Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tình báo Anh từ 1992 đã dự báo Nga sẽ tấn công Ukraine, theo hồ sơ giải mật

01/11/202217:32:00(Xem: 5531)
Bình luận thời cuộc thế giới

daovan


Theo hồ sơ giải mật cho thấy Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. Trước khi bàn về  sự việc này tưởng nên lược qua bản tin của The Grayzone về vụ nổ  cầu Kerch tại Crimea được cho là có liên can đến tình báo Anh...Theo Dailystar Uk cho rằng  The Grayzone, một trang web và blog tin tức cực tả, lấy được tài liệu này.

Trang Dailystar cũng loan tải tin của The Grayzone, về việc tình báo Anh đã âm mưu làm nổ tung cây cầu Crimea ...

 

✱ Gián điệp Anh đã có kế hoạch làm nổ tung Cầu Kerch tại Crimea

 

Theo The Grayzone - Ngày 10 tháng 10 năm 2022 -  Tình báo Anh  bí mật toan tính nhằm làm nổ tung cầu Kerch tại Crimea được tiết lộ trong các tài liệu nội bộ và thư từ do The Greyzone độc quyền thu được.  Greyzone đã tìm kiếm được một bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung cầu Kerch ở Crimea với sự tham gia của các binh sĩ Ukraine được huấn luyện đặc biệt. Sau gần sáu tháng lên kế hoạch, cầu Kerch đã bị tấn công trong một vụ đánh bom liều chết ngày 8 tháng 10 dường như được giám sát bởi  cơ quan tình báo SBU của Ukraine.

 

Các  chi tiết về việc hỗ trợ “táo bạo” liên quan đến  “các hoạt động đột kích hàng hải” của Kiev đã được soạn thảo theo yêu cầu của Chris Donnelly, một đặc nhiệm tình báo cao cấp của Quân đội Anh và là cố vấn cao cấp  kỳ cựu của NATO. Thành phần cốt lõi của kế hoạch trên phạm vi rộng là "phá hủy cây cầu qua eo biển Kerch." Các tài liệu và thư từ về âm mưu thực hiện kế hoạch này đã được cung cấp cho The Grayzone bởi một nguồn ẩn danh.

 

Vụ đánh bom bằng xe vận tải  cây cầu Kerch khác với phương án được phác thảo lúc ban đầu. Tuy nhiên, sự quan tâm của Anh trong việc lên kế hoạch  về một cuộc tấn công như vậy nhấn mạnh sự tham gia sâu rộng của các cường quốc NATO vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine. Gần như chính xác vào thời điểm mà London được cho là đã phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moscow vào tháng 4 năm nay.

 

Phương án  được đề  xuất bởi Hugh Ward, một cựu quân nhân người Anh, hầu giúp Ukraine “tạo ra mối đe dọa đối với lực lượng hải quân Nga” ở Biển Đen. Các mục tiêu quan trọng được nêu ra để nhằm “làm suy giảm” khả năng phong tỏa Kiev của Nga, “làm xói mòn” “khả năng chiến đấu” của Moscow, đồng thời cô lập các lực lượng trên bộ và hàng hải của Nga ở Crimea, bằng cách “ngăn cản việc tiếp tế bằng đường biển và đường bộ qua cầu Kerch”.

 

Trong một email, Ward yêu cầu Donnelly "vui lòng giữ kín tài liệu này" . Trong số các  kế hoạch này, chỉ có “CONOPS đột kích cây cầu” là tuân theo một phụ lục dành riêng ở phần cuối báo cáo của Ward, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Rõ ràng, trong âm mưu phá hủy cây cầu chính, tránh thương vong cho dân thường.  Trên ba trang riêng biệt, cùng với các sơ đồ, tác giả viết về các điều khoản của “sứ mệnh” - “[vô hiệu hóa] cầu Kerch theo cách táo bạo, làm gián đoạn việc tiếp cận đường bộ và đường sắt tới Crimea cũng như đường hàng hải đến Biển Azov. ”

 

Ward gợi ý rằng việc phá hủy cây cầu “sẽ cần một khẩu đội tên lửa hành trình bắn trúng hai cột bê tông ở hai bên của vòm thép trung tâm, điều này sẽ gây tác hại dến kết cấu của cây cầu,” và “ngăn chặn việc cung cấp từ đất Nga đến Crimea và tạm thời [sic] làm gián đoạn đường vận chuyển."

