Hôm nay,  

Điều Gì Xảy Ra Khi Chúng Ta Thưởng Thức Nghệ Thuật?

07/04/202300:00:00(Xem: 1823)
 
4-Ann-Phong,-2020-Không-Có-Dịch-Vụ,-48x80,-acrylic-with-found-objects,-2021
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì. Những điều này đều có ảnh hưởng đến ‘định nghĩa về cái đẹp’ của chúng ta. Hình: Tranh Ann Phong – “2020, Không Có Dịch Vụ”.
 
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật?

Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
 
Vào khoảng năm 2014, giáo sư Anjan và các đồng nghiệp đã phát triển một mô hình lý thuyết được gọi là ‘bộ tam mỹ học’ (aesthetic triad) và mô hình này giải thích cách ba thành phần – hệ thống cảm nhận (sensorimotor systems), hệ thống tán dương (reward system), tri thức về nhận thức (cognitive knowledge) và quá trình tạo lập ý nghĩa (meaning-making) của chúng ta – kết hợp lại với nhau để tạo ra một khoảnh khắc mỹ cảm.
 
Mô hình là một biểu đồ Venn, với ba vòng tròn liên kết với nhau để minh họa cho bản chất năng động của quá trình tạo lập gu thẩm mỹ cá nhân của mỗi người.
 
Khi chúng ta chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật, cơ thể và bộ não, thông qua các hệ thống cảm nhận, sẽ đưa thông tin vào. Đây là vòng tròn đầu tiên của bộ tam mỹ học.
 
Vòng tròn thứ hai là hệ thống tán dương của bộ não. Đây là một tập hợp các cấu trúc thần kinh, hoặc mạch não, kích hoạt khi chúng ta trải qua các cảm xúc như hạnh phúc hoặc niềm vui. Khi hệ thống tán dương ‘lên sàng,’ nó sẽ tăng cường khả năng ta lặp lại các hành vi đã xảy ra trước sự kiện ‘khơi mào’ cho nó. Thông thường, các hành vi kích hoạt hệ thống tán dương là những hành vi giúp duy trì sự sống cho chúng ta - như là ăn, uống và ngủ - hoặc cho giống loài chúng ta, chẳng hạn như các tập tính sinh sản.
 
Chẳng hạn, chúng ta rơi vào ái tình và niềm vui khi được ăn ngon. Giáo sư Anjan giải thích: “Khi chúng ta nói về những thú vui, chúng ta đang kích hoạt hệ thống tán dương chung của mình, hệ thống này cũng được sử dụng cho những thứ rất cơ bản như thức ăn và tình dục. Niềm vui thú mà nghệ thuật mang đến cho chúng ta - khi chúng ta nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ - cũng có các phản ứng cơ bản giống nhau.”
 
Nó nằm trong vòng thứ ba – tạo lập ý nghĩa – nơi các trải nghiệm nghệ thuật có tính ngữ cảnh cao. Văn hóa, lịch sử cá nhân, thời gian và địa điểm nơi quý vị sống, tất cả đều nói lên cách mà quý vị nhìn nhận và phản ứng với điều gì đó.
 
Tâm điểm giao nhau của ba vòng này là một trải nghiệm được coi là ‘có tính nghệ thuật’. Nó bao gồm sự kết hợp của các yếu tố riêng biệt và đặc điểm sinh học cũng như trường hợp riêng của từng cá nhân, đồng thời nó cũng chứa đựng một số phẩm chất phổ quát mà tất cả những người khác cũng thấy hấp dẫn về mặt nghệ thuật.
 
Thông thường, cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật bị nhầm lẫn là một thứ, nhưng giáo sư Anjan sẽ giúp định nghĩa cái đẹp để phân biệt. Điều này na ná với việc cố gắng xác định bản chất của tình yêu. Giáo sư Anjan chia cái đẹp và nhận thức của chúng ta về nó thành ba lĩnh vực bao quát: con người, địa điểm và sự vật.
 
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì… tất cả đều có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là đẹp.
 
Khi nói đến con người và địa điểm, có một số yếu tố mà chúng ta có khuynh hướng xem xét, đánh giá giống nhau. Thí dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều có cảm nhận giống nhau trước một khuôn mặt đẹp. Khi xem xét cùng lúc nhiều khuôn mặt khác nhau, chúng ta sẽ tập trung vào các thuộc tính tương tự, chẳng hạn như tính đối xứng và cảm giác ‘có thiện cảm,’ góp phần tạo nên vẻ đẹp cho khuôn mặt. Phản ứng này xảy ra nhanh chóng và tự động.
 
Điều này cũng đúng với phong cảnh, mọi người có khuynh hướng tập trung vào một số yếu tố nhất định – như cảnh chân trời hoàng hôn trên biển – được cho là dễ chịu. Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu của nhóm ông Anjan và các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng phần vỏ thùy giữa trán (ventral medial prefrontal cortex – VMPFC) sẽ hoạt động khi chúng ta xác định một khuôn mặt hoặc một địa điểm là đẹp.
 
Giáo sư Anjan cho biết thêm, với khuôn mặt và phong cảnh, các phản ứng trong não của tất cả mọi người có tính nhất quán hơn, vì hàng thiên niên kỷ tiến hóa của loài người đã ‘định hướng’ cho chúng ta cảm nhận về cả hai thứ này.
 
