Hôm nay,  

Điều Gì Xảy Ra Khi Chúng Ta Thưởng Thức Nghệ Thuật?

07/04/202300:00:00(Xem: 2512)
 
4-Ann-Phong,-2020-Không-Có-Dịch-Vụ,-48x80,-acrylic-with-found-objects,-2021
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì. Những điều này đều có ảnh hưởng đến ‘định nghĩa về cái đẹp’ của chúng ta. Hình: Tranh Ann Phong – “2020, Không Có Dịch Vụ”.
 
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật?

Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
 
Vào khoảng năm 2014, giáo sư Anjan và các đồng nghiệp đã phát triển một mô hình lý thuyết được gọi là ‘bộ tam mỹ học’ (aesthetic triad) và mô hình này giải thích cách ba thành phần – hệ thống cảm nhận (sensorimotor systems), hệ thống tán dương (reward system), tri thức về nhận thức (cognitive knowledge) và quá trình tạo lập ý nghĩa (meaning-making) của chúng ta – kết hợp lại với nhau để tạo ra một khoảnh khắc mỹ cảm.
 
Mô hình là một biểu đồ Venn, với ba vòng tròn liên kết với nhau để minh họa cho bản chất năng động của quá trình tạo lập gu thẩm mỹ cá nhân của mỗi người.
 
Khi chúng ta chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật, cơ thể và bộ não, thông qua các hệ thống cảm nhận, sẽ đưa thông tin vào. Đây là vòng tròn đầu tiên của bộ tam mỹ học.
 
Vòng tròn thứ hai là hệ thống tán dương của bộ não. Đây là một tập hợp các cấu trúc thần kinh, hoặc mạch não, kích hoạt khi chúng ta trải qua các cảm xúc như hạnh phúc hoặc niềm vui. Khi hệ thống tán dương ‘lên sàng,’ nó sẽ tăng cường khả năng ta lặp lại các hành vi đã xảy ra trước sự kiện ‘khơi mào’ cho nó. Thông thường, các hành vi kích hoạt hệ thống tán dương là những hành vi giúp duy trì sự sống cho chúng ta - như là ăn, uống và ngủ - hoặc cho giống loài chúng ta, chẳng hạn như các tập tính sinh sản.
 
Chẳng hạn, chúng ta rơi vào ái tình và niềm vui khi được ăn ngon. Giáo sư Anjan giải thích: “Khi chúng ta nói về những thú vui, chúng ta đang kích hoạt hệ thống tán dương chung của mình, hệ thống này cũng được sử dụng cho những thứ rất cơ bản như thức ăn và tình dục. Niềm vui thú mà nghệ thuật mang đến cho chúng ta - khi chúng ta nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ - cũng có các phản ứng cơ bản giống nhau.”
 
Nó nằm trong vòng thứ ba – tạo lập ý nghĩa – nơi các trải nghiệm nghệ thuật có tính ngữ cảnh cao. Văn hóa, lịch sử cá nhân, thời gian và địa điểm nơi quý vị sống, tất cả đều nói lên cách mà quý vị nhìn nhận và phản ứng với điều gì đó.
 
Tâm điểm giao nhau của ba vòng này là một trải nghiệm được coi là ‘có tính nghệ thuật’. Nó bao gồm sự kết hợp của các yếu tố riêng biệt và đặc điểm sinh học cũng như trường hợp riêng của từng cá nhân, đồng thời nó cũng chứa đựng một số phẩm chất phổ quát mà tất cả những người khác cũng thấy hấp dẫn về mặt nghệ thuật.
 
Thông thường, cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật bị nhầm lẫn là một thứ, nhưng giáo sư Anjan sẽ giúp định nghĩa cái đẹp để phân biệt. Điều này na ná với việc cố gắng xác định bản chất của tình yêu. Giáo sư Anjan chia cái đẹp và nhận thức của chúng ta về nó thành ba lĩnh vực bao quát: con người, địa điểm và sự vật.
 
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì… tất cả đều có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là đẹp.
 
Khi nói đến con người và địa điểm, có một số yếu tố mà chúng ta có khuynh hướng xem xét, đánh giá giống nhau. Thí dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều có cảm nhận giống nhau trước một khuôn mặt đẹp. Khi xem xét cùng lúc nhiều khuôn mặt khác nhau, chúng ta sẽ tập trung vào các thuộc tính tương tự, chẳng hạn như tính đối xứng và cảm giác ‘có thiện cảm,’ góp phần tạo nên vẻ đẹp cho khuôn mặt. Phản ứng này xảy ra nhanh chóng và tự động.
 
Điều này cũng đúng với phong cảnh, mọi người có khuynh hướng tập trung vào một số yếu tố nhất định – như cảnh chân trời hoàng hôn trên biển – được cho là dễ chịu. Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu của nhóm ông Anjan và các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng phần vỏ thùy giữa trán (ventral medial prefrontal cortex – VMPFC) sẽ hoạt động khi chúng ta xác định một khuôn mặt hoặc một địa điểm là đẹp.
 
Giáo sư Anjan cho biết thêm, với khuôn mặt và phong cảnh, các phản ứng trong não của tất cả mọi người có tính nhất quán hơn, vì hàng thiên niên kỷ tiến hóa của loài người đã ‘định hướng’ cho chúng ta cảm nhận về cả hai thứ này.
 