 

Một "kế hoạch" thay thế cần một "đội thợ lặn tấn công hoặc UUV [phương tiện không người lái dưới nước] được trang bị mìn hẹn giờ " nhắm vào "điểm yếu chính" và "lỗ hổng thiết kế" trong các trụ của cây cầu.   “Lỗ hổng” này là “một số cột trụ mỏng được sử dụng để hỗ trợ nhịp chính,” nhằm mục đích tạo các dòng chảy mạnh bên dưới cầu với sự ma sát tối thiểu. Ward ấn  định khu vực cụ thể trong đó độ sâu của nước xung quanh một bộ cột chỉ là 10 mét, khiến nó trở thành "phần yếu nhất" của cấu trúc.

 

Ghi chú : Theo Reuters  ngày 30.10. 2022 - Bộ Trưởng Quốc phòng Nga  cho biết Ukraine đã tấn công Hạm đội Biển Đen gần Sevastopol bằng phương tiện không người lái vào đầu ngày thứ Bảy (29.10.2022) và rằng các "chuyên gia" của hải quân Anh đã giúp điều phối cái mà nước này gọi là một cuộc tấn công khủng bố, một tuyên bố mà Anh bác bỏ.

 

Trong các email liên quan do The Greyzone thu được, Chris Donnelly, đặc vụ tình báo quân đội Anh cao cấp và cựu cố vấn NATO, nhận xét về các đề xuất là “thực sự rất ấn tượng.”  Tiếp cận qua điện thoại, Hugh Ward không phủ nhận rằng ông ta chia sẻ việc chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Kerch cho Chris Donnelly. “ Khi được hỏi một lần nữa để xác nhận vai trò của mình về bản thiết kế, Ward ngừng lại, rồi nói: “Tôi không thể xác nhận điều đó. Tôi phải  nói chuyện với Chris trước. "

 

•  Một cuộc tấn công vào huyết mạch giao thông trị giá 4 tỷ đô la

 

Vào rạng sáng ngày 8 tháng 10, một vụ tấn công gây cháy nổ đã làm hư hỏng cầu Kerch. Một chiếc xe tải phát nổ, có hai khoang tàu hỏa chở dầu bốc cháy dữ dội, khiến hai nhịp đường nối Crimea đổ sập xuống biển, và làm ba người thiệt mạng.  Trong khi đoạn bị ảnh hưởng nhanh chóng được sửa chữa và giao thông trở lại vào ngày hôm sau, truyền thông phương Tây đã coi vụ việc là sự bối rối và thất bại mới nhất của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

 

Cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc kết nối giữa Crimea và lục địa Nga được xây dựng với chi phí 4 tỷ USD, và việc khai trương cây cầu đã mang lại chiến thắng quan trọng giữa  công chúng với  Điện Kremlin, nhằm củng cố quyền kiểm soát của Moscow đối với phần lớn lãnh thổ nói tiếng Nga. 

 

Trong một tuyên bố vào tháng 5 năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra nhận xét: “Trước đây trong các thời đại lịch sử, thậm chí dưới thời các sa hoàng, người ta đã mơ ước xây dựng cây cầu này. Sau đó, vào những năm 1930, 40, 50 họ đã đem vấn đề này ra thảo luận. Và cuối cùng, nhờ vào công sức và tài năng của  các bạn, điều kỳ diệu đã xảy ra. ”

 

Cây cầu đã được bảo vệ nghiêm ngặt kể từ ngày 24 tháng 2, đặc biệt là vì nó đóng vai trò là tuyến đường vận chuyển thiết bị quân sự chính cho các binh sĩ Nga đóng tại Ukraine. Nga trước đây đã hứa sẽ trả đũa mạnh mẽ  bất kỳ cuộc tấn công nào vào cây cầu này.  Sau vụ tấn công, trên mạng xã hội, sự hưng phấn lan rộng đã rộ lên đối với người dân Ukraine, chính quyền Ukraine và những người ủng hộ Ukraine.  Oleksiy Danilov, người đứng đầu hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, đã đăng một đoạn video ghi lại cảnh cây cầu bốc cháy cùng với một đoạn clip đen trắng ghi cảnh Marilyn Monroe hát  chúc mừng sinh nhật ông Tổng thống - ám chỉ Putin bước sang tuổi 70 cùng ngày.

