Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thư Về Làng & Giấc Mơ Hồi Hương

22/05/202309:00:00(Xem: 2805)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

tnt 1 

 

Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình (1932-2014) do nxb Lúa Mới phát hành 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát:

Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng
Sắt son gửi trong mấy hàng
Thăm bà con dãi dầu năm tháng
Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng
Thương những già khuya sớm lang thang
Em thơ ơi có còn học hành sớm tối
Áo nâu tươi gái làng còn che môi cười
Và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi
Nhớ nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi!

Ruộng đồng yêu ơi!
Thôn làng ruộng đồng yêu ơi!
Đường về làng tôi
Lúa đồng rạt rào đón mời.

Và người yêu quê
Đau sầu từ ngày anh đi
Có sớm anh về
Mừng mừng ướt má hoen mi.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn bình luận:
    Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta, thỉnh thoảng lại thấy xảy ra hiện tượng: Không vì lý do nào cả, bỗng nhiên một ca khúc hay một tác giả nào đó, bị quên lãng, không thấy ai hát hay nhắc tới nữa. Sự việc có thể kéo dài hay chỉ trong một thời gian ngắn.
    Thanh Bình không hẳn ở trong trường hợp ấy.
    Nhưng, trong số các băng, đĩa nhạc được thu ở hải ngoại trong mấy chục năm rồi, hình như chỉ thấy có một bài, do Khánh Ly hát, đó là bài “Tình Lỡ”.
    Nhớ lại những năm sau 54, bài “Lá Thư Về Làng” của Thanh Bình đã gây xúc động trong lòng bao người vừa rời bỏ miền Bắc trong cuộc di cư vào Nam. Càng cảm nhận ra rằng mình được bao dung, yên ổn, trong vùng đất mới, người ta càng xót xa nhớ thương quê cũ.
    Thanh Bình từ trần vào ngày 23/05/2014 tại Sài Gòn. Tháng 5 vừa qua, FB Lâm Ái có ghi lại đôi ba chi tiết (đau lòng) về những tháng ngày cuối cùng và cái chết của ông:
    Ở cái tuổi 80, ít ai tin rằng một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không nhà không cửa, lang thang xin ăn ở chợ, bến xe. Các anh công an đưa ông về trại dưỡng lão thì phát hiện ra là nhạc sĩ Thanh Bình và đưa ông về ở với cháu gái (con gái của chị ruột).
    Vợ chồng cháu gái làm công nhân, làm thuê đời sống hết sức khó khăn. Đầu năm nay ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức đêm nhạc cho ông, chị cũng đã làm được 2 sổ tiết kiệm. Nhưng vì ông đột ngột mất, con gái đang đi tù nên không thể rút được tiền làm đám tang.
    Ca sĩ Ánh Tuyết lại là người bên ông, lo cho đám tang của ông. Điều đáng buồn, dù ca sĩ Ánh Tuyết có kêu gọi hỗ trợ nhưng dường như số tiền vẫn không đủ để lo cho đám tang, đành xin quan tài lục giác của chùa để an nghỉ.
    Sau cuộc hý trường 1975 thì có biết bao nhiêu cảnh đời bầm dập, và biết bao nhiêu mảnh đời tan nát. Nhọc nhằn, đắng cay, tủi nhục (nào có chừa ai) chứ đâu riêng chi nỗi bất hạnh của một người nhạc sỹ. Tuy thế, sao tôi vẫn xót thương cho cái ước vọng nhỏ nhoi của Thanh Bình, vào thuở thanh xuân, khi vừa bước chân vào đến miền Nam: “Có sớm anh về/Mừng mừng ướt má hoen mi.”
    Cho mãi đến cuối đời Thanh Bình vẫn chưa bao giờ “có sớm” trở về, giữa “lúa đồng rạt rào đón mời”, bên cạnh cô em “ướt má hoen mi”, như mong đợi cả. Thời cuộc đã biến ông thành một lão ăn mày, sống vất vưởng ngoài bến xe, rồi chết dấm dúi trong một ngôi chùa (nào đó) ở miền Nam.
    Đồng nghiệp (và đồng thời) với Thanh Bình, có những người tuy không đến nỗi sa chân đến bước đường cùng nhưng lắm kẻ cũng rơi vào cảnh bẽ bàng tương tự. Lúc rời bỏ “phần đất quê hương tù đầy,” Hoàng Anh Tuấn và Phạm Đình Chương (tác giả của nhạc phẩm Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội) cũng đều thiết tha mong chờ một ngày hồi hương với …  mây trắng vui tươi tự do phơi phới. Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành an vui không kém: Tắm nắng hồng của một sớm  mai/ Say hương thanh bình khắp nơi.
 
