Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Hoạn quan

26/08/202210:22:00(Xem: 3310)
Tìm hiểu

thaigiam
Thái giám triều Nguyễn.

  

Người Việt Nam không còn lạ gì những nhân vật thái giám trong các phim bộ Hồng Kông, những người đàn ông có dáng dấp và giọng nói ẻo lả như phụ nữ. Ai cũng biết thái giám là những người đàn ông bị thiến, để phục vụ cho vua và hoàng tộc trong cấm cung. Đặc biệt là Quế Công Công, thái giám giả Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký, đã làm những chuyện động trời với Kiến Ninh công chúa, em của vua Khang Hy, và với 2 tiểu thơ của Mộc Vương phủ, bị Thiên Địa Hội đưa vào hoàng cung, nơi bí mật để Vi Tiểu Bảo quản lý.


Thái giám ăn hối lộ của các cung phi, để sắp xếp cho được vào phục vụ nhà vua, thái giám rình rập nghe tin tức, làm gián điệp cho các hoàng hậu, hoàng thái hậu và giữa các quý phi...

Các triều đình phong kiến Việt Nam ngày xưa cũng có hoạn quan phục dịch, nhưng ít có ai nhắc đến họ, vì họ bị xem như những nô tài âm thầm trong cung. Hơn nữa, không có những hoạn quan chuyên quyền, lộng hành, gây bè đảng, nhũng nhiễu triều chính như ở bên Trung Hoa.

Dưới thời Đế Quốc La Mã, những thanh niên khoẻ mạnh được tuyển chọn đem đi thiến làm hoạn quan. Ví dụ như Bagoas là hoạn thần được Alexander Đại Đế sủng ái, còn vua Neron thì có hoạn quan tên Sporus.

Hoạn quan Trung Hoa

      Ngụy Trung Hiền - Đại thái giám lũng đoạn minh triều  hoan-quan-la-gihoan-quan-la-gi


Các triều đại phong kiến Trung Hoa xa xưa, từ đời nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đã có những cơ cấu Nội Thị do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi mọi việc trong cung đình. Hoạn quan nhà Tống có người thống lĩnh quân đội, đến đời nhà Thanh thì chức Tổng Quản Thái Giám đứng đầu các thái giám. Có nhiều tên và chức vụ để chỉ hoạn quan: Thái giám, Công công, Tự nhân, Yêm nhân, Nội thị, Thị nhân, Yêm hoạn, Hoạn giả, Trung quan, Nội thân, Nội giám. Từ ngữ "Thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông năm 662, chỉ những người lo về xa giá, y phục trong hoàng cung. Người thái giám tất yếu phải là hoạn quan.

Đến thời nhà Minh, quyền thế thái giám được mở rộng ra, có người được cử làm sứ giả, coi xét quan lại, trông coi quân đội, cho nên sinh ra lộng quyền. Nhà Thanh hạn chế quyền hạn của thái giám, chỉ làm quan đến tứ phẩm. Có chức Tổng Quản Thái Giám để chi huy thái giám.

Nguồn gốc hoạn quan Trung Hoa

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc do 3 nguyên nhân sau đây:

– Hoạn quan là tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch, bị cắt bỏ bộ phận sinh dục.

– Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.

– Tự nguyện xin làm hoạn quan để mưu cầu phú quý. Nhiều gia đình quá nghèo, đem con vào làm thái giám.

Một số phương pháp yêm cát

Yêm cát là thiến.

        https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRJ995Y3Sh_x6jbSjcWtZtRV_2CD9a8_J_is9zOVUX8EbykmA22  Ác mộng kinh hoàng 3 cực hình tĩnh thân thành thám giám - Ảnh 3 


Ngoại trừ những người khiếm khuyết bộ phận sinh dục từ lúc sinh ra, những hoạn quan phải trải qua "Thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là yêm cát hay cung hình, tàm thất, hù hình, âm hình.