 

Hơn nữa, truyền thông Ukraine đã đưa tin thông qua một nguồn ẩn danh “trong các cơ quan thực thi pháp luật” rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi Cơ quan An ninh Ukraine. Tuy nhiên, các quan chức cao cấp của Ukraine, bao gồm cả cố vấn chính của tổng thống là Mykhailo Podolyak, đã phản bác lại, thay vào đó  tuyên bố  rằng vụ việc là do Nga gây ra. Những cáo buộc như vậy đã trở nên phổ biến sau khi xảy ra các  tranh cãi  về nguồn gốc của vụ nổ có phải  là do người Ukraine - hoặc do  phương Tây - họ  so sánh  với sự tranh cãi về vụ nổ đường ống Nord Stream.

 

Qua các cuộc trao đổi bằng email với Donnelly, xác nhận rằng anh ta đã liên lạc với Guy Spindler, một sĩ quan MI6 lâu năm được bổ nhiệm  làm việc tại Đại sứ quán Moscow ở London, đồng thời với tác giả Christopher Steele nổi tiếng về “hồ sơ” Trump-Nga.

 

Tiếp cận qua điện thoại và hỏi liệu anh ta có được xem kế hoạch “Audacious” để phá hủy Cầu Kerch hay không, Spindler nói với The Grayzone: “Tôi hoàn toàn không biết bạn đang nói về điều gì.”  Về vai trò của Spindler trong quá khứ  theo các tài liệu cho thấy, Spindler trực tiếp phối hợp với Boris Yeltsin vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính thất bại chống lại Mikhail Gorbachev vào tháng 8 năm 1991.

 

Butkevičius cũng là “thành viên cao cấp ” trong nhiều năm tại Viện Statecraft, một “tổ chức từ thiện” hoạt động trong bóng tối do Donnelly thành lập, chuyên quản lý một số hoạt động tình báo và quân sự thay mặt cho nhà nước Anh và NATO, bao gồm cả  Đơn vị Tuyên truyền đen (Foreign Office black propaganda unit) tên gọi  The Integrity Initiative.  Hồ sơ The Integrity Initiative bị rò rỉ  vào thời điểm Ukraine diễn ra cuộc bầu cử năm 2019 . Ba năm trước đó, Butkevičius là một trong những “nhân viên hộ tống” cho 5 đặc vụ tình báo Ukraine được Viện nghiên cứu Statecraft đưa đến London và được quân đội Anh hướng dẫn về các kỹ thuật “chiến tranh hỗn hợp” của Nga. Cùng với anh ta  còn có Vidmantas Eitutis, người vào thời điểm đó đã huấn luyện quân đội Ukraine tiến hành "các hoạt động phản gián " ở Luhansk.

 

Việc phá hoại cầu Kerch do Donnelly đề xuất, Ward hỏi liệu quân đội Nga có biết cây cầu này dễ bị tổn thương như thế nào hay không và “những biện pháp nào có thể áp dụng" để đối phó với sự phá hoại .   Các cuộc tấn công tên lửa trả đũa vào Ukraine vào ngày 10 tháng 10 cung cấp một câu trả lời khả thi.  Về khả năng là nếu phác thảo của Ward được tiến hành, sự trả đũa của Moscow sẽ  nguy hiểm hơn, khiến tính mạng của vô số người Ukraine - và cả người Nga - gặp rủi ro đáng kể.  Donnelly rõ ràng không bị lay chuyển trước những lo ngại như vậy, tuyên bố rằng các kế hoạch là "thực sự rất ấn tượng."

