Hôm nay,  

Mẹ

21/10/202113:33:00(Xem: 3090)

Văn chương Việt Nam vẫn ví von Mẹ qua hình ảnh cánh cò, tôi thì lại thấy mẹ tôi thật là cánh cò, và mẹ đẹp như những câu thơ của Từ Kế Tường:


Mẹ như cánh cò nơi bãi vắng

Tôi lênh đênh chẳng khác dòng sông

Cánh cò đẫm mùi bùn thầm lặng

Cả một đời mẹ mãi long đong

(Mẹ và Cánh Cò – Từ Kế Tường)


Trong mỗi mái nhà ở quê tôi, ai ai cũng có một cánh cò thương khó, dù anh là anh bộ đội hay anh lính cộng hoà. Cánh cò của tôi, giờ đây tuy đã cách xa quê hương hàng đại dương vẫn chẳng hề đổi thay - vẫn cái áo bà ba màu nâu xẫm, vẫn chiếc nón lá lấp lánh trong nắng trưa phố Bolsa, … Và dưới cái nón lá ấy, trong bộ bà ba ấy, tâm hồn mẹ là cả một quê hương.

blank


Mẹ yêu quê hương tự nhiên như mây yêu bầu trời, như cây yêu rừng xanh. Tình yêu ấy không bị vướng mắc vào chủ nghĩa này, chính kiến nọ. Thời còn là thiếu nữ làng Mai Sơn môi hồng má thắm, mẹ từng theo Việt Minh đi hát dân công. Đêm đêm, mẹ cùng các thiếu nữ trong làng đi đến các đồn Tây. Công tác của các cô là hát hò, hát ví, hay dùng loa cầm tay kêu gọi những người đi lính Tây buông súng trở về với xóm làng. Mỗi khi lính trong đồn bắn ra hàng loạt đạn, các cô lại nằm thụp xuống bờ ruộng để tránh, và cứ thế họ hát cho đến nửa đêm mới về nhà.


Thời cách mạng thành công, rồi Cải Cách Ruộng Đất, chính mẹ cũng lại cùng một số gia đình trong làng nuôi dấu những vị linh mục đối kháng. Mẹ tôi là một phật tử thuần thành nhưng bà hay nói về các linh mục ấy với một lòng tôn kính. Ngày ấy, một linh mục bị cộng sản truy bắt đã được dấu trên căn gác xép của nhà mẹ tôi. Theo lời bà, ngài được luân chuyển hết từ nhà này đến nhà khác trong vùng. Cứ sáng sáng, mẹ lại đem một rổ tro bếp lên cho ngài đi vệ sinh. Cho đến một hôm, khi ngài vừa rời khỏi thì cộng sản ập vào nhà mẹ. Sau này, tôi cứ tiếc mãi rằng đến khi tôi đủ quan tâm để tìm biết tên vị linh mục kia thì những mảng ký ức trong đầu mẹ đã bị xoá. Mẹ đã mang chứng bệnh mất trí nhớ “alzheimer”.


Kể câu chuyện trên, tôi muốn nói với bạn đọc về những bà mẹ quê tôi. Mẹ có thể ít học, có thể không biết gì về chính trị, khoa học, … nhưng mẹ không ngại hiểm nguy khi phải đứng cùng lẽ phải, khi phải  hy sinh cho những điều lớn lao hơn mình. Và tính cách ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thế hệ của bà, của cụ cố chúng tôi.


Ở đất nước tôi, ai ai cũng được nuôi lớn lên bằng lời ru của mẹ. Tiếng ru của mẹ thấm vào mạch máu, tiếng à ơi những đêm sâu như còn đọng mãi trong ký ức. Chiến tranh ở đâu đó, nhưng nó đâu có át được tiếng kẽo kẹt êm đềm, tiếng võng mẹ đưa những trưa vắng và những câu ru.  Ơi! những câu ru:


Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về

Bắt được con bống con trê

Nắm cổ lôi về cho cái ngủ ăn


Cái ngủ ăn, cái ngủ chóng lớn, cái ngủ yêu con bống con trê, yêu bờ ruộng, yêu mảnh đất quê nghèo thấm đẫm câu ru của mẹ. Mẹ yêu con và dạy con yêu đất nước mình. Đất chẳng là gì cả, người ta sẽ bỏ đất ra đi, nhưng khi mẹ làm chốn ấy trở thành đất mẹ thì tất cả hóa linh hồn. 


