Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Thư gửi Ba

29/11/202213:43:00(Xem: 3361)

Tùy bút

altar

 

Một giờ sáng, lạnh

con dế gục đầu vào khe cửa

khản giọng kêu bababababa…

Ba giờ sáng, lạnh

gió lạc giọng thổi ngoài hiên babababa…

bỗng rụng cành cây khô bên thềm nhà

Năm giờ sáng, lạnh

ly trà nóng, nghẹn

rưng rưng mắt con nhòa bóng ba…

 

*

 

Nebraska khoảng 1giờ sáng ngày 12 tháng 9 năm 2022. Con đường hiu hắt ánh đèn vàng. Con đường hun hút vắng im. Chỉ có trăng đi cùng má và các con gái. Út lái xe, tìm đường đến phi trường Kansas để bay về California. Các con gái vừa nhận tin ba vừa đi xa. Bàng hoàng! Thảng thốt!

Con đường khuya và ánh đèn hiu hắt vàng và hun hút vắng và lặng im lặng im. Chỉ có trăng đi cùng má và các con gái. Các con gái lặng im cố nén chặt mọi cảm xúc. Nén chặt đến độ đông cứng. Không chịu tin đó là sự thật. Trăng mười sáu lặng im giữa bầu trời mờ sương se lạnh, mải miết đồng hành cùng chiếc xe đơn độc trên nẻo đường dài thăm thẳm hun hút vắng. Chỉ có trăng đi cùng, vẫn đi cùng chiếc xe chở nặng đớn đau yêu thương. Ba ơi, qua khung cửa bên phải xe, con nhìn thấy ánh mắt nụ cười hiền hậu bao dung của ba in vào vầng trăng. Lần đầu tiên trong đời con hiểu thế nào là yêu thương đến đau đớn, ba ơi!

Má và các con gái tiếp tục vững vàng hướng về Cali với niềm tin tuyệt đối, niềm tin mãnh liệt: Chúa đang ngự vào chiếc xe, gìn giữ tay lái của Út, vây phủ phước hạnh quanh xe, bảo bọc che chở cho mọi người về tới nơi bình an.

 

*

 

Ba ơi! Khi nghĩ về ba, chúng con luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc “yêu thương và được yêu thương.”

 

Ba ơi, chúng con cảm ơn ba đã cho chúng con niềm hạnh phúc đó. Và hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi ba là niềm tự hào của chúng con, là Tấm Chắn vững chãi cho mỗi chúng con. Tấm Chắn đó được nung đúc bằng chất liệu yêu thương, nhân từ, độ lượng, tin cậy. Tấm Chắn đó vững chãi đến độ, dù chúng con đứa đã có con có cháu, vẫn cảm thấy bé bỏng khi chạy về ôm lưng ba, dụi đầu vào đó mà hít thở hương thơm tình phụ tử.

 

Ba ơi, nghĩ về ba, chúng con nhớ những câu chuyện ba thường kể bằng giọng Quảng Ngãi mặn mà chân chất. Mỗi câu chuyện là một bài học làm người. Bài học lớn nhất mà ba đã dạy chúng con là bài học Yêu Thương, bằng chính cuộc đời ba: Thời loạn lạc, ngôi nhà ba má ở thị xã, luôn mở rộng cửa cưu mang nhiều bà con ở vùng xôi đậu lên ăn tối, ngủ nhờ. Với chức vụ và công việc của ba, ba đã cứu sống được bao người dân vô tội. Và còn nhiều việc nữa không thể kể hết.

Rồi cơn lốc xoáy của lịch sử đã tung hê tất cả… Gia đình mình tan đàn xẻ nghé. Bầy con của ba, đứa nhỏ nhất chỉ vài tháng tuổi, dại khờ ngơ ngác, bơ vơ côi cút giữa bão tố cuộc đời. Đứa về quê nội, đứa theo má đến miền đất sình lầy. Đời bầm dập nhưng chúng con vẫn luôn giữ gìn nếp nhà yêu thương, hiếu thuận, đùm bọc lẫn nhau.

 

Còn ba, chốn lao tù khổ sai nơi rừng thiêng nước độc, đói lạnh bệnh tật, cận kề bên cái chết, vẫn đêm đêm cặm cụi khắc tên cả gia đình trên chiếc lược bằng vỏ đạn. Bầy con đông nên chiếc lược khá dài, dài theo niềm thương nỗi nhớ. Miếng vỏ đạn thì lạnh cứng mà nét chữ của ba lại ấm áp mềm mại, bởi ba đã gửi gắm vào từng nét chữ bằng cả trái tim yêu thương mong nhớ. Có lần má đi thăm nuôi ba, dẫn theo đứa con nhỏ, đứa nhỏ đó giờ đã 50 tuổi, vừa kể lại rằng ba cứ ôm chặt nó vừa hôn vừa nói “nhớ con quá… nhớ con quá…”

 

Rồi ba ra tù trong bộ quần áo màu nâu đất, xộc xệch rách rưới, chân yếu mắt mờ, vàng vọt tiều tụy, suy sụp, kiệt quệ… Nhưng không lâu sau, ba lại vững vàng, sáng suốt, vẫn là cây cổ thụ che chắn, định hướng tương lai con cái. Lần lượt ba đem các em ở Quảng Ngãi vào Cần Thơ để đoàn tụ, học hành.