 

Tuy nhiên, có vẻ như Donnelly và những người xung quanh sẽ hài lòng khi thấy Thế chiến III nổ ra tại Crimea. Trên thực tế, theo như các tài liệu bị rò rỉ mà Greyzone thu thập được, chứng tỏ việc kích động xung đột giữa phương Tây và Nga từ lâu đã là một trong những mục tiêu cuối cùng của ông ta.[1]

 

Tình báo Anh dự đoán chiến tranh Nga-Ukraine cách đây 30 năm

 

Theo trang Declassified Uk ngày 3.10.2022 - Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. Một quan chức cao cấp  thậm chí còn đặt câu hỏi liệu Ukraine có phải là “một quốc gia thực sự” hay không.  Khi tình báo Anh cảnh báo rằng Vladimir Putin chuẩn bị tấn công Ukraine vào đầu năm nay, tầm nhìn xa của họ đã giành được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, dự đoán của họ phản ánh một viễn cảnh mà phía cơ quan tình báo đã dự báo từ lâu về sự việc có thể xảy ra.

 

Vào tháng 5 năm 1992, chỉ sáu tháng sau khi Liên Xô tan rã, Thủ tướng Anh khi đó là John Major đã được các nhân viên báo cáo. Họ lo ngại về một cuộc đụng độ tiềm tàng giữa Nga và Ukraine về Crimea.  Bán đảo ở Biển Đen từng thuộc về Nga cho đến khi Liên Xô trao tặng nó cho Ukraine vào năm 1954. Trong suốt thời gian còn lại của Chiến tranh Lạnh, Crimea vẫn giữ được sự hiện diện đáng kể của Nga, bao gồm một cảng nước ấm quan trọng về chiến lược cho hải quân của Điện Kremlin. Nơi đó được coi là di sản của Nga trong khu vực mà trong những năm 1990, các chính trị gia địa phương muốn tổ chức  một cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine. Vì “phần lớn dân số ở Crimea là người Nga” .  Họ cảnh báo: "Nếu Crimea trở thành độc lập, khả năng kiểm soát hạm đội Biển Đen của Ukraine - có trụ sở tại Sevastopol - sẽ bị  di dời theo."

 

Gordon Barrass, một quan chức tình báo cao cấp  của Vương quốc Anh, nói thêm: “Người Ukraine sẽ cố gắng ngăn không cho tổ chức cuộc trưng cầu dân ý… Vấn đề này sẽ khơi dậy niềm tự hào trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev và Moscow, và có thể  dẫn đến xung đột giữa các sắc tộc ở Crimea.”  Trong thành phần những người sống ở Crimea có người Tartars, một cộng đồng Hồi giáo theo  lịch sử từng bị áp bức tàn bạo dưới sự cai trị của Liên Xô và muốn tiếp tục là một phần của Ukraine.   Percy Cradock, một nhà ngoại giao kỳ cựu và lãnh đạo tình báo của Anh, cảnh báo tình hình sẽ “kích động mạnh mẽ  tại Crimea , tại Kiev giữa các thành phần dân tộc chủ nghĩa (cũng như ở Moscow).”   Điều đó có thể đồng nghĩa với bạo lực ở Crimea, và sự đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine ”.

 

•  Câu hỏi về chủ quyền của Ukraine

 

Trong các sự kiện tiến đến một  giải pháp lẫn lộn, bao gồm Quốc hội Crimea tuyên bố độc lập, đồng thời thừa nhận thẩm quyền của Ukraine. Nhưng nếu tình hình vẫn biến động,  theo cố vấn chính sách đối ngoại cựu đại sứ Anh tại Moscow Rodric Braithwaite, đã viết một ghi chú bí mật mà ngày nay bị coi là không chính thống.  Braithwaite lưu ý: “ Ngay cả với người Ukraine, đối với người Nga, rằng Ukraine là một quốc gia thực sự, không hoàn toàn rõ ràng. “Do đó căng thẳng nảy sinh giữa cả hai.”


