Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Thank you, Canada!

02/10/202210:27:00(Xem: 2833)

Tạp ghi


IMG_3196 

 

(Cho Thanksgiving Canada, October /2022)

 

Tôi đến thủ đô Ottawa của Canada vào một tối mùa đông lạnh lẽo sau gần hai mươi tiếng dài ngồi trên máy bay từ Bangkok (Thailand), có dừng nghỉ tại Frankfurt (Đức Quốc).

 

Nhóm chúng tôi 6 người được nhân viên chính phủ đón tại sân bay rồi đưa về Reception House trên đường King Edward gần Byward Market. Đây là một chung cư nhỏ, gồm một tầng trệt và một tầng lầu, tổng cộng khoảng hơn chục phòng, mỗi phòng chứa được 3, 4 người. Tôi là phụ nữ duy nhất trong nhóm nên được đưa vào chung phòng có hai cô người Miến Điện cũng mới đến trước đó vài ngày. Mệt mỏi rã rời, tâm trí còn vương vấn trại tỵ nạn Panatnikhom, giờ này chắc mọi người đang đi dạo chơi trong trại, có ai… nhớ tôi không?

 

Sau khi nhận phòng trời cũng tối thui, họ dẫn chúng tôi xuống nhà bếp ăn tối với một món macaroni&cheese. Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy món nui với pho–mai tan chảy, tôi chỉ thấy một mùi khó chịu vì đã quen ăn món này từ Việt Nam phải là nui xào thịt ăn với nước tương dằm ớt mới đúng điệu! Tôi lắc đầu, chả thiết ăn uống, chỉ muốn đi tắm rồi ngủ, giấc ngủ đầu tiên trên xứ Canada khi bên ngoài tuyết đang rơi để xem cảm giác ra sao. Cô gái người Miến dẫn tôi vào phòng tắm, chỉ dẫn cho tôi hai vòi nước nóng, nước lạnh trong bathtub, rồi đi ra ngoài. Tôi lớ ngớ, không hề biết rằng có thể vặn cả hai vòi cùng lúc rồi điều chỉnh cho vừa độ ấm rồi ấn nút shower. Tôi mở nước nóng thì nóng quá, mở nước lạnh thì lạnh như nước đá, chả biết phải làm sao! (Lỡ... cởi đồ rồi, sao dám chạy ra hỏi!) May quá, có cái thau nhỏ trong bồn tắm, tôi mở nước nóng nửa thau, rồi mở nước lạnh nửa thau hoà chung cho đủ ấm, và ngồi xối nước tắm như khi ở trại.

 

Trên bathtub có để chai shampoo hiệu “head&shoulders”, tôi biết đó nghĩa là “đầu và vai”. Tôi nhìn quanh tìm thêm soap nhưng không có, rồi tự hỏi: “Chai shampoo ghi head&shoulders, là dành cho đầu và vai, vậy còn các… bộ phận khác thì sao?” Hỏi thì hỏi chớ đâu có câu trả lời, thế là tôi dùng nó để gội đầu (vì là shampoo), xong tôi còn lấy thêm chút shampoo để chà trên hai vai của tôi (vì chữ head&shoulders rành rành đó!), và chỉ dùng đúng cho đầu và…vai thôi nhé, dứt khoát không xài cho… khúc dưới!!!

 

Sáng hôm sau ngủ dậy tại Reception House, bụng đói meo vì tối qua bỏ bữa, tôi xuống phòng ăn thì lại càng không ăn được món oatmeal chan sữa tươi. Cái xứ gì mà ăn uống kỳ cục! Tôi bỗng thèm dĩa bánh cuốn, ổ bánh mì thịt, hoặc chí ít cũng là gói xôi bắp để trong lá chuối thơm mùi hành phi và đậu xanh hấp. Cũng may là còn có bình cà phê ngay góc phòng, (dù café ở đây lạt như nước ốc), tôi làm liền một ly, cho thật nhiều đường và cream để… cứu đói!

 

Lát sau có một người từ Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam tại Ottawa đến thăm chúng tôi. Anh tên Thành, đại diện giáo xứ đến tặng phong bì, tem thư, giấy viết, và hỏi chúng tôi dù có đạo hay không, nếu muốn đi lễ thì thứ bảy anh sẽ đến đón. Nghe xong, chú lớn tuổi nhất trong nhóm lên tiếng, chả liên quan gì đến việc… đi lễ:

 

– Nói cậu đừng cười, giờ chúng tôi đói lắm vì chưa quen ăn đồ Tây, nếu nhà thờ cho chúng tôi ít mì gói thì tốt quá!

 

Anh Thành mỉm cười sốt sắng:

 

– Dạ, cháu cũng đang tính hỏi chuyện đó, cháu sẽ phone cho người bạn mang đến.

 

Thấy anh Thành dễ dãi, chú ấy… làm tới, được voi đòi tiên:

 

– Mà cậu ráng hỏi họ tìm đúng mì Mama của Thailand nha, vì mấy năm qua chúng tôi chỉ quen ăn loại đó ở trại thôi à.

