Hôm nay,  

Sử Ta, Sử Tàu

26/05/202319:48:00(Xem: 2463)
Tạp bút

old warrior

Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
    Ngoài chủ đích xâm lăng và đồng hóa của người Tàu ra, các triều đại phong kiến Việt cũng tôn sùng văn hóa và văn tự Tàu một cách cao độ, gắn kết chặt chẽ với những hình thức nhà nước, tư tưởng văn hóa. Sau những chiến thắng về quân sự, các triều đại phong kiến Việt vẫn cúc cung với văn hóa Tàu, xem văn hóa Tàu như là mực thước, là đỉnh cao, là tất cả, tôn lên thành đạo thánh hiền, chữ thánh hiền. Việc này kéo dài hàng ngàn năm, người Việt bị vây hãm trong cái “ngục tù văn hóa Tàu”, mãi đến khi người Pháp xâm lược và đô hộ nước ta thì mới tạm tách khỏi cái quỹ đạo văn hóa Tàu. Pháp xâm lược nước ta là một nỗi đau đớn của lịch sử, sự cai trị của người Pháp gây ra bao nhiêu thống khổ cho dân và người Việt tốn rất nhiều xương máu để đấu tranh giành độc lập. Nhưng ở một khía cạnh khác thì Pháp xâm lăng đã đưa ta thoát khỏi nạn “bóng đè” của văn hóa Tàu, từ đó tiếp cận với văn minh phương tây từ văn hóa, kỹ thuật, kinh tế, nghệ thuật, tư tưởng… (Ta tiếp cận với văn minh phương tây không phải là mục đích của thực dân Pháp).
    Người Việt chúng ta bao lâu nay mê phim kiếm hiệp Tàu, phim bộ Hồng Kông, Đài Loan... biết rất nhiều những sự kiện và nhân vật lịch sử Tàu, thuộc rành rẽ nhiều chi tiết sử Tàu, trong khi ấy thì sử Việt, nhân vật sử Việt lại hoàn toàn mơ hồ. Có một giai đoạn vào khoảng thập niên tám mươi và chín mươi của thế kỷ trước, phim Tàu thống lĩnh thị trường điện ảnh Việt, càn quét từ quốc nội ra hải ngoại, nhà nhà xem phim Tàu, người người mê phim Tàu, những bộ phim như: Thần điêu đại hiệp, Tam quốc chí, Tây du ký, Tể tướng Lưu gù, Hoàn Châu cách cách, Bao Công, v.v… Những tiệm sang phim, cho mướn phim mọc lên như nấm và người xem quên cả thời gian. Người Việt thuộc sử Tàu như cháo nhuyễn, tên những nhân vật sử Tàu thành lời cửa miệng. Những giai thoại và nhân vật sử Tàu ăn sâu vào tâm trí người Việt. Ai ai cũng biết Bao Công, Khổng Minh, Tào Tháo, Lưu Bị, Càn Long, Khang Hy, Nhạc Phi... Buồn một nỗi không ai biết về sử Việt, những nhân vật lịch sử Việt cũng không ai hay, mà những nhân vật sử Việt cũng hào hùng nào có kém, ấy là chưa nói đến công lao đã giữ gìn và bồi tài cho nước Việt của chính mình. Bút giả không thích xem phim Tàu, tuy nhiên có đọc qua những tác phẩm văn học, tất  nhiên cũng thích thú với những câu chuyện lịch sử hay ví dụ như Tam quốc chí. Thế rồi một lần đọc sử Việt, bút giả tình cờ phát hiện ra sử ta cũng có một câu chuyện thật trong lịch sử, câu chuyện hay và thú vị nhưng cũng đầy bi thương. Sử Việt có một tình tiết giống hệt chuyện Khổng Minh tặng váy áo đàn bà cho Tư Mã Ý. Chuyện trong sử ta là vào năm 1377, lúc này nhà Trần đã suy yếu rệu rã lắm rồi. Nhà Trần bấy giờ có một ông vua trẻ là Duệ Tông được xem như là hy vọng có thể phục hưng được cơ nghiệp Trần triều. Duệ Tông vốn trẻ, khỏe, háo thắng và liều lĩnh. Năm ấy Duệ Tông thống lĩnh đại binh đi đánh Chiêm Thành, kéo quân vào tận kinh đô Đồ Bàn (Vijaya) của Chiêm Thành (tức Bình Định ngày nay). Thành Đồ Bàn cửa mở toang để trống, các tướng can gián bảo đây là mưu kế của quân Chiêm (kiểu như Khổng Minh chơi chiêu “không thành kế”). Tướng Đỗ Lễ ba lần can gián, Duệ Tông không nghe lời mà còn giận dữ chửi mắng tướng Đỗ Lễ hèn nhát, Duệ Tông ngạo mạn, đại ngôn kiểu mấy anh tướng Tàu: “Ta đường đường là hoàng đế, kéo quân từ ngàn dặm đến đây, quân Chiêm nghe danh ta sợ vỡ mật đã bỏ trốn hết rồi, chẳng dám đối địch với ta”. Nói xong hạ lệnh đem một bộ váy áo đàn bà ban cho Đỗ Lễ hòng làm nhục Đỗ Lễ, xem Đỗ Lễ hèn nhát, đàn bà. Duệ Tông kéo quân vào thành Đồ Bàn và hậu quả là quân Chiêm mai phục sẵn xông ra tiêu diệt gần hết quân Đại Việt, bản thân vua Duệ Tông cũng bị chém chết tại Đồ Bàn. Vua Duệ Tông là ông vua Việt duy nhất bị chết trận và chết ngoài biên giới quốc gia Đại Việt thuở ấy. Ngoài chuyện này ra còn có rất nhiều những chuyện khác rất hào hùng, bi tráng tỷ như hậu quân Võ Tánh tự thiêu, tướng Trần Quang Diệu vào thành cho tẩm liệm tử tế kẻ thù không đội trời chung và tôn trọng di thư của Võ Tánh, không làm hại một ai… Sử ta hay như thế, đẹp như thế và là sự thật chứ chẳng phải tiểu thuyết hay tô vẽ của các nhà làm phim, tiếc là đa số người mình không biết đến mà chỉ biết chuyện sử Tàu.