Braithwaite, người sau đó tiếp tục làm Chủ tịch Ủy ban Tình báo chung vào năm 1992, đã trao cho Thủ tướng tài liệu lịch sử cụ thể của khu vực, trải dài từ thời trung cổ. Ông nhấn mạnh “nạn đói do Stalin đã tạo ra  tại Ukraine vào những năm 1930-31, khiến  hàng triệu nông dân bị trục xuất hoặc bị chết đói.” - “Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người Ukraine hoan nghênh người Đức với tư cách là những người giải phóng họ vào năm 1941, và số lượng lớn đã gia nhập quân đội Đức”, Braithwaite giải thích, ám chỉ những người cộng tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

 

•  Không thể thiếu vai trò của Nga

 

Mặc dù nhiều nhóm kháng chiến cuối cùng đã bị Stalin đánh bại, nhưng chủ nghĩa dân tộc Ukraine vẫn tồn tại như một phong trào chính trị. “Trong suốt năm 1990, số lượng và quy mô của các cuộc biểu tình đòi độc lập đã tăng lên,” Braithwaite lưu ý và nói thêm rằng Nga trông giống như một “đế chế” đối với người Ukraine.  Mặt khác, ông nói: “Người Nga  không dễ gì chấp nhận sự thể này. Đối với người Nga, Ukraine là một phần lãnh thổ không thể tách rời khỏi nước Nga. Vì về  lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của  Ukraina không hơn gì một thổ ngữ ”. Ông ta tiếp tục: “Tôi chưa gặp một người Nga nào, kể cả trong số những người sành sỏi nhất, người thực sự tin rằng Ukraine giờ đây đã vĩnh viễn bị chia cắt khỏi đất mẹ.”

 

Trong một nhận xét thẳng thắn, Braithwaite nói: “Người Ukraine biết điều đó. Họ cũng biết rằng bản thân Ukraine đang bị chia rẽ: giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở miền Tây Ukraine… và miền Đông, nơi chủ yếu là người dân tộc Nga sinh sống.”   Khi căng thẳng leo thang, theo  tài liệu mật  về kế hoạch , chính phủ cảnh báo: “Chúng ta cần chú ý hơn đến Ukraine”. Họ "lo ngại về lòng trung thành lâu dài của người dân tộc thiểu số Nga (22% dân số)" và lo ngại rằng Tổng thống Yeltsin "sẽ bị thay thế bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc / chủ nghĩa tân đế quốc" trong Điện Kremlin.(and concerns that President Yeltsin “will be replaced by nationalists/neo-imperialists” in the Kremlin).

 

•  Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại

 

Vào cuối năm 1993, các nhà hoạch định của Bộ Ngoại giao cho rằng "Ukraine có thể bị Nga  sáp  nhập hoặc phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt về  kinh tế và chính trị nghiêm ngặt". Thứ trưởng ngoại giao Ukraine, Borys Tarasyuk, đã không tranh cãi về các phân tích của nhà ngoại giao Anh khi đến Kiev gặp ông ta để “ bí mật trao đổi ý kiến khoảng sáu giờ ” vào đầu năm 1994 .  Tarasyuk tin rằng Moscow “cố gắng khẳng định quyết tâm  kiểm soát càng nhiều càng tốt đối với tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ”, và sẽ “sử dụng chiến lược gây bất ổn tại các nước láng giềng của họ để biện minh cho sự can thiệp”.

 

Các chính trị gia Ukraine dường như đã “đặc biệt tập trung vào Crimea, nơi các cuộc bầu cử gần đây đã chứng tỏ quyết tâm về việc ly khai.”   Roger Bone, một nhà ngoại giao cao cấp  của Anh, người sau này điều hành hãng vũ khí khổng lồ Boeing, đã “trấn an Tarasyuk rằng, phương Tây sẽ vẫn  tồn tại vững vàng trước nguy cơ thay đổi chính sách đối ngoại của Nga” và “sẽ không chấp nhận việc tái sáp nhập các khu vực  ảnh hưởng của Nga trước đây."

