh toán; An ninh quốc gia; khả năng thực hiện nhân quyền; tài chính toàn diện và công bằng; và các hành động cần thiết để ra mắt CBDC của Hoa Kỳ nếu làm như vậy được coi là vì lợi ích quốc gia.”

Tại Washington, D.C., đồng đô la điện tử, gọi là CBDC, tiền điện tử của ngân hàng trung ương. Nó sẽ là phiên bản ảo của tiền mặt thực tế mà bạn mang theo trong ví, giống như các phiên bản tiền điện tử (cryptocurrency) ví dụ như Bitcoin, Monero, XRP, Litecoin. Ethereoum, vân vân.

Sắc lệnh hành pháp của tổng thống hầu như không phải là lần duy nhất liên quan đến việc phát hành đô la điện tử. Chỉ vài tháng sau lệnh điều hành của Biden, Cục Dự trữ Liên bang New York đã phát triển chương trình kéo dài 12 tuần sử dụng dữ liệu mô phỏng để kiểm tra cái gọi là đồng đô la kỹ thuật số.

Nhiều dư luận ủng hộ sự lợi ích tiến bộ của đô la điện tử. Trong khi, một số các nhà phê bình về chính trị đã e ngại đồng đô la điện tử tạo cho chính phủ kiểm soát quyền tự do sinh hoạt của người dân.

Mua sắm, đi chợ, tiêu xài, vân vân, trao đổi tiền tệ hàng ngày để phục vụ các nhu cầu từ thiết yếu đến xa hoa cho thể xác và tinh thần chính là huyết mạch của đời sống cá nhân và tương quan cá nhân với xã hội. Tất cả những thông tin đó đều tồn trữ vào bộ máy trung ương, ngân hàng, bộ kiểm soát an ninh, sở thuế, và các cơ quan bí mật, vân vân, của bạn, của thù, chúng ta sẽ không còn vấn đề riêng tư.

Tuy nhiên, những chuyện bất tiện tương tựa đã xảy ra khi người ta thay đổi tiền kim loại. Rồi cũng quen đi, rồi trí tuệ biến báo sẽ nghĩ ra những cách để tạo nên những cách che giấu, hóa trang, trở thành bí ẩn. Chuyện không thể tránh.

Tiền đồng, tiền giấy, tiền điện tử, tuy khác nhau về hình thức và hiệu quả nhưng không khác nhau về cách đánh giá đồng tiền và cách sử dụng nó.

Nghệ thuật sử dụng tiền và giá trị tâm lý.

Người xưa nói: “Có tiền mua tiên cũng được.” Người đời nay nói: “Tiền mua được nhiều thứ nhưng không mua được hạnh phúc.” Ở thế kỷ hiện tại, cả hai đều sai về giá trị đồng tiền và cả hai đều đúng về cách sử dụng tiền.

Cách sử dụng tiền là một nghệ thuật sống. Hầu hết những người giàu có, không phải vì may mắn, vì họ biết dùng tiền vào đúng việc, đúng chỗ, đúng thời và đúng người. Rất nhiều kẻ thừa hưởng gia tài lớn hoặc trúng số độc đắc rồi trở thành vô gia cư, vì họ đã dùng tiền một cách lầm lẫn. Nữ tài tử Marilyn Monroe nói: “Hollywood là nơi người ta trả cho bạn hàng ngàn đô la cho một nụ hôn và năm mươi xu cho tâm hồn.” (Hollywood is a place where they'll pay you a thousand dollars for a kiss and fifty cents for your soul.) Chẳng phải là cách chi tiền của các ông chủ lớn? Người nào lão luyện trên sòng xì phé đều biết rằng, cách đi tiền từng cây bài, lúc pha, lúc đập, lúc xả láng, có khả năng tạo nên chiến công. Cách chi tiền trong đời sống cũng vậy và còn nhiều hơn nữa, ví dụ như đi phong bì.

Nếu học cách sử dụng chữ nghĩa và tư tưởng để trở thành thông thái, thì học cách sử dụng tiền để trở thành giàu sang. Hầu hết những nhà đầu tư tên tuổi viết sách hoặc đi giảng thuyết về tài chánh, thường dạy cách làm tiền để làm giàu. Ít có ai dạy cách sử dụng tiền.