Bốn phương pháp để thiến con trai:

1. Cắt toàn bộ dương vật và dịch hoàn
2. Chỉ cắt bỏ dịch hoàn
3. Đè cho bể nát dịch hoàn
4. Cắt bỏ dương vật

Còn có phương pháp thiến nữa gọi là "Thằng hệ pháp" tức là dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé, lâu dần bộ phận sinh dục mất khả năng phát triển và chết đi. Hoặc cho đứa bé uống một thứ thuốc tê, gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích hoài vào dịch hoàn khiến cho bộ phận sinh dục không còn công dụng được nữa.

Tác giả Carter Stent mô tả việc thiến ở cuối đời nhà Mãn Thanh như sau:

"Trước khi thiến, người muốn làm thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp, và được hỏi lần cuối cùng là có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu trả lời không, thì một người giữ chặt cái bụng người đó, 2 người khác banh hai chân ra và giữ cho không cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và ở 2 bên đùi. “Bịnh nhân” được cho uống một thang thuốc mê gọi là ma phế thang. Bộ phận sinh dục được chà xác bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật và dịch hoàn được cắt "xoẹt" một cái sát đáy. Một cái nút kim loại, được gắn ngay vào lỗ dẫn nước tiểu. Vết thương được băng lại bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

Người phụ trách việc thiến gọi là "Đao tử tượng" và con dao bén gọi là "Yêm đao". Những đao tử tượng dìu người bị thiến đi quanh phòng ba giờ liền trước khi cho nằm nghỉ. Người bị thiến vừa đau đớn vừa khát nước vì mất máu, nhưng không được uống nước suốt 3 ngày để không cho tiểu tiện. Sau 3 ngày, băng vải được cởi ra, và cái nút được rút ra. Nếu bịnh nhân đi tiểu được thì xem như thành công. Trái lại, nếu không đi tiểu được thì chỉ có nước chờ chết.

Nhiều gia đình chuẩn bị cho con mình làm thái giám ngay lúc còn nhỏ. Một bà Vú đặc biệt được thuê để thực hiện, từ lúc còn nằm trong nôi. Bà vú có một thủ thuật riêng, mỗi ngày 3 lần, nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến nó khóc thét lên. Sức bóp càng ngày càng tăng thêm, và cơ quan sinh dục đứa bé bị hủy hoại. Khi lớn lên, chẳng những mất khả năng sinh dục, mà dương vật càng ngày càng teo dần khiến cho đứa trẻ có nhiều nữ tính. Không có trái cổ, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu trở thành bán nam bán nữ.


Những kẻ thao túng chuyện mây mưa của hoàng đế


Ở hậu cung có cả ngàn cung phi mỹ nữ, làm sao mà quản lý cho hết được. Muốn được xếp ưu tiên thì phải chiều chuộng thái giám. Bỗng nhiên thái giám trở thành những kẻ thao túng chuyện mây mưa của hoàng đế. Thái giám còn có nhiệm vụ ghi chép tên tuổi, ngày giờ mà cung phi được ăn nằm với hoàng đế, để sau đó, nếu cung phi có thai thì đem ra đối chiếu thời gian mà xác định đứa bé có phải là con của ông vua hay không. Việc nầy rất quan trọng trong việc thừa kế ngai vàng, xác định hoàng tử, thái tử.


Hoạn quan Việt Nam

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTgMGJSxB1Hb0uquUTCdy_LHcN88xDkmMP1DBApggl90ac2S6PdtQ 

Nghĩa trang thái giám ở chùa Từ Hiếu, Huế.


Ở Việt Nam, hoạn quan được ghi nhận đã có từ thời nhà Lý.

Đến nhà Nguyễn thì hoạn quan chia làm 5 trật:


– Quản Vụ Thái giám

– Kiêm Sự Thái giám

– Thừa Vụ Thái giám

– Cung Sự Thái giám

– Cung Phụng Thái giám.