Rồi con lớn lên, con đi theo lời gọi của núi sông. Mẹ hướng mắt theo con, con ra đi và sẽ trở về khi đất mẹ yên bình. Người bộ đội mơ một ngày hoà bình cho mẹ hết khổ, cho đường quê hương nở đầy hoa. Nhưng tất cả chỉ là giấc mộng, hoà bình rồi oan khuất vẫn cứ trùng trùng trên đất mẹ.


Người lính miền nam mơ ngày trở về, mẹ đón anh trên cánh đồng lúa vàng với tiếng sáo diều vi vu thay tiếng đạn bom. Nhưng ngày ấy không tới, rồi mẹ lưu vong ôm mãi giấc mơ hồi hương! Mẹ tôi hay bảo: vì chiến tranh loạn lạc mà tới đây, mai kia không còn cộng sản nữa thì mình về quê mình chứ con. Không ai muốn chia lìa, không ai bỏ quê mình ra đi vì nghèo khó”


Mỗi 30 tháng 4, khi cờ vàng bay rực phố là đôi mắt mẹ tôi ánh lên một niềm tự hào. Câu mẹ nói hơn bốn mươi năm trước, giờ ở tuổi chín mươi mẹ vẫn nói: “con thấy không, người Việt mình giỏi lắm đi đến đâu là cờ rợp phố, đi đâu cũng nhìn thấy Việt Nam”. 


Mẹ chẳng thiết đi du lịch, chẳng thiết đi đâu chơi, chỉ thích đi họp cộng đồng hay đi biểu tình. Ngày ca nhạc sĩ Việt Dũng còn sống, trong một buổi họp cộng đồng, anh hô to khẩu hiệu cổ vũ  xoá bỏ điều 4 hiến pháp. Mẹ chưa bước khỏi xe, chưa kịp cầm gậy đã hô to “xoá bỏ, xoá bỏ, xoá bỏ …” Giờ anh đã đi lâu rồi, biết bao nước trôi qua cầu, bao người trẻ tuổi đã rời bỏ cuộc đời này mà mẹ vẫn còn đây với mái tóc bạc trắng thời gian.


Chẳng biết ai là người đầu tiên đã ví von mẹ qua hình ảnh cánh cò. Nhưng con cò sao mà giống mẹ tôi quá vậy? lúc nào cũng một mình. Cái hình ảnh con cò một mình nơi ao nông, cái hình ảnh mẹ tôi một mình với đàn con qua chiến tranh - mẹ cõng con chạy giặc; mẹ gánh gồng con trên đôi quang gánh; mẹ lầm rầm đọc kinh trong hầm bao cát khi những trái hoả châu sáng rực ngoài trời, … Chiến tranh là thế! Gian nan là thế! Nhưng nó đâu có làm mẹ quên mất quê hương. Ngược lại là khác, mẹ vẫn nhớ từng gốc cây bờ ruộng, từng con rạch bờ đê. Mẹ thường bảo mai này khi tôi có dịp về đất bắc, hãy tìm lại cho mẹ cây sung ngày xưa, cây sung mẹ vẫn leo trèo thời con gái. Cây sung nay đã ngả dài bên bờ ao, con nước ngày xưa hẳn còn in dấu hình ảnh xinh đẹp của cô Tấm ngày nào. 


Ai đã làm cho quê hương không còn là đất mẹ, cho người Việt tiếp tục dứt áo ra đi, và để mẹ tôi cứ mơ mãi giấc mơ được trở về quê mình. Bốn mươi năm, mẹ mang quê hương đến xứ người; giờ tóc mẹ đổi màu, tình yêu đó vẫn chẳng đổi thay. Mẹ nói hết cộng sản thì mình về quê mình, nhưng quê mình đâu còn cộng sản nữa mẹ ơi! Chỉ cái tên thôi.


Mẹ tôi đã ở vào cái tuổi chín mươi. Bao giờ ước mơ của mẹ trở thành sự thật? Bao giờ cho quê mình dẹp được cái ác? Bao giờ, bao giờ con đưa được mẹ về? Ơi! cánh cò của tôi.


Ai cũng có sông quê, đường cỏ

Thương cánh cò lận đận quanh năm

Mỗi mùa thu vàng thêm sắc lá

Tóc mẹ rơi mây trắng âm thầm

(Mẹ và Cánh Cò – Từ Kế Tường)


Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.