Nhà đầu tư nổi tiếng Kevin O’Leary ví von rằng: “Tiền là quân đội của tôi, mỗi đô la một người lính. Tôi không bao giờ gửi tiền vào trận chiến mà không có sự chuẩn bị và phòng thủ. Tôi gửi tiền đi chinh phục và bắt tiền khác làm tù binh, mang về cho tôi.” (Money is my military, each dollar a soldier. I never send my money into battle unprepared and undefended. I send it to conquer and take currency prisoner and bring it back to me.)


Trong khi cách sử dụng tiền là chiến lược và chiến thuật làm người, thì giá trị đồng tiền thuộc vào xã hội và sự tương ứng với tâm lý của mỗi người. Mỗi người đều có cách đánh giá và đam mê giá trị tiền khác nhau, từ mức độ biển lận, hà tiện, lên đến hào phóng, rồi phung phí.

Giá trị tiền là giá trị trao đổi với đồ vật, sự kiện, dịch vụ tương xứng theo cách định thang giá của từng xã hội. Ngày nay, thang giá trị mang tính toàn cầu và gia giảm theo địa phương.

Nhưng thực tế hơn là giá trị của tiền từ sở thích, thói quen, và nhận định của mỗi người. Có người chịu bỏ nhiều tiền để mục diện thời trang. Người khác lại bỏ nhiều tiền đi du lịch. Có người ăn nhậu không tiếc tiền. Có người nhịn ăn để trả góp tiền mua xe sang trọng. Về diện giá trị tiền tâm lý, mỗi người mỗi vẻ.

Như vậy, thay đổi tiền điện tử, ảnh hưởng ra sao với cách sử dụng và cách đánh giá tiền? Nhưng trước khi thảo luận về hai phương diện này, nên biết:

Đô la điện tử là gì?

Đồng đô la kỹ thuật số sẽ là một hình thức trao đổi hợp pháp ở Hoa Kỳ có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ cũng như giải quyết tất cả và mọi khoản nợ tồn đọng. Nhưng nó sẽ chỉ tồn tại ở dạng ảo, được lưu trữ và trao đổi trực tuyến qua mạng máy tính, không bao giờ ở dạng vật lý như tiền giấy.

2630
       (Ảnh của MIT.)
                                                  
CBDC giống với tiền điện tử như Bitcoin. Nhưng trong khi Bitcoin được quản lý bởi một mạng lưới phi tập trung gồm hàng chục nghìn người tham gia thì CBDC là tài sản tập trung cao độ được quản lý bởi chính phủ và ngân hàng trung ương  Hoa Kỳ. Tiền Cryptocurency không có bảo chứng, trong khi Đô la điện tử được bảo vệ bởi thuế của người dân và khối lượng vàng dự trữ ở ngân hàng liên bang.

Trong thời đại hiện nay, nhiều việc trao đổi tiền tệ, nhất là những số lượng lớn, không trực tiếp sử dụng tiền giấy, mà thay thế bằng các giao dịch kỹ thuật số, qua các thẻ tín dụng, chứng chỉ tín dụng, chuyển tiền qua mạng lưới và Zelle. Việc sử dụng tiền mặt, tiền giấy, càng ngày càng ít dần. Tuy nhiên, các giao dịch sử dụng đô la điện tử sẽ khác biệt, vì được trách nhiệm trực tiếp của Cục Dự trữ Liên bang, thay vì ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác.

Đô la điện tử hoạt động như thế nào?

Trong hệ thống tài chính Hoa Kỳ ngày nay, mọi người tiếp cận tiền thông qua ngân hàng, mỗi ngân hàng có hệ thống riêng biệt để theo dõi các khoản thanh toán và tiền gửi. Do đó, các giao dịch liên quan đến nhiều ngân hàng có thể bị chậm trễ từ một đến ba ngày làm việc vì các ngân hàng trung gian cần phải hành động để đảm bảo chúng được hoàn thành chính xác.

