Chơi Cờ Carô

10/06/202200:00:00(Xem: 601)

1. Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Một con phố đông về chiều đã hết nắng. Trời chạng vạng. Các cửa tiệm đã lên đèn néon đỏ, xanh lá cây, rất lõa lồ, mời mọc và bẩn thỉu: những quán rượu. Dưới hè đường mấy đứa bé đánh giầy đang ngồi chơi cờ carô trên ô gạch, bằng phấn trắng, yên lặng như những ông già. Mấy người lính Mỹ bước vội vã vào mấy quán rượu. Những tên quán rượu ngồ ngộ và lạ lùng: Blue Moon, Starlight, Princess, San Francisco.


2. Súng nổ rất nhiều ở đằng xa. Đâu đây. Những người nào chết? Ai còn sống? Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Hai đứa bé đánh giầy xóa ván cờ vừa đánh, chơi lại ván khác. Yên lặng. Một cặp tình nhân ôm nhau mươn mướt đi phía bên kia đường. Họ nói gì với nhau? Một đứa đàn bà quần áo thiểu não ôm con ngồi dựa vào tường một hiệu Nouveautés, dưới phố. Không phải là một sự xấu hổ như một bức tượng Kẻ ăn mày nào của Rodin, mà là một sự van xin đeo đẳng bực mình. Thoa có biết xấu hổ không đã?


3. Những người nào chết? Bộ mặt chết ra sao? Ở nhà thương khác. Ở nhà khác. Ngoài đường khác. Ngoài mặt trận khác. Tư tưởng cuối cùng của một kẻ chết, hoặc vì đạn, hoặc vì bệnh, hoặc vì chiếc giây thừng, là tư tưởng về gì? Tiếng đại bác quanh Saigon nổ ròn nghe đều như những tiếng timpani trong một hợp tấu khúc cổ điển. Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Đã thật là tối.

 

4. Hai đứa bé đánh giầy ngồi chơi cờ như là ông tiên! XXXO OXXOO XOOOX. Thoa nghĩ: có phải trách nhiệm của mình khi đứa bé đó (thằng? con?) bị bỏ rơi ở dưới cống một con đường vắng? Hôm qua Thoa đã tra tự điển chữ responsabilité. Larousse: n.f., obligation de réparer le dommage causé à autrui par soi-même; de supporter le châtiment prévu pour l'infraction qu'on a commise. Réparer ra Iàm sao? Chatiment nào bây giờ? Rồi đứa bé đó (thằng? con?) đã chết rồi. Nó không có một cái tên (nghĩa là một tiếng phát ra từ giây thanh đới), bởi chưa ai gọi nó. Và dommage nào mới được?


5. Tiếng súng đại bác đằng xa kia chẳng hạn. Những vụ plastique liên tiếp chẳng hạn. Đây là một cánh tay. Kia là một mảng đầu. Một mảng áo len, mà người vợ đêm đêm không ngủ để đan cho chồng nằm yên lặng đó, trên hè đường. Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can một căn gác và ngó xuống đường và nghĩ như thế. Một chiếc taxi đỗ. Cửa mở toang. Một người đàn ông bước xuống. Trả tiền. Cửa xe đóng lại. Chiếc xe vụt đi. Người đàn ông nhìn bên trái bên phải. Bước qua đường. Qua mặt đứa đàn bà ăn mày. Quay trở lại. Móc túi. Cúi xuống, rất trịnh trọng, đặt vào nón đứa đàn bà ăn mày một tờ giấy bạc. Người đàn ông đi. Bóng hắn dưới mấy chiếc đèn néon đỏ, xanh lá cây, dài dặc và yên lặng. Và bí mật. Đứa đàn bà ăn mày rất cẩn thận, gấp tờ giấy bạc nhét vào túi.

 
6. Thoa đứng tỳ tay và cằm trên lan can ngó xuống đường. Quán rượu bên cạnh, bây giờ Thoa mới để ý, đã lên nhạc từ hồi nào. Non… Je ne regrette rien… Đứa nhỏ, thằng người nhỏ đó, bỏ rơi ở cống nào đó, đã chết rồi. Có thể nằm dưới một đống rác Đô Thành nào đó, một loài hữu cơ cả, rất tốt cho cây lúa cây khoai: Phân bón hữu hiệu nhất. Súng nổ ùng ùng ở đằng xa. Đâu đây. Muốn làm nên một viên đạn ta phải dùng tới bao nhiêu sức lao động? Sự tổ chức kinh tế phải là phức tạp lắm.

Chiếc kim của Adam Smith đòi hỏi tới mấy trăm công việc. Nhưng sự thằng người nhỏ đó ra đời chỉ cần tới một đam mê - hay một bản năng tình dục – mấy cái hôn, mấy nhịp mông, một hư vô, vài tia nước phụt mạnh vào một giếng nước đen sâu nhầy nhầy.

 

Và một thời gian qua. 


7. Và một thời gian qua. Hai đứa bé đánh giầy chơi cờ carô yên lặng như hai ông tiên. Dưới đường êm ả. Có đến 8 giờ tối. Những người lính ôm nhau đi dưới phố, cười oang oang.