Phản ứng não bộ của chúng ta trở nên đa dạng hơn khi nói về các loại đồ vật. Ông Anjan giải thích: “Các tác phẩm, vật thể con người tạo ra, cho dù đó là nghệ thuật hay kiến trúc, chỉ mới tồn tại trong vài ngàn năm, trong khi bộ não chúng ta đã phát triển suốt từ Thế Canh Tân (the Pleistocene).”
 
Gần như không có nhiều sự nhất quán về nhận thức khi nói đến nghệ thuật. Giáo sư Anjan nói: “Có thể bạn rất thích Jackson Pollock, còn tôi thì mê Edward Hopper. Cả hai chúng ta đều có trải nghiệm với cái đẹp, nhưng đối tượng kích hoạt trải nghiệm đó có thể rất khác nhau.” Hay nói cho dễ hiểu hơn, vẻ đẹp luôn nằm trong mắt kẻ si tình.
 
Hay lấy thí dụ về màu sắc. Ở Ấn Độ, quê hương của gia đình giáo sư Anjan, màu truyền thống để tang không phải là màu đen như ở những nơi khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Mà nó là màu trắng. Ông giải thích: “Quý vị chắc cũng biết saris của Ấn Độ sặc sỡ cỡ nào rồi đó. Nhưng tuyệt nhiên sẽ không có màu trắng. Vì đó là sắc màu tang tóc.”
 
Đặc điểm ưu tiên văn hóa đó được giải thích bởi vòng tròn thứ ba trong bộ ba của Anjan: tạo lập ý nghĩa. Chúng ta đến từ đâu, chúng ta lớn lên như thế nào và những trải nghiệm độc đáo của chúng ta đều góp phần tạo nên cảm nhận của chúng ta về cái đẹp. Ông nói thêm: “Ý nghĩa đến từ những gì tôi mang đến với nghệ thuật - thí dụ như nền tảng của riêng tôi – và cũng từ việc liệu việc thưởng thức nghệ thuật có sâu sắc hay không, và nó thay đổi cách tôi diễn giải và nhận định sau khi thưởng thức nó như thế nào.”
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh có thể dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến ta cảm thấy bản thân kết nối nhiều hơn với những người khác.
 
Nghệ thuật và thẩm mỹ bao gồm nhiều thứ hơn là vẻ đẹp đơn thuần. Chúng mang đến những kết nối cảm xúc với toàn bộ trải nghiệm của con người. Ông Anjan nói: “Nghệ thuật không chỉ là sướng vui, dễ chịu. Trong nghệ thuật, khi có điều gì đó mang tính thách thức, gây khó chịu, thì sự khó chịu này, nếu chúng ta sẵn sàng dấn thân với nó, có thể sẽ tạo ra thay đổi, biến chuyển nào đó. Và đó cũng có thể là một trải nghiệm mỹ cảm mạnh mẽ.”
 
Theo cách này, nghệ thuật trở thành phương tiện để đấu tranh với những ý tưởng và khái niệm khó khăn và thách thức. Khi Picasso vẽ kiệt tác Guernica năm 1937, ông đã nắm bắt được bản chất đau khổ và tàn bạo của chiến tranh, đồng thời cho thế giới một cách để ‘thấy’ những thống khổ mà Nội Chiến Tây Ban Nha gây ra. Khi Lorraine Hansberry viết vở kịch ‘A Raisin in the Sun,’ bà kể lại cho chúng ta một câu chuyện mạnh mẽ về những người đứng lên đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, và theo đuổi Giấc Mơ Mỹ, cùng với đó là khoảnh khắc cảm động về cuộc sống gia đình.
 
Nghệ thuật kích hoạt, giải phóng các chất hóa học thần kinh, hormone và endorphin giúp chúng ta giải phóng cảm xúc. Khi chúng ta trải nghiệm thực tế ảo, đọc thơ hoặc tiểu thuyết, xem một bộ phim hoặc nghe một bản nhạc, hoặc chuyển động cơ thể để khiêu vũ – một số loại hình nghệ thuật – chúng ta đã thay đổi về mặt sinh học.
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến quý vị cảm thấy kết nối nhiều hơn với người khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách các loại hình nghệ thuật giải phóng một số hormone và chất hóa học thần kinh cụ thể, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi.
 
Bằng cách này, nghệ thuật gợi ra điều mà giáo sư Anjan giải thích là những đặc tính kết hợp của những cảm xúc xảy ra cùng lúc. Nghệ thuật và trải nghiệm thẩm mỹ mang đến cho chúng ta nhiều hơn một khoảnh khắc cảm xúc. Ông nói: “Một quả cam ngon, nếu nó chỉ ngọt thật ngọt thôi thì sẽ không thú vị. Nhưng nếu có thêm một chút vị chua trong đó, ta sẽ cảm thấy sự hòa quyện chua, ngọt đó thực sự ngon hơn nhiều. Và nghệ thuật làm điều đó theo cách phức tạp hơn.” Nghệ thuật khơi gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó điều chỉnh, kết nối lại các đường dẫn thần kinh của chúng ta.
 
Biết rõ những gì mình thích và không thích, đồng thời hiểu rõ hơn cách mình bị ảnh hưởng, tiếp nhận và thách thức khi thưởng thức nghệ thuật, chúng ta sẽ dễ có cơ hội áp dụng ‘gu’ riêng của mình vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
 
Nguyên Hòa
Phỏng dịch theo bài viết “Hitting the Aesthetic Triad While Gazing at Art” của Susan Magsamen and Ivy Ross, được đăng trên trang lithub.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.