Hôm nay,  

Sonnet | Đối Thoại

10/06/202200:00:00(Xem: 3257)

Từ trái Cung Tiến Doãn Quốc Sỹ Trần Dạ Từ Nguyễn Xuân Nghĩa
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Cung Tiến, Doãn Quốc Sỹ, Trần Dạ Từ, Nguyễn Xuân Nghĩa, tòa soạn Việt Báo, 2019, Westminster

Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.

Mời đọc lại hai bài thơ Thạch Chương viết thời ông ở tuổi đôi mươi.



*** 

SONNET

Thạch Chương

 

Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi

ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển;

qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm

em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi.

 

Sau áo len danh từ là thế giới xa vời,

là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm;

qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm

vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.

 

-- Kèn đồng xin loa vang đạp những thành kia xuống!

bóp nghẹt tiếng cười, và xin khô héo đôi môi;

 

yêu, thương, sầu, nhớ. Hãy vượt qua thành hiện tượng,

soi mặt trời mắt em,  để tôi chiêm ngưỡng

hình tôi.

 

***

ĐỐI THOẠI

 

nhân vật

 

Sáng khuya đô thị hai giờ

Những mớ tóc yêu tinh xòa ngõ hẻm

Những bước chân giầy rộn rã

Rộn rã trong tim

căng thẳng. Và những điểm lập lòe thuốc lá

Rồi rộn rã. Rồi câm im

Rồi những thì thầm nhày nhụa

Nhưng trên kia là giải ngân hà như lụa

 

đôi mắt

 

Và chúng nó làm đầy khối không gian nhỏ

Bằng đủ loại hơi hữu cơ

Cười phì hơi dạ dày tròm mồm

Ngày dại điên cuồng bệnh hoạn là

những cặp mắt sờ

da thịt em tàn nhẫn

Ngạo nghễ như thiên thần

Em thuộc về anh em không thuộc

về chúng nó

Em đoán – bằng và qua đôi mắt

Bằng sự vắng mặt của anh

Rằng có thể người ấy vừa nhắm mắt

Hoặc có thể đang nằm bệnh viện hoặc

có thể có thể chẳng có gì

Nhưng một sự thật em chắc chắn

là em muốn cắn anh vì sự

anh thờ ơ

 

nhân vật

Đôi mắt dịu ăn-sâu-vào-trái-tim

theo đuổi chập chờn như một sợ hãi

Những cửa sổ đen ngòm thì thầm

Kể lể những sa đọa thường xuyên

Chứng kiến ở mỗi

sáng khuya đô thị hai giờ

Cột đèn nghiêm trang sao không nói

Cây reo lãnh đạm sao không nói

Và cầu dài câm bóng nhà cao đổ

im lìm và vườn và vườn hoa và ghế dài và

thềm nhà và

Tại sao không nói. Xin

cúi đầu van lạy đừng ruồng bỏ

Bởi biết rằng sáng mai khi mặt trời

về các người sẽ

thân yêu và tha thứ

 

đôi mắt

Em thề em không thuộc về chúng nó

Thương hại những mớ tóc vàng

mềm óng bồng bềnh gió biển là những

thủy thủ Noel lần đầu bến lạ

Và môi ngạc nhiên nhạo báng vô tư

Bởi những sợi tóc giả những cánh tay già

Quàng xiết bằng một đam mê lạnh

Những con mắt bốc hơi những bụng tròn

Không thở những thuốc lá quên hút

những toan tính nhày nhụa

và vải bàn trắng rượu đỏ lênh láng những

-- Chắc nền nhà đang lung linh

Mẹ và các em đang cầu kinh

Thân thể em biết phút này thôi không huyền

diệu nữa phải không anh

Nhưng còn anh em biết em

sẽ cắn anh vì sự anh thờ ơ

 

nhân vật

Cửa sổ đen ngòm cười mai mỉa

Đường âm tiếng giày khô

Nhạo báng

Và trên kia là giải ngân hà như lụa

Sao rơi vào mắt vào tâm hồn như mưa

Phố rỗng. Cây vắng mặt. Cột đèn bỏ quên

Hai điểm sáng long lanh tinh nghịch cầu xin

làm nhói trái tim

Trên cầu bóng loạng choạng

một thủy thủ già trên môi vừa chết đi

khúc ca chiến thắng của bản năng

Không không trăm lần không

Và sương này mưa lò cửa sổ

Gối trắng mờ sáng – đêm – chờ đợi thân yêu

Bàn ghế hòm tủ sách vở chạy sô êm đềm thăm hỏi

Và những trang vàng

Và tận cùng một quyển sách là

điểm mong manh m-ột chân lý

 

XII-58 Sydney

Thạch Chương

 

*Tài liệu từ facebook.com/huyvespa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ)(*). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn.
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Quý bạn yêu nhạc muốn ủng hộ đêm nhạc Mắt Nâu với những tình khúc của Hoàng Tử Bé - Jayden Nguyễn tại Coffee Factory (15582 Brookhurst St, Westminster, CA 92683) vào ngày Lễ Tình Nhân, Thứ Sáu, 14 tháng 2, xin vui lòng nhắn tin đến 714-592-8941 để đặt vé.
Tuyết rơi như lông ngỗng, như hoa rụng tùng chùm, bám trên nóc xe, trắng xóa mặt đường và tan dưới lằn bánh xe cán ngang. Hơi lạnh len cả vào chân tóc. Mùa Đông thật sự đã đến.
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970. Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Bài viết của nhà thơ Ngu Yên ở Texas “Cảm Xúc Trong Tiếng Hát” có nhiều điều lý thú trong lãnh vực âm nhạc. Ngu Yên đã dấn thân trong hai lãnh vực Thơ, Nhạc… Ngoài các tập thơ đã được ấn hành, khoảng cuối năm 1995 ở Houston, Ngu Yên tổ chức những buổi ra mắt sách, băng nhạc, CD và tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc. Năm 1998, Ngu Yên đứng ra thành lập nhóm Viet Art Productions để thỏa mãn sự ham vui theo sở thích cùng nhau vui chơi, tổ chức trên 50 buổi trình diễn như đại hội chợ, trong những dịp lễ, sinh hoạt cộng đồng… ngoài Texas còn có nhiều nơi khác. Vì vậy trong lãnh vực âm nhạc, Ngu Yên có kinh nghiệm và khả năng viết về đề tài nầy… Qua bài viết của tác giả Ngu Yên tạo cho tôi cảm hứng góp phần chia sẻ với “lời bàn Mao Tôn Cương” tế nhị vì cũng ngại làm phật ý với “ca sĩ” trình diễn và góp ý thêm cho sinh động trong chuyện vãn.
Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2025, gia đình và đông đảo bạn hữu đã đưa tiễn họa sĩ/nhà văn Khánh Trường về nơi an nghỉ ở Peek Family, Westminster. Chương trình tang lễ ngắn gọn nhưng ấm cúng, thân tình, và thật cảm động với nhiều lời phát biểu chia sẻ của gia đình và nghệ sĩ thân hữu. Việt Báo đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết từ bạn bè, văn hữu trong số báo đặc biệt về Khánh Trường ngày 3 tháng 1, 2025, sau đây là bài điếu văn của con gái út của Khánh Trường, Annie Nguyễn Trường An, đọc bởi chồng Cô trong buổi tang lễ bằng tiếng Anh, Lê Anh Dũng biên dịch sang tiếng Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.