    Sử Việt và nhân vật sử Việt cũng hay và thú vị không kém sử Tàu, tuy nhiên chúng ta không có được những bộ phim tầm cỡ như Tam quốc chí của Tàu. Điện ảnh Việt không có khả năng làm những bộ phim sử lớn, không có kịch bản lớn, không đủ năng lực, vật lực và tài lực… Từ đó người Việt xem phim Tàu và mê sử Tàu là vậy.
    Hồi bút giả còn học ở trường đại học Tổng Hợp (tức đại học Văn khoa cũ), lúc ấy có giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần (thầy của cô Hậu khảo cổ) ông là một vị giáo sư đáng kính, có tâm huyết với sử Việt. Ông có viết mục “Giai thoại Sử Việt” cho các báo, những bài viết của ông đã nêu ra nhiều nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử, những nghi án sử… Việc này gây hứng thú cho nhiều người trong một thời gian, rất tiếc sau đó thì tắt lịm đi.  Văn học sử chúng ta có bộ “Hoàng Lê nhất thống chí”, đây cũng có thể tạm xem như “Tam quốc chí” của Việt nam, tuy nhiên tầm vóc và quy mô không thể tương xứng, tiếc là người Việt ít biết đến, giá mà điện ảnh có đủ khả năng thì cũng sẽ làm được phim hay như Tam quốc chí. Khoảng đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, ở Sài Gòn có cha con nhà họ Huỳnh lấy bối cảnh Hoàng Lê nhât thống chí để dựng phim nhưng làm quá nhếch nhác, cẩu thả, quá tệ hại: Vua Quang Trung là anh chàng tí tởn, cỡi con ngựa gầy nhom nhỏ xíu, đại quân tây Tây Sơn chỉ một dúm diễn viên quần chúng chạy bộ theo sau và vài con ngựa nhỏ bé, thành Thăng Long chỉ là bức tường ở khu du lịch Văn Thánh, lời thoại ngây ngô không có hồn khí… phim làm như vậy thì chỉ làm hại thêm, chỉ bôi bác lịch sử chứ chẳng thể làm người ta yêu sử được.
    Sử Việt cũng hào hùng với những trận đánh dẹp quân Nguyên, phá Tống, phá Thanh… Những trận chiến oai hùng quyết liệt giữa Đại Việt và Chiêm Thành suốt hơn bảy thế kỷ, những tình sử Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân, Ngọc Vạn hay công chúa Mỵ ê của Champa… giá mà chúng ta có nhà viết kịch bản giỏi, có những nhà làm phim tài ba và đủ năng lực thì ắt sử Việt lên phim cũng hay không kém phim Tàu, và việc ấy sẽ lôi kéo được khán giả Việt xem phim sử Việt. Tiếc là giấc mơ chẳng biết bao giờ mới có thể thành sự thật!
    Cơn sốt phim Tàu ngày trước giờ đã qua, tuy nhiên người Việt vẫn thích và xem phim Tàu, văn hóa Tàu, hàng Tàu vẫn thống trị ở đất Việt và những nơi có người Việt sinh sống. Thế hệ phim Tàu mới với những: Ngô Kinh, Tiêu Chiến, Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba… vẫn làm cho người Việt mê. Thật chẳng biết đến bao giờ người Việt mới có được những bộ phim hấp dẫn như phim Tàu và có lẽ phải đến lúc ấy thì người Việt mới yêu thích phim Việt, sử Việt.
 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 0523)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dịch thơ, nói theo Bùi Giáng, là “điều khảm kha nhất” và đó phải là thơ hay bởi, trừ những ngoại lệ đặc biệt, chẳng dịch giả nào phí thì giờ với thơ dở. [1] Sự “khảm kha”, như thế, phải thuộc về cái nghệ thuật chuyển đạt, sao cho giữ được hồn cốt làm nên cái hay của bài thơ trong một ngôn ngữ khác.
Phòng triển lãm "For Me and You" ở Gallery One trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa ngành của Ann Phong và Gloria Gem Sánchez trình bày sự giống nhau về ý tưởng của hai họa sĩ Ann Phong và Sanchez khi cả hai đều sử dụng vật liệu hỗn hợp tạo dựng tác phẩm để phản ánh sự suy nghĩ về cách sống, cách quản lý môi trường của chúng ta đồng thời thu hút sự chú ý đến tác động chung của chúng ta đối với hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Triển lãm "For Me And You" tại: Irvine Fine Art Center: 14321 Yale Ave, Irvine, CA 92604. Khai mạc vào thứ Bảy 16 tháng 11, 2024. Từ 2-4 giờ chiều. Cuộc triển lãm kéo dài từ 16 tháng 11, 2024 đến 25 tháng 1, 2025. Ngày giờ mở cửa: Thứ Hai-Thứ Năm 10am-9pm. Thứ Sáu-Thứ Bảy: 10am-5pm. Đóng cửa Chủ Nhật.
Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.