Hôm nay,  

Cừu

24/04/202221:26:00(Xem: 1823)

Truyện ngắn

sheep

 

Những con cừu béo ụ, lông dày quắn bện từng lọn, kết thành mảng trông chúng cứ như cục bông gòn trùng trục. Suốt ngày cặm cụi quanh bãi chăn thả gặm cỏ, cả đàn có đến vài trăm con nhưng răm rắp tuân theo sự điều khiển của mấy con chó, hễ con cừu nào đi lệch ra khỏi bầy là lập tức những con chó sủa ầm ĩ. Con cừu kia dù có to bự hơn con chó cũng phải ngoan ngoãn quay lại lập tức, bằng không thì những con chó ấy sẽ cắn xé nó không thương tiếc. Đàn cừu khi thì bẻ sang tây, lúc quặt hướng đông luôn luôn đi theo hướng chỉ định của những con chó chăn cừu kia.

 

Đột nhiên con Sinobi chạy nhanh về phía trước, dẫn đàn cừu đi theo hướng bãi cỏ mới ở phía thảo nguyên. Sinobi có khứu giác nhạy bén hơn cả đàn, nó có thể đánh hơi được mạch nước ngầm, mùi cỏ non trong khi cả đàn mù tịt. Sinbio kêu gọi:

 

– Anh em ơi, chúng ta tiến về phía trước, đằng kia bát ngát cỏ non ngon lành lắm!

 

Cả đàn cừu lao nhao, rần rật chạy theo. Con Omalasikha và mấy đứa đàn em của nó lập tức phóng lên dàn hàng ngang cản đàn cừu:

 

– Thằng Sinbio làm loạn để ra vẻ anh hùng. Nó gạt bà con đó, đừng nghe lời đứa bất mãn. Nó đem cỏ non để dụ bà con theo nó để làm phản.

 

Đàn cừu khựng lại, một số rất ít ỏi len lỏi theo Sinobi, còn phần lớn dừng hẳn phân vân không biết nên theo Sinobi hay lùi lại theo lời Omalasikha. Trong lúc ấy mấy đứa đàn em của OmalaSikha to mồm sủa vào tai đàn cừu, có lúc lại cố rỉ tai to nhỏ vào những cục bông gòn hiền lành nhưng ngu muội kia:

 

– Thằng Sinbio phản động, nó ăn phải bả của tụi cừu làng bên nên phản lại ông chủ. Các bạn đừng nghe nó nói, đừng theo nó!

 

Ban đầu tụi cừu đâu có tin, bọn chúng ngờ vực những lời rỉ tai ấy, tuy nhiên bọn đàn em Omalasikha nói riết khiến lũ cừu bán tín bán nghi, thậm chí một số còn hùa theo phe Omalasikha để mạ lỵ Sinobi. Chúng bảo Sinobi mưu đồ ham làm lãnh đạo, mê cái danh hão anh hùng nên mới hướng dẫn đàn cừu ra đồng cỏ mới, bỏ bãi cỏ đã quây rào an toàn mà ông chủ đã chọn.

 

Sinobi dẫn những con cừu ít ỏi kia tiến về phía trước, chúng đi được dặm đường thì con Omalasikha cùng mấy con chó đàn em dấn lên phía đầu ngăn chặn, chúng sủa ầm ĩ:

 

– Sinobi, quay trở lại! Mầy không được đi về hướng ấy, ông chủ không cho phép.

 

Sinobi hiền lành nhưng có bản lãnh:

 

– Tại sao? Tao có quyền tự do đi đến đâu tao muốn, có quyền tìm nước và cỏ non để ăn, tìm nơi không khí trong lành để thở, tìm bạn tình để giao phối. Ông chủ không thể nhốt tao và đồng loaị của tao trong những cái chuồng hay những bãi cỏ đã bị quây rào. Các bạn cũng nên lo liệu thân mình đi là vừa, khi còn xài được thì ông chủ dùng, khi các bạn yếu rồi thì ông chủ cũng vứt các bạn đi thôi!

 

Omalasikha và đàn em cuả nó điên tiết lên:

 

– Mầy muốn làm loạn à? Mầy đã vượt qua vạch đỏ rồi đấy!

 

– Tao và những con cừu tự do không chấp nhận cái giới hạn vô lý đó!

 

– Mầy ngon! Để xem mầy cứng đầu được bao lâu!