Với đồng đô la kỹ thuật số, rất có thể sẽ có một hệ thống nhất quán để theo dõi các khoản thanh toán và tiền gửi, do Liên bang hoặc cơ quan chính phủ khác điều hành. Điều đáng chú ý là ngân hàng trung ương vẫn chưa cam kết tạo ra CBDC ngay từ đầu, vì vậy hình thức cuối cùng của hệ thống đô la kỹ thuật số vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Trong lúc những tin tưởng lạc quan về lợi ích của Đô la điện tử khi được ứng dụng phổ thông, một số khác có tầm nhìn tiêu cực hơn. Thống đốc Fed Michelle Bowman gần đây đã nhấn mạnh những rủi ro liên quan đến việc thiết lập hệ thống CBDC. Ông lập luận, cứ 20 gia đình ở Mỹ thì có ít nhất một gia đình không sử dụng dịch vụ ngân hàng. Những gia đình không có tài khoản cho biết họ không muốn hoặc không tin tưởng vào ngân hàng. Bowman nói: “Tôi nghĩ, khó có khả năng nhóm này nhận thấy chính phủ bằng cách nào đó đáng tin cậy hơn các ngân hàng được quản lý chặt chẽ”.

Thống đốc Fed Christopher Waller cũng cho biết đồng đô la kỹ thuật số đơn giản là không cần thiết.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã đệ trình luật vào tháng 3 để ngăn Fed phát triển hệ thống tiền kỹ thuật số mà ông tuyên bố có thể được chính phủ liên bang sử dụng như một “công cụ giám sát tài chính”.

Theo Thống đốc đảng Cộng hòa Florida Ron DeSantis, các quyền của người Mỹ trong Tu chính án thứ hai có thể gặp nguy hiểm.

Bàn thảo về ngân hàng kỹ thuật số do Banque of France tổ chức, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã đưa ra thông tin về những nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc phát triển đồng đô la điện tử.

Theo Powell, Cục Dự trữ Liên bang đang cân nhắc cẩn thận “chi phí và lợi ích tiềm năng” của việc tung ra loại tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) , ông tuyên bố: “Chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng. Đang tiến hành đánh giá cẩn trọng về cả những thách thức liên quan đến chính sách và công nghệ.”
Hình chính 2 trang nhất
(Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hoạt động về đồng đô la điện tử của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ mất 'ít nhất một vài năm'.)

Theo Nicholas Juhle, giám đốc đầu tư tại Greenleaf Trust, việc chuyển sang đồng đô la điện tử sẽ rất khó khăn và khó có thể xảy ra sớm. Theo ông, "việc chuyển đổi sẽ là một công việc quan trọng đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống và tiêu chuẩn nhằm tạo dựng niềm tin trong toàn hệ thống tài chính."

Theo ông, có nhiều người sở hữu và sử dụng tiền đô la bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Để tránh hệ thống tài chính toàn cầu trở nên bất ổn, chính phủ Mỹ cần đảm bảo rằng việc chuyển đổi sang đồng đô la điện tử diễn ra suôn sẻ. “Tôi nghĩ, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phát hành đồng đô la điện tử, nhưng chúng ta còn nhiều năm nữa mới chứng kiến việc này xảy ra.”

Thay đổi hệ thống tiền tệ, nhất là loại tiền đang có ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu, chắc chắn phải là việc vô cùng phức tạp. Chuyện phức tạp nhất là việc tranh chấp quyền lực giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Trong vấn đề đô la điện tử, rõ ràng đảng Dân chủ ủng hộ việc tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng. Trong khi đảng Cộng Hòa phản đối. Trong thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến sự tranh chấp giữa hai đảng không thực sự nhắm vào lợi ích chung của người dân. Đảng nào vì lợi ích của đảng nấy, thực chất, là quyền lực của từng cá nhân. Hầu hết mọi vấn đề từ cấp bậc thấp trong quận lỵ cho đến tối cao pháp viện, thượng viện, hạ viện, tòa bạch ốc, vân vân, đều là những đấu đá thiếu nghĩa khí và nghịch đạo lý. Cái tôi trên cái đảng. Cái đảng trên cái quốc gia.

Đa số người dân ít quan tâm về những chính sách có tầm hoạt động toàn cầu. Đối với họ, loại tiền nào cũng vậy, miễn họ có thể kiếm được và sử dụng nó một cách an toàn.

