Hôm nay,  

Di Sản Kinh Tế Của Bush

19/01/200900:00:00(Xem: 8181)

Di sản Kinh tế của Bush

Nguyễn Xuân Nghĩa
...một trái bóng khác đang xuất hiện, trái bóng trái phiếu...
Di sản Bush và trái bóng Obama...
Có một quy luật thực tế mà ít ai chú ý là Tổng thống Hoa Kỳ không có toàn quyền về kinh tế. Hãy nói về quy luật đó trước.
Thị trường và Chính trường
Thị trường quyết định phần lớn chuyện thịnh suy hay thăng giáng của một chu kỳ sản xuất căn cứ trên những tính toán của hàng triệu triệu tác nhân kinh tế. Tổng thống có thể làm thay đổi lề lối tính toán này với hy vọng là quyết định của Chính quyền sẽ dẫn tới hậu quả mình trông đợi, nhưng không thể quên một quy luật khác là "hậu quả bất lường", nôm na là tính một đàng lại ra một nẻo. Lý do chính là tâm lý của thị trường vào từng thời điểm và từng thời khoảng gần xa.
Trong nhu cầu làm thay đổi nền tảng tính toán lời lãi của thị trường và cả xã hội, Tổng thống phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội, gồm cả hai viện trên và dưới. Trong phạm vi ấy, Hạ viện có nhiều quyền hạn hơn cả Tổng thống khi chấp thuận các tiết mục công chi thu của ngân sách gồm có thuế khoá hay trợ cấp, phúc lợi, hoặc cả mức lương tối thiểu pháp định.
Đã thế, Chính quyền, gồm có Hành pháp là Lập pháp, lại không có thẩm quyền gì nhiều về tiền tệ, là phần vụ của một định chế độc lập, hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Hội đồng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - tên gọi Ngân hàng Trung ương Mỹ - và Ủy ban Tiền tệ FOMC của Hội đồng này, có trách nhiệm điều tiết kinh tế qua ổn định tiền tệ bằng hai loại lãi suất ngắn hạn, là cơ sở của các loại lãi suất giao dịch trên thị trường tài chánh, tín dụng và ngân hàng.
Còn lại, lãi suất dài hạn của việc vay mượn trên thị trường tín dụng - hay thị trường trái phiếu, giấy nợ - lại được thả nổi cho quy luật cung cầu. Khi người ta muốn vay nhiều thì trị giá trái phiếu giảm và phân lời - yield - trái phiếu tăng. Phân lời đó là lãi suất dài hạn trên thị trường tín dụng, nay đã toàn cầu hóa. Nhiều nhà đầu tư ngoại quốc mà châm tiền cho kinh tế Mỹ vay bằng cách mua trái phiếu của tư nhân hay nhà nước - trong trường hợp đó ta gọi là công khố phiếu - thì lãi suất dài hạn sẽ giảm và góp phần kích thích kinh tế....
Chúng ta phải điểm lại một vòng bối cảnh ấy để nói về di sản của Tổng thống George W. Bush và bài toán của Tổng thống tân nhậm Barack H. Obama.
Đó là lẽ thứ nhất.
Lẽ thứ hai là nhận thức của chúng ta về thực tế.
Thị trường, Chính trường và Truyền thông
Mặc dù một Tổng thống không có toàn quyền hay khả năng chi phối sinh hoạt kinh tế quốc dân, người ta thường có thói quen cho rằng ông này có công hay ông kia có tội trong đà tăng trưởng hay suy trầm kinh tế vào từng giai đoạn. Chỉ vì việc ấy xảy ra khi Tổng thống đang nhậm chức.
Một thí dụ: Tổng thống thứ 41 George H. Bush đã lãnh trận suy trầm kinh tế 1990-1991 và "thất cử oan" năm 1992 sau khi kinh tế đã ra khỏi suy trầm. Ngoài khả năng tranh cử rất kém - uể oải nhìn đồng hồ trong cuộc tranh luận! - ông Bush 41 chỉ bị oan một phần thôi, vì có làm thị trường thất vọng khi hứa hẹn không tăng thuế rồi sau đó đảo ngược lập trường (khẩu hiệu "read my lips, no new tax"!).
Ông Bush cha còn nghĩ rằng mình bị oan vì đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Mỹ hạ lãi suất để kéo kinh tế ra khỏi nạn suy trầm nhẹ. Đấy là điều tối kỵ: Ngân hàng Trung ương Mỹ là định chế độc lập và khi Hành pháp cho thấy mình muốn xé rào chi phối định chế này thì lợi bất cập hại. Cũng vì vậy mà sau khi thắng cử bất ngờ, Tổng thống Bill Clinton lập tức o bế Thống đốc Alan Greenspan, một chuyên gia bên đảng Cộng Hoà do Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm... Clinton là chính khách bén nhạy hơn Bush 41.