 

Nói xong, con Omalasikha xua đàn em vào cắn xé Sinbio. Những con cừu đi theo Sinobi cũng bị đàn chó chăn cừu cắn xé dã man. Chân Sinobi bị thương, nó không thể đi được nữa, những con cừu cùng đi cũng thương tích đầy mình, bộ lông trắng của chúng đã loang lổ máu đỏ. Omalasikha và bọn chó chăn cừu vô cùng tí tửng, chúng đã làm việc vượt quá mong đợi của ông chủ. Chúng tru lên những lời man rợ khoái trá khi thấy Sinobi bị thương tích nặng nề nằm trên mặt đất, cả bọn hí hửng kéo lui về với đàn cừu đang ở gần trang trại. Ánh mắt Sinobi buồn vô hạn, nó thương thân nó, nó thương lũ cừu khờ khạo đến mê muội kia. Nó thừa biết nếu lũ cừu xông lên thì dư sức đạp bẹp dí thằng Omalasakhi và bọn đàn em của nó. Những con cừu béo ụ kia chỉ cần ép những cái mông của chúng thôi là đủ giết chết con Omalasikha, ấy là chưa nói đến cú húc như trời giáng kia.  Tiếc là lũ cừu không biết điều ấy, suốt ngày chỉ biết tranh nhau nắm cỏ mà ông chủ quẳng cho. Lũ cừu quên mất thân phận bị chăn dắt, chúng đâu có biết rằng chúng chỉ cần đứng sát vào nhau mà tiến tới thì những con chó chăn cừu chẳng làm gì được chúng. Sinobi đau lắm, đau vì vết thương thì ít mà đau trong tâm thì nhiều, trong đầu nó bao nhiêu giả thuyết giá mà, tiếc thay… Nó biết đi đầu một đàn cừu là khốn khổ và dễ mang vạ vào thân. Dẫn đầu đàn cừu không bằng đi theo đuôi một con trâu rừng. Sinobi muốn dẫn đàn cừu đi đến bãi cỏ non nhưng rồi lại bị chính cừu trong đàn húc nó, mắng chửi nó. Nhiều đứa dửng dưng nhưng cũng có đứa còn ganh tỵ cho là nó muốn làm đầu đàn.

Sinobi nằm đấy nếm mùi thương đau, cái đau thể xác có thể giết chết nó nhưng cái đau tinh thần mới làm cho nó suy sụp. Đàn cừu không ngừng cãi cọ và cắn xé nhau, chúng húc nhau tranh giành nẳm cỏ trong khi cả một đồng cỏ non phía trước thì không thấy. Chúng nó quên khấy đi chuyện cứ vài ngày ông chủ lại xẻ thịt một con cừu để ăn và giết rất nhiều những con cừu khác để bán thịt; rồi cứ vài tháng thì đè cả bọn chúng xuống xén trụi lông. Thịt cừu là thức ăn khoái khẩu của ông chủ và những người làm cho ông chủ, thịt và lông của chúng là nguồn thu nhập quan trọng của tập đoàn chăn cừu.

 

Hôm qua thằng Antony vừa được ông chủ mướn vào làm. Nó vừa xén lông vừa cai quản đám thợ cạo lông cừu lâu nay. Cai quản thì nó gắt gao và được việc lắm nhưng xén lông thì tay nghề nó còn non yếu. Nó cạo lông cừu quá vụng về làm cho lũ cừu kêu toáng lên, lũ cừu nháo nhác khiến cho ông chủ ngồi trong văn phòng bực mình, bước ra. Ông chủ cười khẩy:

 

– Antony, mày ngu quá! Hãy học cách xén lông mà tao đã dạy cho mầy, phải xén sao thật sát da nhưng đừng để lũ cừu ngu xuẩn kêu toáng lên.

 

Thằng Antony cười giả lả, mặt hướng về ông chủ:

 

– Thưa ông chủ, tại lũ cừu lắm mồm. Tôi xén lông cũng sạch hết ráo chứ có chừa lại tí nào đâu, chỉ có chút xíu rách da chảy máu mà chúng làm ầm ĩ.

 

– Đồng ý là mày xén cũng sạch nhưng phải làm sao cho chúng nó đừng kêu chí chóe như thế, mầy có thể dùng nhiều cách kể cả rọ mõm hay may miệng chúng nó lại.

 

– Vâng, tôi sẽ làm theo lời ông chủ.

 

– Mà này Antony, mầy cũng đừng quên cho con Omalasakhi và mấy con chó chăn cừu kia ăn đấy nhé! Chúng nó giữ đàn cừu đi đúng lộ trình, không có con Omalasakhi và lũ chó chăn cừu ấy thì tao cũng không thể nào đủ sức giữ bầy cừu này!