 

•  Trận chiến giành ảnh hưởng

 

 Các kế hoạch đã được thực hiện để đưa nền kinh tế Ukraine phát triển theo quỹ đạo của phương Tây, thông qua việc thúc đẩy tư nhân hóa và tham gia vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Viện trợ tài chính là điều kiện để Ukraine tái cơ cấu nền kinh tế của mình theo mô hình thị trường tự do. Nhưng sẽ mất 20 hoặc 30 năm nữa mới thấy kết quả của những cuộc thảo luận này trở nên rơ ràng. Vào năm 2014, tổng thống được bầu một cách dân chủ của Ukraine đã bị lật đổ trong một "cuộc đảo chính", sau khi ông chọn một thỏa hiệp về kinh tế với Nga thay vì Liên minh châu Âu.  Và Nga,  do nhà dân tộc chủ nghĩa Vladimir Putin lãnh đạo, đã phản ứng trước việc mất đồng minh của mình bằng cách sáp nhập Crimea. Các dân cư  được cho là có 97% người tham gia cuộc trưng cầu dân ý của Nga, đã bị Tartars tẩy chay và không được Anh công nhận.

 

Trong khi đó, Moscow đã  tiếp tay làm mất ổn định khu vực Donbass phía đông Ukraine, bằng cách hậu thuẫn cho các phiến quân ly khai ở Donetsk và Lugansk. Các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại và xung đột leo thang đáng kể vào tháng Hai  năm nay khi Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.  Putin hiện đang lặp lại chiến thuật trưng cầu dân ý của mình bằng cách tổ chức các cuộc thăm dò  ở Donbass, bất chấp chiến tranh đang diễn ra. Trong khi tình báo Anh gần đây đã giành được tín nhiệm về việc dự đoán xung đột, qua các hồ sơ được giải mật cho thấy đây là điều mà cơ quan tình báo  đã biết từ lâu.[2]

 

* Về câu văn trên, Moscow “cố gắng khẳng định quyết tâm  kiểm soát càng nhiều càng tốt đối với tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ”. Để bổ túc thêm vào vấn đề này...

 

* Theo Tổ chức Vì Hòa Bình Thế giới (CEIP Org) ngày 20.2.2019:  "Chính sách đối ngoại của Nga được xây dựng cho đến giai đoạn mở rộng hiện tại  đã trải qua hơn hai thập kỷ. Hơn nữa, tham vọng của Nga có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều, liên tục từ thời kỳ Xô Viết và thậm chí từ các giai đoạn trước đó của lịch sử nước Nga, là một dấu ấn trong  chính sách đối ngoại hiện tại của Điện Kremlin và bộ phận liên quan mà Điện Kremlin dựa vào để hoạch định các mục tiêu của mình.

 

Năm 1991, Liên Xô, với nền kinh tế và hệ thống chính trị của nó sụp đổ, giải thể một cách hòa bình, đã rút lui khỏi Ukraine, Belarus, các nước Baltic, Moldova, Nam Caucasus và Trung Á. Một thập kỷ sau, với quá trình khôi phục kinh tế và chính trị đang được tiến hành, Nga đang trong quá trình thiết lập lại quan hệ với nhiều hình thức hầu kiểm soát các nước láng giềng. Vào năm 2008, sau một cuộc chiến ngắn với Gruzia, Nga đã đủ mạnh để khẳng định và duy trì quyền kiểm soát an ninh của khu vực rộng lớn và ngăn chặn bất kỳ triển vọng mở rộng nào của NATO và Liên minh châu Âu ở sân sau của mình. Một lần nữa vào năm 2014, Nga tái khẳng định quyết tâm và sẵn sàng sử dụng vũ lực qua việc sáp nhập Crimea.