Đó là chuyện xưa mà vẫn cần nhắc lại để ta thấy là trong một hệ thống kinh tế tự do và chính trị dân chủ, Chính quyền không có toàn quyền. Và không thể đạp ga hay hãm phanh theo ý của mình để can thiệp vào thị trường. Một khía cạnh thứ hai cần thấy nữa là tiến trình quyết định đa nguyên ấy được công khai hóa để mọi người có thể thẩm xét công và tội.
Vấn đề là khả năng tường thuật và phân tách quá kém của truyền thông Hoa Kỳ - một nghịch lý bất ngờ - khiến dân chúng khó hiểu ra công và tội.
Giá trị của một nền dân chủ tùy thuộc vào dân trị và dân trí ấy lại tùy thuộc vào khả năng tường thuật và phán đoán về kinh tế của truyền thông. Muốn kiểm chứng nghịch lý ấy mình chỉ cần đọc tin tức kinh tế hàng ngày khi các báo loan tin về thị trường chứng khoán lên hay xuống dưới một tựa đề rất gọn và rất nổ để giải thích lý do thăng hay trầm của thị trường cổ phiếu. Phần lớn là hời hợt, đơn giản và không thể giải thích hết mọi nguyên nhân.
Một thí dụ khác là khi truyền thông - dù là chuyên môn về kinh tế - không phân biệt được mức độ suy sụp kinh tế, cứ lạm dụng chữ "khủng hoảng" - theo đúng ý kiến của các chính trị gia. Kinh tế có thể bị suy trầm - recession - hay suy thoái - depression - trước khi bị khủng hoảng - crisis - rồi khủng hoảng lan rộng thành "tổng khủng hoảng" - general crisis. Ít ai chú ý đến bốn bậc rắc rối ấy và chỉ có ấn tượng có khi khác xa với thực tế. Và đấy cũng là một lý do vì sao người ta thường thấy sự tác động của quy luật "hậu quả bất lường" - không thể lường trước được.
Nói cụ thể vào chuyện ngày nay, chính trường và truyền thông có góp phần gieo gió và nay kinh tế - lẫn Tổng thống Obama - đang gặt bão.
Sau phần dẫn nhập về bối cảnh chính trị và cách tường thuật kinh tế của truyền thông, ta mới đi vào chuyện luận công và tội của vị Tổng thống vừa mãn nhiệm, người đã thấy hoặc đã để xảy ra một vụ suy thoái kinh tế trầm trọng nhất từ 25 năm nay.
Di sản của Bush
Ngay trong lần tranh cử đầu tiên năm 2000, Thống đốc Bush của Tiểu bang Texas đã thấy hiện tượng bể bóng cổ phiếu - vụ dot.com biến thành dot.coma - và ông cảnh báo trước là thị trường chứng khoán mà sụt giá nặng thì kinh tế sẽ bị suy trầm. Khi ấy, ông bị đối phương và truyền thông - hơn 80% ủng hộ đảng Dân Chủ - đả kích là "dèm pha kinh tế" để quy lỗi cho Chính quyền Bill Clinton.
Thật ra, kinh tế Mỹ bị suy trầm ngay trong năm 2001, hai tháng sau khi ông Bush 43 nhậm chức, Kế tiếp là vụ khủng bố 9-11 (ngày 11 tháng Chín năm đó), rồi vụ sụp đổ hàng loạt các doanh nghiệp bất lương (vụ Enron, WorldCom, v.v...). Ông Bush có thể biện bạch rằng suy trầm vì bể bóng đầu tư rồi khủng bố và khủng hoảng doanh nghiệp đều có nguyên do sâu xa từ thời Bill Clinton nhưng ngần ấy chuyện bùng nổ khi ông cầm quyền - và nay có trách nhiệm giải quyết.
Ông giải quyết ra sao về chuyện kinh tế"
George W. Bush xin Quốc hội - nhất là bên đảng Dân Chủ - cho phép hạ thuế một đợt vào năm 2001. Đó là quyết định trả lại cho dân chúng một ngân khoản đã nạp thuế từ trước. Biện pháp "chi tiền một lần mà thôi" không có kết quả, chẳng khác gì biện pháp trả lại 600 (hay 1.200 cho một gia đình có hai lợi tức) mà ông đã vận động và ban hành đầu năm 2008 để chặn đà suy trầm kinh tế mà ai cũng đoán ra tử trước. Ta sẽ trở lại chuyện này.