 

Thằng Antony luôn mồm vâng dạ, thật ra nó cũng thừa biết và đang làm những gì ông chủ muốn, tuy nó làm công thôi nhưng quyền lợi ông chủ ban cho nó cũng từ đàn cừu mà ra. Ông chủ Liar còn có biệt danh Reval, tướng người phốp pháp, nọng cổ như diềm áo của bọn quý tộc, bụng bự như con cừu có bầu, mặt mày lúc nào cũng quạu đeo, nhìn ai cũng thấy là kẻ trộm. Ông chủ Liar không tin ai cả, ngay cả vợ con của y, với thằng Antony và con Omalasikha thì ông chủ dùng nhưng không ít lần cười gằn với thằng trợ lý:

 

– Thằng Antony và lũ chó chăn cừu kia chỉ là công cụ, khi còn xài được thì cũng nên ban cho tụi nó chút ân huệ để buộc nó vào tròng, khi không còn xài được thì chúng nó không bằng một con cừu chết giẫm.

 

Ngày nào Reval cũng ăn thịt cừu, khi thì nướng, lúc thì quay hoặc ninh nhừ… Ông chủ không thể sống nếu thiếu thịt cừu. Y thừa hưởng đàn cừu từ cha của mình là ông Navaro. Navaro vốn xuất thân là tay trộm cừu khét tiếng trên thảo nguyên Karuolia, từ một tay trộm cừu ông ấy cùng đàn em lừa đảo cướp đoạt toàn bộ lũ cừu ở thảo nguyên và nghiễm nhiên trở thành ông chủ. Sau khi Navaro chết thì Liar thừa hưởng đàn cừu nối nghiệp làm ông chủ.

 

Ông chủ Liar là một tay xén lông cừu vào hạng cao thủ, lưỡi dao của ông ấy cắt cổ con cừu nhanh đến độ máu đã chảy mà con cừu chưa hay biết cổ đã bị cắt, đến khi chúng toan mở miệng kêu thì đã muộn mất rồi.  Còn khi y xén lông thì không sót một sợi nào và chẳng có con này kêu ca vì chúng chẳng hay biết lông đã bị cạo. Ông chủ còn có biệt tài nữa có thể mổ cừu ở giữa đàn cừu mà lũ cừu hoàn toàn không biết ông chủ có thể làm thế! Trước Sinobi thì cũng đã có nhiều con đầu đàn đã bị ông chủ giết thịt. Lông cừu được xén sẽ biến thành những chiếc xe sang trọng đắt tiền mà ông chủ sưu tập, những biệt thự xa hoa lộng lẫy, những con số rất lớn trong các tài khoản nhà băng, những cuộc ăn chơi mát trời ông địa. Thịt cừu xuất khẩu đổi lấy tiền và ông chủ dùng tiền lại mua thịt những cô bé chỉ đáng tuổi con cháu của ông ấy, tất nhiên cả tiền chi trả cho thằng Antony và đám tay chân cũng như tiền nuôi tụi chó chăn cừu Omalasakhi cũng từ thịt cừu. Ông chủ và bọn đàn em sống phè phỡn từ thịt cừu và lông cừu mà lũ cừu vẫn không biết, ngày ngày húc nhau để tranh nắm cỏ khô, đánh nhau ầm ĩ để giành một con cái. Lũ cừu cảm ơn ông chủ đã cho chúng ăn cỏ khô và uống nước trong những cái máng và chúng xem con Omalasikha với mấy con chó chăn cừu kia như người bảo hộ cho chúng.

 

Sinobi nằm một mình ở đấy, gần đấy còn vài con cừu theo nó cũng bị thương tích đầy thân. Nó ngước nhìn mấy con cừu ấy đầy vẻ cảm thán vì những gì phải chịu đựng. Ở phía xa xa phía bãi chăn thả, bầy cừu đã rẽ đi hướng khác theo sự dẫn dắt của Omalasakhi và lũ chó chăn cừu. Sinobi cảm nhận nó sẽ chết nhưng không hề hối tiếc. Nó đã làm hết mình để đưa đàn cừu ra bãi cỏ ngoài bìa rừng, nơi ấy cỏ non, nước mát và quan trọng hơn cả là lũ cừu có thể vào rừng tự do không còn phải quay về chuồng. Nó ước muốn tự do cho đàn cừu nhưng lực bất tòng tâm, đàn cừu không thể vượt qua cái tánh cừu của chúng Sinobi đã nhiều lần từ chối tự phóng thích mình. Không dưới ba lần, bọn dê núi và những con cừu rừng bảo nó hãy về nơi hoang dã, nơi ấy sống tự do không còn bị chăn dắt bởi lũ chó chăn cừu, không còn bị thằng Antony xén lông hay bị ông chủ giết thịt. Nó cũng toan đi nhưng vì thương lũ cừu nên không nỡ đi một mình. Nó muốn đưa cả đàn cừu cùng đi và bây giờ nó gánh hậu quả như thế này. Dê núi Ryobi đã bảo nó:

 

– Mày phải tự giải thoát cho mày, mày không thể giải thoát cho đàn cừu khi chúng nó không muốn. Chúng đã quen với lối sống chăn dắt, chúng thích thú khi bị xén lông. Chúng không biết là ông chủ và bọn chó chăn cừu đã cầm tù đời chúng, thậm chí chúng còn cảm ơn  nữa kìa!