Việc tuyển chọn thái giám ở Việt Nam thì theo lịnh của triều đình, ưu tiên cho những trẻ em bán nam bán nữ bẩm sinh. Người dân nào sinh con có khuyết tật đó, thì được quan chức sở tại đến kiểm tra, và dâng sớ tâu lên triều đình. Cha mẹ nuôi con đến 13 tuổi, thì Lễ Bộ đưa vào cung tập sự làm hoạn quan. Làng nào có hoạn quan thì được miễn binh lính, phu phen, tạp dịch, và cả sưu thuế nữa.

Nếu bẩm sinh không đủ số, thì thanh niên nào tình nguyện sẽ được xem xét tuyển chọn. Có lẽ vì nghi kỵ Tả Quân Lê Văn Duyệt, vốn là thái giám, nắm nhiều binh quyền, cho nên vua Minh Mạng ban chỉ dụ quy định thái giám chỉ làm việc hầu hạ trong cung mà thôi. Tấm bia khắc toàn bộ văn bản của chỉ dụ nay vẫn còn trong Văn Miếu ở Huế.

Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối, bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, đến thời Minh Mạng (1820-1841) vua đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám: “Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ, nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi. Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”


Thái giám Việt Nam có riêng một nghĩa trang trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, cách Huế chừng một cây số. Chùa Từ Hiếu còn được gọi là Chùa Thái Giám nữa.

Những danh tướng xuất thân từ thái giám

Ba thái giám trở thành danh tướng Việt Nam là Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngũ Phúc và Lê Văn Duyệt.

Lý Thường Kiệt (1019-1105)


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRS6Ws7mo67320WEqHC_JxJIZXv7R5ntWHfJpqc4eSP9dB9fBE8  http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/221/2011_221_7_anh3.jpg


Là một danh tướng xuất thân từ hoạn quan thời nhà Lý, đời vua Lý Thái Tông. Theo Gia Phả họ Ngô Việt Nam, thì ông tên là Ngô Tuấn, con của Sùng Tiết Tướng Quân là Ngô An Ngữ. Cũng có tài liệu nói ông họ Quách. Vì gia đình có công, cho nên nhà vua cho mang họ Lý, Lý Thường Kiệt.

Năm 22 tuổi, vì gương mặt xinh đẹp nên được sung vào làm Hoàng Môn Chi Hậu, là thái giám phục vụ cho vua và hoàng hậu. Trong 12 năm làm thái giám, danh tiếng của ông ngày càng nổi bật lên. Lý Thường Kiệt là một danh tướng có chiến thắng lẫy lừng là phá Tống, bình Chiêm.

Hoàng Ngũ Phúc (1713-1776)

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR_KfPk_K6kThDEqzfWEKjUQyIx6nPKYRoVeYnaKCoF6RU9prmO Về cuộc Nam chinh của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc -0

Hình minh họa Hoàng Ngũ Phúc (phải). Mộ Hoàng Ngũ Phúc (trái). 


Là danh tướng thời Lê Mạt, Trịnh Nguyễn phân tranh và Tây Sơn khởi nghĩa. Hoàng Ngũ Phúc người xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ông xuất thân là một hoạn quan, nổi tiếng là có nhiều mưu kế. Giữ chức Nội Sai trong Hình Phiên. Ông có công dẹp loạn Nguyễn Hữu Cầu và vào Phú Xuân đánh bắt Trương Phúc Loan, chấm dứt giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh kéo dài trên 200 năm, mà Sông Gianh là ranh giới.

Lê Văn Duyệt (1764-1832)

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSWD8sQsjJpnnvT-McpeZHe70orP8IUyeRI_zQnIZn_ZuI4c5se https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR3ByynDEQFmJRVlVr50kJ3yrbP4Qiw9CygIS970zpTn8XY2sxS


Người thái giám thứ ba trở thành danh tướng, một trong những khai quốc công thần của nhà Nguyễn là Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Ông theo vua Gia Long năm 17 tuổi làm thái giám, là người bán nam bán nữ bẩm sinh chớ không phải bị thiến. Lê Văn Duyệt giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng nhiều trận được xem là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Đền thờ ông hiện tại còn ở Sài Gòn, được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.