Kinh tế Mỹ bị suy trầm từ tháng Ba 2001 đến tháng Tám thì hết nhưng tình hình 2002 chưa khả quan và đến quý bốn năm 2002 (Q402) lại suy trầm nhẹ. Lúc ấy, Hoa Kỳ đã lâm chiến.
Vì vậy, qua năm 2003, ông Bush đề nghị giảm thuế lập tức và đồng loạt, hạ cả tô suất thuế lợi tức lẫn thuế thặng dư tư bản capital gain tax và thuế đánh trên cổ tức của giới đầu tư. Biện pháp này có kết quả thực tế là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - tăng gần 4% - trong ba năm liền và hạ thấp mức thất nghiệp từ hơn 6% vào giữa năm 2003 xuống 4,4% vào quý ba năm 2006.
Kết quả khác biệt là vì lần này, thuế suất được giảm nên ảnh hưởng đến tính toán lời lỗ của thị trường. Nhờ vậy mà mức lương thực tế của dân chúng cũng có tăng, dù không nhiều, trong khi thực phẩm và năng lượng bắt đầu lên giá.
Một kết quả khác mà ít ai chú ý vì truyền thông không nói là nguồn thu về thuế khoá có tăng. Dù hạ thuế suất, lợi tức thuế khoá vẫn tăng vì nhiều người làm ăn khá giả hơn nên đóng thuế nhiều hơn. Trước khi kinh tế Mỹ bị suy trầm từ tháng 12 năm ngoái, lợi tức thuế khoá của ngân sách liên bang đã tăng quá mức trung bình từ sau Thế chiến II, là 18,3% Tổng sản lượng GDP. Nói cách khác, giảm thuế không gây bội chi ngân sách như người ta thường lý luận.
Đó là về chuyện công lao của Bush.


Nhưng, tờ giấy bạc vốn có hai mặt. Cái công không trừ được cái tội: Ông Bush không tôn trọng tôn chỉ cố hữu của đảng Cộng Hoà và phương châm kỷ luật ngân sách khi không kiểm soát được công chi. Có thể vì cần hậu thuẫn của Quốc hội cho chuyện an ninh và chinh chuyến, Bush bọc xuôi theo áp lực của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong Quốc hội mà không dám phủ quyết nhiều khoản tăng chi phi lý - mị dân mà phi lý. Ông bị phe bảo thủ về kinh tế trong đảng Cộng Hoà phê phán và bỏ rơi cũng vì lý do đó.
Chính quyền Bush bị kết án là tăng chi quá mức và phải chịu phần lớn trách nhiệm về tội ấy. Nói lại cho rõ: giảm thuế có nâng mức thu cho ngân sách, mà không đủ bù đắp các khoản chi gia tăng quá cao, chưa kể ngân sách quốc phòng thời chiến với hai mặt trận Iraq và Afghanistan.
Còn chuyện ngày nay, nạn bể bóng đầu tư trên thị trường gia cư và khủng hoảng tài chánh"
Đây là một thành tích tập thể của hiện tượng "hậu quả bất lường", với sự góp phần... lưỡng đảng và đốc xúc của một ông độc lập!
Người ta thường cho rằng Chính quyền Bush có triết lý rất Cộng Hoà là giản lược kiểm soát hành chánh cho sinh hoạt kinh tế được vận hành tự do hơn và chính vì thiếu kiểm soát, thị trường mới làm bậy. Điều ấy chỉ đúng một phần. Quyết định giản chánh đầu tiên và quan trọng nhất trong lãnh vực tài chánh và ngân hàng xuất phát từ năm 1999, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, với sự ủng hộ của các nhà kinh tế tài chánh trong nội các - sau này hợp tác với Obama - và nhờ hậu thuẫn của cả hai đảng trong Quốc hội. Ngược lại, sau vụ sụp đổ của các doanh nghiêp bất lương cuối năm 20001, đạo luật Sarbanes-Oxley (tên hai Nghị sĩ đỡ đầu) đã tăng cường kiểm soát và gây khá nhiều vấn đề cho thị trường đầu tư khi đó mà ít ai nói tới.
Nhìn rộng ra ngoài, quyết định nới lỏng thủ tục cho vay để người nghèo cũng có thể mua nhà đã xuất hiện từ thời Tổng thống Jimmy Carter và tiếp tục qua thời Clinton. Một chủ trương xã hội đáng thông cảm đã dẫn tới hậu quả bất lường là trái bóng tín dụng thứ cấp, tín dụng dễ dãi cấp phát cho những người thiếu tiêu chuẩn.