 

Sau đó, may mắn đã đến với gia đình mình như nhiều gia đình HO khác, ba đã dắt má cùng chúng con đến xứ sở nầy, để chúng con được sống cuộc đời tự do, được hít thở bầu không khí trong lành.

 

Ba ơi, mảnh vườn nho nhỏ sau nhà được nhiều rau trái tươi ngon, là những món quà yêu thương mà chúng con được nhận vào mỗi cuối tuần khi về thăm ba má. Hổm rày chúng con ăn rau muống, thanh long, chúng con uống nước lựu ép. Từng cọng rau xanh mượt, từng trái thanh long ngọt lành, từng hạt lựu đỏ thắm, từng nhánh hoa thơm… Tất cả, tất cả… đều có bóng dáng ba cạnh má lom khom chăm sóc gieo trồng, vun xới tưới tẩm.

 

Ba ơi! Từ bữa ba vắng nhà, chúng con luôn xúm xít cạnh má. Cùng kể lại những kỷ niệm về ba. Có đứa kể, lần nọ ba tới nhà em, ba ho, em rót nước mời ba uống. Ba cạn chén, em lại rót tiếp. Cứ vậy… nhiều lần… Tối, ba tủm tỉm cười: “Chưa bao giờ ba được uống nước nhiều như bữa nay!” Em hỏi: “Sao ba hổng biểu con đừng rót nữa?” “Bây lo cho ba, sao ba lại không uống!” Kể xong, em chậm nước mắt: “Ba mình hiền quá! Thương ba quá!” Rồi chuyện đứa này bịnh, đứa kia bị tai nạn… là ba gọi thông báo ngay để chúng con cùng chăm sóc nhau! Bao nhiêu kỷ niệm, mà qua đó, chúng con mới nhận ra rằng ba luôn để mắt quan tâm từng đứa, còn chúng con thì nhiều lúc vô tình với ba. Ba ơi, chúng con xin lỗi ba.

 

Vắng ba, nhà trống trải quá, đến nỗi đứa chắt mới 6 tuổi của ba má, vừa bước vô nhà, liền hỏi “Ông cố đâu rồi”. Lúc về nó lại hỏi với vẻ mặt ngơ ngác buồn: “Ông cố đâu rồi?”

 

Mấy năm gần đây, dù tuổi già sức yếu, ba vẫn chăm chỉ đi nhà thờ, học lời Chúa, rất sốt sắng trong nhiều sinh hoạt của nhà thờ. Nhìn ba đứng cạnh má trong ban hát, nhìn ba đọc kinh thánh, chúng con vui mừng lắm. Má con hằng đêm vẫn thích nghe và hát Thánh ca. Bài nào má con thích, ba hăm hở in ra cho má hát. Vậy đó, ba luôn dạy chúng con bằng chính việc làm của ba: Bài học về đức tin, về tình nghĩa vợ chồng.

 

Ba ơi! Ba xa lìa nơi nầy đột ngột quá khiến cả nhà thảng thốt, bàng hoàng, đau nhói, trống vắng, hụt hẫng… cứ ngỡ chỉ là giấc mộng, chỉ là giấc mộng thôi mà ba ơi! Làm sao tránh khỏi nỗi buồn đau quặn thắt nhức nhối khi vắng ba, ba ơi!

 

Nhưng, những lúc tỉnh táo, chúng con nhận ra: sự đột ngột đó lại chính là ước nguyện của ba, vì trước phút chia tay, thân thể ba không hề phải chịu đựng đau đớn. Chúa đã nhậm lời cầu xin của ba: Ba từ giã miền đất tạm nầy thật bình an nhẹ nhàng.

 

Và chúng con cũng nhận ra rằng: Việc ba đột ngột rời bỏ cõi tạm lại chính là lời nhắc nhở chúng con: Hãy sống tốt hơn nữa để khi nhắm mắt xuôi tay, lòng được vui thỏa. Hãy sống bao dung độ lượng nhiều hơn nữa. Hãy sống yêu thương nhiều hơn nữa, bởi vì, chỉ trong tích tắc… Phải, chỉ trong tích tắc thôi, người ta có thể bất ngờ vĩnh viễn xa lìa người thương yêu của mình.

 

Vậy đó! Cho đến giây phút cuối cùng, cuộc đời ba vẫn là bài học cho chúng con: Bài học làm người, bài học yêu thương.

 

Ba ơi! Thân thể ba đã trở về cùng đất, nhưng hình ảnh ba mãi mãi trong tim chúng con. Ba đã sống vuông tròn cả đạo lẫn đời. Chúng con tin chắc rằng giờ nầy ba đang thảnh thơi thỏa nguyện nơi miền vĩnh phúc đời đời.

-- Trương thị Kim Chi

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.