 

– Tao biết, nhưng tao không nỡ nhìn đàn cừu từng ngày bị xén lông và bị giết thịt, tao cố gắng làm hết sức mình.

 

– Mày có biết là mày đang đem sinh mạng ra đùa với ông chủ và lũ chó chăn cừu? Con Omalasikha sẽ cắn chết mày, hoặc có khi đàn cừu nghe lời ông chủ sẽ húc mầy. Đàn cừu thích được chăn dắt cũng như lũ gà vịt thích cái chuồng của chúng. Mày không thể đem núi rừng hoang dã ra nói với chúng được. Chúng không nghe, không tin và không bao giờ muốn biết. Đàn cừu chỉ biết có sự chăn dắt và gà vịt chỉ biết cái chuồng của chúng. Mày còn nhớ con gà trống Kalioda? Nó đội mào đỏ tươi, mặc bộ lông sặc sỡ, mang cặp cựa bén nhọn trông nó rất oai phong hùng dũng cứ như là một chiến binh, ấy vậy mà tệ hại vô cùng. Khi gà rừng Tadoobi gáy gọi nó lên rừng, ở đó sống tự do bay nhảy, ngày ăn bông cỏ uống nước suối trong, tối ngủ trên cành cây, bình minh gáy vang rừng… đời như thế là nhất thiên hạ. Những tưởng Khalioda sẽ theo Tadoobi đi ngay, nào ngờ nó không nghe mà còn quay lại chửi: “Đồ ngu, hoang dã vậy có gì hay mà ca ngợi? Tao ở trong chuồng có chủ cho ăn uống, có chó bảo vệ khỏi cáo chồn, sáng cửa chuồng mở, tối đóng lại… Ông chủ tốt như thế, sao lại bỏ chủ lên rừng? Tao khômg nghe lời rừng rú của mày đâu!”. Sinobi, mầy còn nhớ chăng? Lũ người thường bảo nhau “Làm tớ người khôn hơn làm thầy đứa dại”, là vậy.

 

Gà rừng Tadoobi không thuyết phục được gà trống Khalioda nên bỏ đi, chẳng bao lâu sau thì gà trống Khalioda đá độ bị thua và bị ông chủ giết thịt làm món xé phay để nhậu cho hả giận.

 

Sinobi giọng thiểu não:

 

– Tao biết, chính mắt tao thấy ông chủ cầm hai chân gà trống Khalioda quật vào tường, sau đó thì giao cho thằng Antony làm thịt. Tao thấy tiếc thay cho nó, nếu nó nghe lời gà rừng Tadoobi thì đời nó đã không chết thảm và vô ích như vậy. Lẽ ra giờ này nó đang ở trên rừng gáy vang giữa trảng tranh bên suối. Nó đã quen chuồng trại nên không sao hiểu được cuộc sống nơi rừng xanh núi thẳm, nơi đất rộng trời cao.

 

Sinbio bị gãy hai chân, nó không thể chạy được, cổ nó bị vết thương rất nặng vì hàm răng sắc bén của con Khalioda, máu vẫn còn ri rỉ. Sinobi nằm đó nó ngước nhìn bầu trời xanh, thỉnh thoảng hướng mắt về cánh rừng xanh thẫm đằng xa, nơi ấy đỉnh ngọn núi thiêng Freedom cao sừng sững như cái đích  cho những con cừu nào muốn về với rừng hoang dã thiên nhiên. Sinobi yếu dần, nó cảm nhận cái chết đang đến từ từ, từng tế bào đang lạnh đi, hơi thở dường như hụt vì phổi nó đang cạn dưỡng khí. Sinobi biết chắc nó sẽ chết, nếu không chết vì vết thương thì thằng Antony cũng sẽ kéo nó về mà giết thịt thôi. Nó không muốn chết, nó chưa thể chết lúc này, nghĩ vậy nó ráng hít hơi thở thật sâu, trườn về phía trước, khi cử động, vết thương làm cho nó đau thấu tận óc, từng tế bào như bị nghiền xay. Nó nghỉ một tí rồi lại cố lết, cứ như thế nó lết về hướng rừng xanh, nơi ấy ngọn núi Freedom cao vút, đỉnh núi như chạm đến mây trời.  Nó cố gắng một cách phi thường để vượt được một quãng đường khá xa. Nó đến được bìa rừng, nó đã nằm dưới bóng chiều chênh chếch của ngọn núi. Một lần nữa nó quay đầu nhìn lại hướng điền trang thấy đàn cừu và lũ chó chăn cừu đã quá xa và mờ nhạt.

 

Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 04/22)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.