Phản ứng não bộ của chúng ta trở nên đa dạng hơn khi nói về các loại đồ vật. Ông Anjan giải thích: “Các tác phẩm, vật thể con người tạo ra, cho dù đó là nghệ thuật hay kiến trúc, chỉ mới tồn tại trong vài ngàn năm, trong khi bộ não chúng ta đã phát triển suốt từ Thế Canh Tân (the Pleistocene).”
 
Gần như không có nhiều sự nhất quán về nhận thức khi nói đến nghệ thuật. Giáo sư Anjan nói: “Có thể bạn rất thích Jackson Pollock, còn tôi thì mê Edward Hopper. Cả hai chúng ta đều có trải nghiệm với cái đẹp, nhưng đối tượng kích hoạt trải nghiệm đó có thể rất khác nhau.” Hay nói cho dễ hiểu hơn, vẻ đẹp luôn nằm trong mắt kẻ si tình.
 
Hay lấy thí dụ về màu sắc. Ở Ấn Độ, quê hương của gia đình giáo sư Anjan, màu truyền thống để tang không phải là màu đen như ở những nơi khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Mà nó là màu trắng. Ông giải thích: “Quý vị chắc cũng biết saris của Ấn Độ sặc sỡ cỡ nào rồi đó. Nhưng tuyệt nhiên sẽ không có màu trắng. Vì đó là sắc màu tang tóc.”
 
Đặc điểm ưu tiên văn hóa đó được giải thích bởi vòng tròn thứ ba trong bộ ba của Anjan: tạo lập ý nghĩa. Chúng ta đến từ đâu, chúng ta lớn lên như thế nào và những trải nghiệm độc đáo của chúng ta đều góp phần tạo nên cảm nhận của chúng ta về cái đẹp. Ông nói thêm: “Ý nghĩa đến từ những gì tôi mang đến với nghệ thuật - thí dụ như nền tảng của riêng tôi – và cũng từ việc liệu việc thưởng thức nghệ thuật có sâu sắc hay không, và nó thay đổi cách tôi diễn giải và nhận định sau khi thưởng thức nó như thế nào.”
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh có thể dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến ta cảm thấy bản thân kết nối nhiều hơn với những người khác.
 
Nghệ thuật và thẩm mỹ bao gồm nhiều thứ hơn là vẻ đẹp đơn thuần. Chúng mang đến những kết nối cảm xúc với toàn bộ trải nghiệm của con người. Ông Anjan nói: “Nghệ thuật không chỉ là sướng vui, dễ chịu. Trong nghệ thuật, khi có điều gì đó mang tính thách thức, gây khó chịu, thì sự khó chịu này, nếu chúng ta sẵn sàng dấn thân với nó, có thể sẽ tạo ra thay đổi, biến chuyển nào đó. Và đó cũng có thể là một trải nghiệm mỹ cảm mạnh mẽ.”
 
Theo cách này, nghệ thuật trở thành phương tiện để đấu tranh với những ý tưởng và khái niệm khó khăn và thách thức. Khi Picasso vẽ kiệt tác Guernica năm 1937, ông đã nắm bắt được bản chất đau khổ và tàn bạo của chiến tranh, đồng thời cho thế giới một cách để ‘thấy’ những thống khổ mà Nội Chiến Tây Ban Nha gây ra. Khi Lorraine Hansberry viết vở kịch ‘A Raisin in the Sun,’ bà kể lại cho chúng ta một câu chuyện mạnh mẽ về những người đứng lên đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, và theo đuổi Giấc Mơ Mỹ, cùng với đó là khoảnh khắc cảm động về cuộc sống gia đình.
 
Nghệ thuật kích hoạt, giải phóng các chất hóa học thần kinh, hormone và endorphin giúp chúng ta giải phóng cảm xúc. Khi chúng ta trải nghiệm thực tế ảo, đọc thơ hoặc tiểu thuyết, xem một bộ phim hoặc nghe một bản nhạc, hoặc chuyển động cơ thể để khiêu vũ – một số loại hình nghệ thuật – chúng ta đã thay đổi về mặt sinh học.
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến quý vị cảm thấy kết nối nhiều hơn với người khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách các loại hình nghệ thuật giải phóng một số hormone và chất hóa học thần kinh cụ thể, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi.
 
Bằng cách này, nghệ thuật gợi ra điều mà giáo sư Anjan giải thích là những đặc tính kết hợp của những cảm xúc xảy ra cùng lúc. Nghệ thuật và trải nghiệm thẩm mỹ mang đến cho chúng ta nhiều hơn một khoảnh khắc cảm xúc. Ông nói: “Một quả cam ngon, nếu nó chỉ ngọt thật ngọt thôi thì sẽ không thú vị. Nhưng nếu có thêm một chút vị chua trong đó, ta sẽ cảm thấy sự hòa quyện chua, ngọt đó thực sự ngon hơn nhiều. Và nghệ thuật làm điều đó theo cách phức tạp hơn.” Nghệ thuật khơi gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó điều chỉnh, kết nối lại các đường dẫn thần kinh của chúng ta.
 
Biết rõ những gì mình thích và không thích, đồng thời hiểu rõ hơn cách mình bị ảnh hưởng, tiếp nhận và thách thức khi thưởng thức nghệ thuật, chúng ta sẽ dễ có cơ hội áp dụng ‘gu’ riêng của mình vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
 
Nguyên Hòa
Phỏng dịch theo bài viết “Hitting the Aesthetic Triad While Gazing at Art” của Susan Magsamen and Ivy Ross, được đăng trên trang lithub.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.