 

Ngày nay, chính sách đối ngoại của Nga với nhiều tham vọng cho  dù là Liên Xô hay Nga, những tham vọng trong chính sách đối ngoại của nước này đều vượt xa “phạm vi lợi ích đặc quyền” mà tổng thống khi đó là Dmitry Medvedev đã tuyên bố sau cuộc chiến năm 2008 với Gruzia. Những tham vọng này đã bộc lộ ngay cả trước khi nước này có thể hành động. Một khi Nga khôi phục được sức mạnh kinh tế, sự ổn định chính trị và sức mạnh quân sự, sẽ không mất nhiều thời gian để lấy lại  di sản của chính sách đối ngoại thời Liên Xô." [3]

 

Theo Hoa Nam Buổi Sáng, TQ (SCMP-HK) loan tải  tin tức về tình hình quân đội Nga tại Ukraine: "Các chương trình truyền hình đã chỉ trích các chỉ huy quân sự vì không thể chiến thắng trước Ukraine, ...về những người già, ốm yếu hoặc được miễn dịch bị đưa đến các trại huấn luyện. - " Chúng tôi biết sự việc  thật kinh khủng khi nghe thấy điều đó vào tháng thứ tám của cuộc chiến” (Việt Báo  22.10.2022) .


Xem ra, tham vọng của ông Putin nhằm "lấy lại  di sản của chính sách đối ngoại thời Liên Xô" khó trở thành hiện thực.

 

CIA, MI6 giúp cơ quan an ninh Ukraine SBU hoạt động...

 

Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 25 tháng 3. năm 2019 - Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động  bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác, Vasily Prozorov, cựu nhân viên của SBU cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai (25.3.2019).  "Tôi không biết vì động cơ gì. Tôi tin rằng điều này không chỉ vì lý do an ninh mà còn  là một âm mưu, bởi vì các nhân viên CIA đã có mặt ở Kiev từ năm 2014. Họ đang cư trú trong những căn hộ bí mật và những ngôi nhà ở ngoại ô", ông nói.  "Tuy nhiên, họ thường xuyên đến văn phòng  của SBU để tổ chức các cuộc họp, hoặc âm mưu hoạt động bí mật." ông nói.

 

"Để đưa ra những cái tên cụ thể, đặc biệt là các đặc vụ MI6 - Charles Backford và Justin Hartman - có lẽ họ đã đến SBU vào năm 2016. Tôi nhớ họ đến, không chỉ để họp với ban lãnh đạo của Cơ quan An ninh Ukraine nhưng cũng đã đến thăm khu vực diễn ra hoạt động chống khủng bố, tại thị trấn Kramatorsk, và giấy phép đến thăm khu vực này được cấp thông qua trụ sở của trung tâm chống khủng bố và vì vậy những cái tên đó đã được đề cập đến, “ cựu nhân viên SBU nói.

 

Ngoài ra, một thành viên của Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng [Hoa Kỳ] Harry Reid cũng đã đến thăm Ukraine, theo cựu đặc vụ SBU cho biết. "Vào thời điểm đó là mùa thu năm 2017, ông ta dường như là giám đốc văn phòng. Ông ta đến Kiev với tư cách là đại diện của Lực lượng Đặc biệt và sau đó ông ta đến thăm Berdichev, nơi đặt trung tâm huấn luyện của Lực lượng Đặc biệt do ông ta trực tiếp giám sát. Prozorov cho biết sự phát triển của Lực lượng Đặc biệt tại  Ukraine và tại Berdichev, ông đã kiểm tra hoạt động của những người lính mũ nồi xanh của Mỹ đang ở đó với tư cách là người huấn luyện.

 

Theo lời  cựu sĩ quan an ninh Ukraine đã nói, nhiều đại diện của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, ví dụ như Rand Corporation, có mặt trong các cơ quan an ninh Ukraine.  "Tôi sẽ không cung cấp tên ngay bây giờ, nhưng những tài liệu này hiện tôi đã cất giữ chúng. Hiện có rất nhiều người và họ thường xuyên đến đây", cựu nhân viên này nói.  "Tất nhiên, tôi cũng có thể nhớ lại những huấn luyện viên nước ngoài đang làm việc trong các ' tiểu đoàn tình nguyện ' ". Tôi đã tận mắt chứng kiến những người Thụy Điển và  người Ý, chẳng hạn như ở Azov," anh ta nói. "Tất nhiên, có thể nhớ lại ông [Giorgi] Kalandadze, cựu Tổng tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Gruzia, người không chỉ huấn luyện các đơn vị Dnepr và Azov [các tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc] mà còn huấn luyện họ các phương pháp thẩm vấn và tra tấn, "Prozorov nói. "Đây là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi." [4]