tnt 2
Chiến tranh tuy đã chấm dứt gần nửa thế kỷ qua nhưng “hương thanh bình” chưa bao giờ thoáng hiện tại bất cứ nơi đâu. Khi ra đi nhạc sỹ Thanh Bình đã để lại những cô “gái làng” (còn che môi cười) và những “em thơ” (còn học hành sớm tối) cùng những “đàn bò” (còn nghe chim hót lưng đồi)…
    Nay thì làng quê ở miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, theo như ghi nhận của một nhân chứng thế giá, nhà văn Nguyễn Khải:
    “Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có…”
    Thị thành cũng thế, cũng đã đổi thay ngoài sức tưởng tượng của bất cứ ai. Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, dường như, không còn nữa. Bây giờ chỉ toàn là những  đường phố lạ:
    – Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng
    – Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh
    – Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ
    – Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng
    – Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh
    – Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn
    – Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn
    Chả trách mà nhà thơ Cao Tần cảm thán: Với danh thiếp những tên đường đã đổi/ Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương. Điều an ủi là Phạm Đình Chương, Vũ Thành,  Hoàng Anh Tuấn … đều đã qua đời trước khi “Bún Mắng Cháo Chửi Đang Ngày Càng Phổ Biến Ở Hà Nội” – theo như (nguyên văn) tiêu đề bản tin của báo Dân Trí, số ra ngày 21/01/2016.
    Tuy “phát triển” nhưng nước Việt, xem ra, mỗi lúc một thêm khó sống với rất nhiều người. Hai mươi năm trước, sau khi biến động xẩy ra vào tháng 2 năm 2001 tại Cao Nguyên Trung Phần, thanh niên Y Bion cùng 905 người dân bản địa khác đã rời bản làng để ra nước ngoài lánh nạn.
    Khi được hỏi về dự tính của mình cho tương lai, Y Bion cho biết: “Khi vùng Tây Nguyên được tự do, tôi sẽ quay về.” (“Người Thượng Sẽ Đi Mỹ Định Cư Nhưng Trở Về Khi Quê Hương Tự Do.” Nhật báo Người Việt, 02/05/2002).
    Y Bion không phải là người Việt tị nạn đầu tiên (hay cuối cùng) đến Mỹ. Anh cũng không phải là người duy nhất (vừa bước chân đi) đã ôm mộng trở về xây dựng lại quê hương. Tâm sự của Y Bion, chắn chắn, đã làm nao lòng rất nhiều người, những người vượt biên vào cuối thập niên 70 (và đầu thập niên 80) khi phong trào vuợt biển tìm tự do lên đến điểm cao nhất, cũng đã cắn răng rời bỏ quê hương, và cũng đều đã nhủ lòng rằng: Mai này chúng ta cùng về Việt Nam.”
    Từ đó đến nay, hàng triệu người đã “cùng về Việt Nam” nhưng phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, đều chỉ về qua (hay về chơi) chút xíu thôi!
    Kẻ ly hương mới nhất, B.S Hồ Hải, cũng vừa phát biểu (qua livestream) vào hôm 19 tháng 5 năm 2021 rằng: “Tôi sẽ về và đem đến những gì tốt đẹp đến với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình trước khi tôi trở về với cát bụi.”
    Lời lẽ gan ruột của ông lại khiến tôi nhớ đến “Thư Về Làng” của Thanh Bình và “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, những kẻ đành đoạn quay lưng đều tự xoa dịu nỗi đau bằng những ước vọng rất chân thành.
    Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi  cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!

– Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.