 

(Tôi cản chú ấy không kịp, trời ơi, chú tưởng mình là ai chớ!!)

 

Nhưng anh Thành lại tiếp tục mỉm cười thân thiện, và quả thật, nửa tiếng sau có người mang đến, không phải vài gói, mà là một thùng mì gói Mama. Cả ngày hôm đó tôi túc trực dưới văn phòng của Reception House vì đợi phone của bố, các anh chị em, họ hàng chú bác bên Mỹ gọi qua để chúc mừng và nói chuyện cho tôi đỡ tủi thân. Vừa ngắm tuyết rơi bên ngoài, vừa xem các cuốn tạp chí, vừa uống café, tôi nói chuyện với người trực ban (để thực tập English), vì ông ta bắt chuyện với tôi khi thấy tôi nói phone với người thân mà lúc khóc nức nở lúc lại cười vui vẻ:

 

– Ủa, sao gia đình cô bên Mỹ mà cô lại lạc loài qua đây, mà nãy giờ tôi thấy cả chục cú phone rồi đó, chắc gia đình cô ở bển đông lắm hả?

 

Ông này chắc cũng cỡ… “ông Tám” quá! Tôi đáp:

 

– Thôi, ông đừng nhắc đến vết thương lòng của tôi nghen, mà chuyện dài lắm, ông chả hiểu được đâu!

 

Nghe vậy, ông chuyển qua đề tài khác, chuyện thời tiết, chuyện thủ đô Ottawa có gì lạ, chuyện dân nhập cư, tỵ nạn, rồi cuối cùng là chuyện… ăn uống. Như được rà trúng đài, tôi than thở:

 

– Thú thật với ông, từ tối qua đến giờ tôi chưa có gì trong bụng ngoài ly café và chút mì gói.

 

– Thế à? Cô chưa quen với thức ăn bên đây sao?

 

– Dĩ nhiên là chưa, chúng tôi mới đến đây chưa đầy 24 giờ đồng hồ, ông quên rồi sao?

 

– Ừ nhỉ…

 

Tôi chống cằm, mơ màng nhìn ra cửa sổ ngắm tuyết cho… đỡ đói, rồi nói bâng quơ với ông ấy:

 

– Ước gì bữa ăn tối nay có một nồi cơm! (Lúc ấy tôi nghĩ đến món cơm trộn với canh mì gói, là món “ngon” ở trại tỵ nạn).

 

Ông ấy nhìn tôi, thương cảm:

 

– Ở dưới bếp có gạo, mà cô ăn cơm với gì, để tôi cố gắng nhắn với nhà bếp xem sao, dù rằng tôi không dám hứa.

 

Thấy tôi xịu mặt mất hứng, ông vội vàng xua tay:

 

– Ý tôi là không dám hứa vụ thức ăn kìa, còn nồi cơm thì bảo đảm là có, cô cứ yên tâm. Giờ nói cho tôi nghe cô muốn ăn cơm với gì nào?

 

Được khuyến khích, cộng thêm cái bao tử đang réo gọi, tôi thoải mái ước mơ:

 

– Người Việt chúng tôi ăn cơm với rau, và với thịt heo, bò, cá, gà, vịt, nói chung là luộc, nướng, kho, xào, hấp, quay, khìa… đủ kiểu hết á!

 

Chẳng biết ông ấy có hiểu tôi nói gì không, nhưng vẫn chăm chú, gật gù theo trí tưởng tượng của tôi với các món ăn nóng sốt đang làm tôi… nuốt nước miếng.

 

Đến giờ dinner, bà bếp trưởng da đen gọi nhóm Việt Nam đến. Trong khi các nhóm Somalia, Miến Điện rộn ràng bên bàn ăn với những dĩa spaghetti phủ đầy tomato sauce đang bốc khói thì nhóm chúng tôi, còn hơn cả mong đợi, có một nồi cơm trắng và chảo bắp cải xào thịt bò hộp. Tôi hỏi thịt gì mà ngon thế, bà đưa cái lon đồ hộp cho chúng tôi xem, ghi là corned–beef, không phải có “bắp”, không phải thịt xay, vì các xớ thịt nhỏ xíu vẫn còn, nêm nếm thật đậm đà, thịt bò mềm rục quyện với chất ngọt của bắp cải. Chúng tôi hồ hởi ăn hết sạch cả cơm lẫn thức ăn trong ánh mắt vui sướng của bà đầu bếp người Jamaica.

 

Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến còn ngơ ngơ ngáo ngáo chính hiệu “con nai vàng”, chưa đóng góp được gì cho đất nước người ta, mà chỉ biết đòi hỏi toàn… đồ ăn!

 

Thương cái xứ “tư bản giãy hoài chưa chết” này quá thôi!!!

 

Kim Loan

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.