Vai trò quá lớn và cách thi hành quá bất cẩn tới độ mờ ám của hai doanh nghiệp bán công Fannie Mae và Freddie Mac cũng góp phần gây ra khủng hoảng tài chánh. Hiện tượng ấy là một sự toa rập chính trị giữa doanh nghiệp và nhiều lãnh đạo Dân Chủ từ thời Clinton. Chính quyền Bush có thấy ra mối nguy và đặt vấn đề từ nhiều năm trươc mà không thể giải quyết vì sự cản trở của Quốc hội Dân Chủ. Trách nhiệm của Bush là không cho dân chúng thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề trước khi nó bùng nổ.
Cũng trong trách nhiệm ấy là sự chểnh mảng của cơ quan SEC có nhiệm vụ kiểm soát giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chủ tịch SEC, một cựu Dân biểu Cộng Hoà của California, là người phải bị đàn hặc và cách chức như Nghị sĩ McCain đã yêu cầu khi tranh cử.
Nhưng, trách nhiệm nghiêm trọng nhất phải thuộc về Ngân hàng Trung ương và Chủ tịch định chế này là Thống đốc Alan Greenspan.
Trong khi kinh tế suy trầm và nước Mỹ lâm chiến, Chính quyền Bush đã hạ thuế để kích thích sản xuất. Ở bên kia đường, Ngân hàng Trung ương cũng hạ lãi suất liên ngân hàng từ 6,50% vào năm 2001 xuống 2% vào năm sau, rồi 1% và giữ ở mức quá thấp ấy quá lâu, trong suốt 12 tháng, từ tháng Sáu năm 2003 qua tháng Sáu năm 2004. Nghĩa là lãi suất căn bản đã xuống tới 1% vào năm 2003 khi kinh tế đã được kích cầu nhờ giảm thuế và ra khỏi suy trầm từ lâu.
Chính là chánh sách tiền tệ thả lỏng đó mới thổi lên trái bóng gia cư - còn ai nhớ tới giá nhà tăng vọt mấy năm trước không" - bên trong là trái bóng tín dụng địa ốc, bên trong có một trái bóng khác là tín dụng thứ cấp sup-prime. Tiền quá rẻ khiến ai ai cũng nghĩ là mình làm ăn giỏi và càng muốn bành trướng kiếm lời với rủi ro càng lớn. Hung hăng nhất là các đại gia tài chánh tại Wall Street chứ không phải tiểu doanh chúng ta ở Bolsa.
Khi sự thể đã xảy ra rồi nhìn lại để phê phán thì ai cũng có thể là người sáng suốt.
Nhưng năm năm về trước, hầu như mọi người đều ca tụng thời hoàng kim của thị trường gia cư và thị trường cổ phiếu. Khi Ngân hàng Trung ương bắt đầu nâng lãi suất từ tháng Sáu 2004, người ta vẫn chưa thấy là trái bóng gia cư sẽ phải xì, nếu không thì bể. Sở dĩ không thấy vì dù lãi suất có tăng thì phân lời trái phiếu vẫn thấp vì tư bản ở nơi khác - Trung Quốc và các nước bán dầu - vẫn trút vào thị trường Mỹ. Đấy là lúc Greenspan về hưu và để lại trái mìn nổ chậm cho người kế nhiệm là Chủ tịch Ben Bernanke.
Thời đó, không ai muốn phá rối một cuộc vui như vậy, kể cả ông Bush với số người làm chủ căn nhà của mình lên tới mức kỷ lục. Tháng 12 năm 1996, Alan Greenspan cũng đã từng báo động về trái bóng đầu tư cổ phiếu khi nhắc tới tâm lý hồ hởi sảng, nhưng ông không làm gì để xì trái bóng, không ai ưa kẻ phá rối cuộc vui mà! Một phần vì đấy có thể là không thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương: tư cách gì mà nói rằng chỉ số Nasdaq lên tới mức nào đó là quá cao"
Bốn năm sau lời cảnh báo của Greenspan, trái bóng cổ phiếu đó bể vào năm 2000 và dẫn tới suy trầm kinh tế vào năm 2001. Kể từ đấy, Greenspan thổi lên trái bóng khác là gia cư với lãi suất thấp. Chính quyền Bush cùng Quốc hội lẫn thị trường, trong đó có cả chúng ta, đều ngất ngây trong không khí tiền rẻ và dễ kiếm. Trong khi ấy, sau sáu năm tăng trưởng - từ tháng Tám năm 2001 đến mùa Thu 2007 - kinh tế sẽ có lúc phải suy trầm, là điều mà giới kinh tế dự báo nhưng chính giới lại báo động thành khủng hoảng vì sắp bước vào năm tranh cử....