 

 Về dòng chữ viết trên rằng "các nhân viên CIA đã có mặt ở Kiev từ năm 2014" - Theo Yahoo News  (16.3.2022) -  Khi xung đột trở nên căng thẳng ở Donbass, một nhóm nhỏ quân nhân kỳ cựu của CIA đã thực hiện các chuyến đi bí mật, nơi  đầu tiên họ đến tiền tuyến để gặp gỡ những người đồng cấp Ukraine ở đó. Các quân nhân của CIA nhanh chóng kết luận rằng, Nga và các lực lượng ủy nhiệm , họ đang phải đối mặt với một kẻ thù có khả năng vượt xa các nhóm Hồi giáo mà CIA đã từng chiến đấu trong các cuộc chiến sau 9/11. Một cựu quan chức tình báo cao cấp  cho biết.

 

CIA đã  bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng  tiền tuyến phía đông của Ukraine...Các quân nhân của CIA đã huấn luyện các đối tác Ukraine về  các kỹ thuật bắn tỉa; cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin do Hoa Kỳ cung cấp và các thiết bị khác; cách tránh né  người Nga sử dụng kỹ thuật  giám sát để xác định chính xác vị trí của quân đội Ukraine, nơi khiến họ rất dễ bị tấn công bởi pháo binh của Nga; cách sử dụng các công cụ truyền thông bí mật; và làm thế nào để không bị phát hiện trong khu vực chiến sự trong khi phản công tiêu diệt  các lực lượng Nga và dân quân nổi dậy khỏi vị trí của chúng, cùng huấn luyện các kỹ năng khác, theo các cựu quan chức.[5]

 

Việc BNG Trung Quốc ra thông cáo kêu gọi công dân nước họ " khẩn cấp" rời Ukraine vì tình hình " nghiêm trọng" (Việt Báo 22.10.2022) . Phải chăng  Nga tung tin phía Ukraine chế tạo  bom bẩn,   làm tiền đề nhằm hợp thức hóa cho việc Nga  sẽ sử dụng  vũ khí hủy diệt hàng loạt  tại Ukraine?  Sự việc này đã bị phía Ukraine và các nước Mỹ, Anh, Pháp cùng lên tiếng phản bác cáo buộc vô căn cứ này.  Về phía Mỹ, để  đói phó với những lời đe dọa của  TT Putin, ngoài việc Mỹ điều động  Sư  đoàn Dù 101 đến trú đóng tại Romania  sát biên giới Ukraine, Mỹ sẽ tấn công hạt nhân, nếu ‘‘lợi ích sống còn’’ của Hoa Kỳ và đồng minh bị xâm phạm . Phải chăng  hành động này của Mỹ cũng nên được  coi  là động thái "nghiêm trọng"? (Việc Mỹ triển khai quân và đe dọa  sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả, trích dẫn theo Washington Examiner và Radio RFI, link bản gốc là các chữ highlighted  trên)

 

Ghi chú của người viết: Khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2.2022, các toán huấn luyện người Mỹ rời khỏi Ukraine , chương trình CIA huấn luyện cho binh sĩ Ukraine vẫn tiếp tục nhưng ở ngoài Ukraine. Bài viết sau sẽ bàn về vấn đề này.

 

Đào Văn

 

Nguồn:

 

[1] The Greyzone: EXPOSED: Before Ukraine blew up Kerch Bridge, British spies plotted it

 

[2] Declassified Uk.: tBritish intelligence predicted Ukraine war 30 years ago

 

[3] CEIP. Org: Russia-s-global-ambitions-in-perspective

 

[4] TASS. Ru: CIA, MI6 help Ukraine’s SBU spy agency in plotting covert operations, says ex-officer

 

[5] Yahoo News: Secret CIA training program in Ukraine helped Kyiv prepare for Russian invasion

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.