Saigon, phố A, ngày n, giờ g, phút p, giây g, năm N. Nhỡ tất cả những tài liệu và thời gian trên thế giới này bị mất hết đi, thì bây giờ là bao giờ? Bây giờ là khởi điểm? Vậy thì tại sao có những cánh tay bị chặt đi, những bộ giái bị cắt đi nhét vào miệng? Thằng người nhỏ đó sinh ra bị bỏ rơi dưới cống. Responsabilité, nom féminin, obligation de réparer le dommage... Mais, bon Dieu, quel dommage? Thoa đứng tỳ bụng vào lan can căn gác trên phố đông nọ và nghĩ như thế. Dưới hè đường hai đứa đánh giầy chơi cờ carô mê mải như hai ông tiên! Trong những tiếng đại bác ròn rã như những tiếng timpani trong một hòa tấu khúc cổ điển. Saigon ngày n.


8. Hai chiếc xe taxi đỗ lại cùng một lúc, cùng một hè đường. Hai chiếc cửa xe mở ra cùng một lúc. Trả tiền. Hai người đàn ông đi ngược đường nhau. Hai đứa bé ngẩng đầu lên nhìn rồi lại cúi xuống chơi cờ carô. Bóng hai người gặp nhau một tích tắc. Sự tình cờ tự nhiên ngưng ở đó. Như sự Thoa tỳ tay và cằm trên lan can căn gác nọ. Như sự hai chiếc taxi rồ máy vụt đi cùng một lúc. Bỏ lại căn phố với ánh đèn néon đỏ, xanh lá cây, vắng vẻ, chờ đợi. Như sự hai đứa bé đánh giầy ngồi chơi cờ carô trên hè phố. Như cột đèn điện với cái bóng dài của nó trên đường. Trong Saigon với những đam mê, những tiếng cười, những tiếng khóc, những tiếng nhạc, những bước chân dìu nhau, dính nhau, những hơi thở. Cửa quán rượu mở toang, ba người lính Mỹ ôm nhau ra khỏi quán rượu. Đi đâu? Thoa tỳ bụng lên lan can căn gác nọ và hỏi như thế.


9. Đứa đàn bà ăn mày bây giờ ru con trên tay. Trong bóng nhòa của đèn néon và của bóng tối. Thoa không biết đứa bé ra sao. Một hình mờ mờ. Chắc là mấy tháng. Cửa bar mở toang, nhạc ồ ạt thoát ra ngoài đồng thời với mấy người lính to lớn ôm nhau cười oang oang. Bỗng ở đâu một cột bong bóng dài xanh đỏ vàng chạy tới với một đứa nhỏ bám ở dưới. Tiếng nói lô nhô, xi xô. Một người lính móc tiền trong túi đưa cho đứa nhỏ bám dưới cột bong bóng dài xanh đỏ vàng. Đứa nhỏ nhét tiền vào túi. Mấy người lính tranh nhau cột bong bóng dài xanh đỏ vàng. Một người trong bọn châm điếu thuốc đang hút vào mấy quả bong bóng. Nổ lép bép, lép bép. Hai đứa nhỏ đánh giầy đang chơi cờ carô ngẩng lên nhìn. Mấy người lính cười oang oang bước đi đốt bong bóng kêu lép bép, lép bép. Đứa đàn bà ăn mày ru con, nhịp đều như võng. Bóng cột đèn đài, xao động. Tiếng nổ bong bóng xa dần. Hai đứa nhỏ xóa ván cờ carô và chơi lại. XO XO OXXO.


10. Larousse: Responsabilité, nom féminin, obligation ... mais bon Dieu d'bon Dieu d'bon Dieu! Quelle obligation? Một thằng người vừa đẻ bỏ rơi ở cống. Một cánh tay, một mảng đầu, một mẩu áo len. Một quyển sách. Một lý thuyết. Những tiếng đại bác ùng ùng đâu đây quanh Saigon ngày… tháng... năm… giờ… phút… giây… Một cặp tình nhân tha thiết (họ nói gì?). Một đứa đàn bà ăn mày ru con như võng. Ánh đèn néon lòa nhòa xao động với tiếng nhạc. Thoa tỳ tay và cằm trên lan can nhìn xuống phố, nơi hai đứa nhỏ đánh giầy chơi cờ carô.

 

Rồi Thoa rời lan can quay vào. Thay quần áo. Đi ngủ: Mai còn phải dậy sớm, đi làm.

 

Thạch Chương,

Trích lại từ số báo Ngh Thut s 1, ngày 1-10-1965

Truyện Ngắn của Thạch Chương đăng trên báo Nghệ Thuật số 1, ngày 1-10-1965

Báo Ngh Thut s 1, ngày 1-10-1965

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Không biết có phải do được học tập và làm việc trong môi trường lập trình điện toán nên tôi cứ nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên thế gian này đều được an bài qua việc lập trình sẵn. Có người cho rằng sự lập trình sẵn này là định mệnh, là do ông trời sắp đặt hay do thượng đế an bài. Tuy nhiên, sau khi được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tôi cho rằng không ai lập trình sẵn cho cuộc đời mình, tất cả đều do nhân duyên.
Cách nay mười năm tôi có một chuyến sang Nhật Bản vào mùa xuân. Chọn đi vào dịp này là để xem anh đào ngoài chuyện viếng các thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ, Kim Các Tự, các đền đài, cổ thành, hào lũy… qua các thời trị vì của các tướng quân cũng như thăm một số thành phố như Tokyo, Kyoto, Kobe, Nagoya, Osaka…
Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.