Nhiệm vụ thái giám

Trong cung cấm, hoàng gia đông đúc, tam cung lục viện, cần người phục vụ hằng ngày cho vua, hoàng hậu, các cung phi, hoàng tử, công chúa... Nhà vua không an lòng để cho những người đàn ông bình thường sống chung với những người đẹp được tuyển chọn khắp nơi đưa vào cung. Cho nên, những quan chức ấy phải bị thiến. Những người bị thiến sau tuổi trưởng thành, dù mất khả năng sinh dục, nhưng họ vẫn còn những khao khát và đòi hỏi về sinh lý.

Trong nhiều triều đại, thái giám được cho ngủ chung với đàn bà trong cung để cho các phi tần có chút khí dương ngõ hầu ít bịnh tật. Đối với những thái giám chỉ bị cắt dịch hoàn, họ còn khả năng cương cứng, cho nên đã có những lời đồn đãi về thái giám với cung phi.

Đời sống của hoạn quan

Họ sống đầy đủ về mặt vật chất nhưng thiếu thốn về mặt tinh thần. Người xưa rất coi trọng việc truyền giống, kẻ tuyệt chủng bị kết án nặng nề. "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại", là có 3 điều bất hiếu, tội lớn nhất là không có con nối dõi tông đường. Đau khổ vì mặc cảm bị người đời khinh rẻ. Buồn vì cuộc đời cô đơn, khi nhắm mắt làm ma lang thang không nơi nương tựa. Vì vậy, nghĩa trang của thái giám Việt Nam đặt ở trong chùa để nương nhờ hương khói mai sau.

Giữ gìn bảo cụ

Bộ phận sinh dục của hoạn quan, sau khi cắt ra, được giữ gìn kỹ lưỡng, xem như một báu vật, gọi là “bảo cụ”. Bảo cụ được tẩm vôi bột, hút hết máu để không hôi thúi. Của quý được xem là bảo vật, vì mỗi khi được thăng quan thì phải trình bảo cụ cho thái giám thượng cấp, để chứng minh thật sự là đã bị thiến. Tránh những trường hợp như của Quế Công Công Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký, làm chuyện động trời như đã nói trên.

Trường hợp thứ hai là, khi chết bảo cụ phải được mang theo cho được chết toàn thây.


Trường hợp thứ ba là vì niềm tin cho rằng bộ phận sinh dục có thể mọc lại nếu uống thuốc và ăn uống các loại tráng dương. Do đó, nhà Thanh cứ mỗi 3 năm thì thái giám phải qua kỳ "Tiểu tu", 5 năm qua kỳ “Đại tu” để cho thái giám chuyên trách khám xét xem ngọc hành và dương vật có mọc lại không.

Ngoài việc thay đổi hình dạng, hoạn quan còn thay đổi tánh tình, trở nên nhỏ nhen, độc ác, tàn nhẫn. Thường bị són đái, nước tiểu chảy ra quần, gây mùi khó ngửi cho nên thường bị chê cười, chế giễu.

Hình dưới là ông Tôn Diệu Đình, người được xem là thái giám cuối cùng của Trung Hoa.


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRFfW29pn5_sXX-6asjj_7PmilnFtQMdW1UwLD4yGs7lgsE75h0 a


Sự ích kỷ của các vua chúa ngày xưa, đã tạo ra một hình thức quan lại đặc biệt, đã làm khổ biết bao nhiêu thanh niên như thế. Năm 1996, ông Tôn Diệu Đình (Sun Yaoting) là người hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến, nhà Mãn Thanh đã qua đời, chấm dứt chế độ hoạn quan Trung Quốc.

Trúc Giang MN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.