Nhìn lại 2007, kinh tế tăng trưởng gần số không trong quý một, lên gần 5% trong hai quý kế tiếp và tụt xuống số âm trong quý bốn. Viễn ảnh suy trầm đã có mòi rõ rệt. Qua năm 2008, kinh tế lại tăng trưởng gần 1% trong quý một và gần 3% trong quý hai, trước khi tuột xuống mức âm vào quý ba. Vì vậy, nếu ta nhìn lại thì đầu năm 2008 kinh tế có tăng trưởng nhưng thất thường, và suy trầm là điều dễ hiểu. Điều ít ai ngờ là vào lúc đó lại bùng nổ vụ khủng hoảng tài chánh.
Về chuyện suy trầm là kinh tế bị khựng và thị trường gia cư hạ cánh thì đầu năm 2008, Chính quyền Bush lại tái phạm sai lầm cũ của năm 2001. Đó là biện pháp kích cầu như một liều thuốc bổ nhằm trả lại 600 bạc tiền thuế cho dân. Chỉ một liều thuốc bổ không thể làm dân chúng thay đổi chế độ ăn uống hay nhịp độ sinh hoạt được. Về vụ khủng hoảng và nhìn lại từ đầu năm 2009 thì nếu ngay từ tháng Ba năm 2008 khi Bear Sterns sụp đổ, hoặc tháng Chín năm kia, khi nền móng tài chánh bắt đầu rung chuyển, mà Hành pháp yêu cầu Lập pháp cho phép bơm vài trăm tỷ vào hệ thống tài chánh và ngân hàng, may ra Hoa Kỳ đã tránh được khủng hoảng tài chánh.
Giờ này thì ai cũng có lý, nếu nhìn lại như thế!
Nhưng, có gì bảo đảm là ông Bush sẽ thuyết phục được Quốc hội vào thời điểm sớm sủa ấy khi mà ngay trong tháng Chín, sau khi các tổ hợp Goldman Sachs và AIG vỡ nợ, kế hoạch cấp cứu trị giá 700 tỷ còn bị Quốc hội cản trở vào lúc cuối" Và nếu đòi can thiệp quá sớm vào thị trường, có khi Chính quyền Bush còn bị đả kích là gây ra hốt hoảng!
Ông Bush từng bị đả kích nặng vì tấn công Iraq, từ chính những người đã ủng hộ quyết định này. Đấy là chuyện khó quên về sự lật lọng của chính trường. Chuyện đã quên là khi Fannie Mae và Freddie Mac bắt đầu rung chuyển vào tháng Bảy năm ngoái, hai nhân vật Dân chủ có nhiều trách nhiệm nhất về hệ thống tài chánh, và ăn tiền khá nhiều, là Nghị sĩ Chris Dodd và Dân biểu Barney Frank, còn gân cổ trấn an là tình hình rất khả quan!
Khi ấy, kẻ báo động là người có tội.
Vả lại, chưa chắc là khi đó Chính quyền Bush, kể cả bộ Ngân khố, và Ngân hàng Trung ương Mỹ, đã thấy ra mức nghiêm trọng của vấn đề hầu dám lấy một quyết định quá sớm và quá mạnh.
Mọi chuyện sau đó trở thành quá trễ và quá yếu!
Từ đấy mới có 700 tỷ đã bơm, có lãi suất lại rớt xuống 1% và nay đang chạm số không. Từ đó mới có cả ngàn tỷ được Ngân hàng Trung ương in ra để bơm thẳng vào các doanh nghiệp. Từ đấy mới có kế hoạch kích cầu trị giá ít ra 825 tỷ mà Chính quyền Barack Obama mong sẽ sớm ban hành trong 100 ngày đầu tiên... Từ đấy, thị trường thầm mong là nhờ kỷ nguyên mới của vị Cứu tinh Obama niềm lạc quan của dân Mỹ sẽ khởi động kinh tế...
Ít người nhìn thấy là kinh tế Mỹ hiện đang dư thanh khoản. Tiền mặt bị ứ mà chưa đẩy vào sản xuất. Một trái bóng khác đang xuất hiện, trái bóng trái phiếu... Bao giờ nó bể, người ta sẽ nói đến di sản kinh tế Obama...
Chuyện ấy, xin đi lại về sau, chớ nên làm mất vui một cuộc chơi vừa mới bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.