Về mặt tương lai, nếu tiền giấy đã mang theo sự tiến bộ lớn lao cho nhân loại, thì tiền điện tử cũng có khả năng tương tựa. Khi thế giới phát triển tốc độ sống nhanh thì tiền điện tử sẽ thích nghi hơn tiền giấy, mặc dù sẽ phải vượt qua một số khó khăn, đa số là tâm lý quần chúng và đảng phái. Lịch sử luôn luôn là như vậy: khó khăn và giải quyết khó khăn, để khó khăn thêm, rồi nỗ lực giải quyết.

Ngu Yên
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Tập Cận Bình, bằng cách thắt chặt kiểm soát từ chính sách, truyền thông, đến quân đội, đã nâng quyền lực của mình tới mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nhưng chính nhu cầu chứng tỏ quyền lực của Tập cũng chính là chiếc ”gậy ông đập lưng ông”. Nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi như mong đợi sau đại dịch covid, ngành bất động sản khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi nước và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới trên 20%. Các nhà phê bình năm nay đã sử dụng những thuật ngữ như đây là ”sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Vấn đề nan giải của Tập Cận Bình là ông dường như chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề: tăng cường kiểm soát. Tập đã loại bỏ những cố vấn giỏi nhất vì tham nhũng hay có thể nói chính xác hơn là ông không tin tưởng họ.
Từ Adidas AG đến Nike Inc, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và chi phí sản xuất thấp hơn. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều công ty đã nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. Một số thậm chí còn đóng cửa cơ sở sản xuất vừa mới thành lập để quay về Trung Quốc đại lục.
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này. Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.
Hoa Kỳ đang mắc nợ 31 ngàn tỷ MK. Hiện nay, mỗi năm Washington chi nhiều hơn thu khoảng 1 ngàn tỷ MK, buộc Bộ Tài Chánh phải đi vay để bù vào khoản chênh lệch. Điều đó có nghĩa là nợ công quốc gia vẫn đang tăng lên. Nếu không có thay đổi gì lớn, khoản nợ này rồi sẽ lớn hơn so với khi nó đạt đỉnh điểm vào cuối Thế Chiến II. Hầu hết số nợ là do tích lũy dần trong suốt 20 năm qua. Năm 2001, Hoa Kỳ thực ra có dư dả tiền mặt – Bộ Tài Chánh thu thuế được nhiều hơn khoản chi cho các dịch vụ của chính phủ.
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
Trần Nợ là con số nợ tối đa mà quốc hội Hoa Kỳ cho phép bên Hành Pháp đi vay. Hiện nay chính phủ Mỹ đang nợ tới $31 ngàn tỷ đô la, tích lũy từ trước đến giờ; đã đụng trần rồi. Trần Nợ mới xuất hiện từ thời Thế Chiến thứ nhất. Trước đó, mỗi lần chính phủ Mỹ muốn vay nợ thì phải xin quốc hội cho phép. Khi nước Mỹ lâm chiến, cần vay nợ liên tiếp, quốc hội bèn đặt ra lệ mới, cho phép vay thả cửa nhưng dưới một giới hạn, gọi là Trần Nợ. Sáng kiến này giải quyết một vấn đề trước mắt nhưng gây rắc rối trong hai chục năm qua giữa hành pháp và lập pháp.
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
Hoa Kỳ sắp chi 490 tỷ đô la trong 10 năm để giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chăm sóc sức khỏe và giảm thâm hụt liên bang. Tất cả số tiền đó đến từ đâu? Học giả về kinh tế Nirupama Rao của Trường Michigan giải thích cách mà đạo luật mới sẽ giúp tăng đủ nguồn thu để trả cho các khoản miễn thuế trong lĩnh vực năng lượng sạch, các khoản trợ cấp theo Đạo luật Affordable Care Act và các ưu đãi cho các nhà sản xuất sử dụng công nghệ sạch hơn, cũng như các sáng kiến khác nữa. Và rằng, với tên gọi của nó, liệu Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRC) có thực sự làm giảm lạm phát hay không?
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến, báo hiệu thị trường lao động vẫn còn rất mạnh mẽ dù cho Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã cố gắng làm cho nó suy yếu đi để kiềm chế lạm phát. Báo cáo việc làm ngày 8 tháng 7 năm 2022 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong 70 năm là 3.6%. Liệu điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc suy thoái hay không? Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.