Hôm nay,  

Đã Hai Mươi Năm…

27/09/202114:38:00(Xem: 2621)

Sau bài “New York, Một Năm Sau” viết về chuyến đi New York kỳ rồi gởi ra được vài hôm, nhận được email của một người bạn học cùng trường nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Anh nói có đọc bài viết, muốn chỉ cho mình biết mấy lỗi chính tả cần sửa nhưng cứ ngần ngại bởi anh muốn mình “nghĩ tốt cho tôi mà không cho tôi khó tính”. Anh đọc rất kỹ, ghi xuống những chỗ sai sót nằm ở trang nào, dòng nào. Làm sao mà không nghĩ tốt cho một người đọc bài mình viết, rồi chân tình chỉ cho mình biết những chỗ sai để sửa chữa, để học hỏi thêm, nhất là những chỗ mà chính mình cũng biết là khiếm khuyết. Vì là người Huế, nói nặng nề, mà lại chỉ muốn viết như nói nên chỗ nào cũng chỉ thấy toàn là dấu nặng với dấu hỏi. Trả lời là sẽ sửa ngay những chỗ anh chỉ, bây giờ đã trễ rồi nhưng sẽ khá hơn cho những lần sau. Nói thêm với anh là mình thường nhờ một người bạn tài giỏi chữ nghĩa coi lại trước khi gởi đi, nhưng lần nầy người bạn đi xa, không chờ được, mới ra nông nỗi, nhưng từ đây thì có thêm một người giúp.   

Đi làm “sở Mỹ” cũng thế thôi, khi phải viết email hơi dài dòng rắc rối gởi ra cho cả công ty mấy trăm người là luôn luôn nhờ vài người sẽ nhận email đọc trước xem có sai sót chi không, có make sense không. Bởi vì viết thì viết gì và viết cho ai?

Đã từ lâu, thử thách và niềm vui lớn lao nhất là khá hơn bản thân của chính mình ngày hôm qua. Chuyện gì mình làm cũng thấy khiếm khuyết nên chỉ ao ước được còn trí tuệ, dành thêm thời giờ, còn sức khỏe, phương tiện… để học, học và học… Vì thế mà làm sao không cám ơn, không nghĩ tốt cho những người chân tình giúp mình tốt hơn.

**


New York đang hồi sinh. Những cửa hàng, tiệm ăn, cơ sở thương mại tồn tại qua cơn dịch đã bắt đầu mở cửa lại.  Nhưng các tiệm ăn vẫn còn e dè đòi khách phải trưng bằng chứng đã chích hai mũi
vaccine mới được ngồi bên trong, còn không phải ngồi ngoài. Tiền thuê nhà tăng vọt vì nhiều người đã lục tục trở về. Không còn mấy ai quan tâm tới ông Thống Đốc Cuomo, người được giải thưởng International Emmy vì đã “masterful” trên TV hằng ngày nói về tình hình COVID ở New York, vừa phải từ chức vì bị tố cáo xâm phạm tình dục. Việc nào ra việc đó!

blank


Construction
khắp mọi nơi.  Vài tháng trở lại đã nghe có công trình mới vừa mở cửa. Lần nầy là Little Island Park, nằm trên mé sông Hudson, nghe đâu tốn đến hơn 260 triệu đô-la để xây cất. Góc bên trái là một sân khấu nhỏ cho những buổi trình diễn ca nhạc bỏ túi. Bên phải là sân khấu chính, có những đêm thứ sáu đọc thơ.

 
blank

“Ấn tượng”, hiện đại, mới mẻ… nhưng không có cái “duyên dáng”, “trưởng thành”, “mượt mà” của Central Park. Cần thời gian!

 
blank


Buổi sáng sớm đi bộ ra Seaport dưới chân cầu Brooklyn. Mùi thơm của cà-phê từ mỗi góc đường nơi những quán cà-phê đã bật đèn mở cửa, có nơi lại còn thoảng mùi bánh mới nướng. Nhớ mùi sả, ruốc, mỡ bò… ngưởi được từ khoảng xa cả mấy quãng đường từ những nồi bún đang nấu khi trời còn mờ tối ở đường Lý Thường Kiệt ngoài Huế.

blankblank


Mua một ly cà-phê rồi tìm một chỗ trống trên những băng ghế cao hướng ra bờ sông, nhìn nước chảy mây trôi. 

Chung quanh đã có vài ba người ngồi một mình đọc sách, hay nhìn mấy chiếc tàu qua về hai phía sông. Vô cùng bình yên và thanh thản. Có người bạn Huế hay nói, ăn chi cũng đuợc, ở mô cũng được, nhưng cho tui xin chút nước chút sông.  Mình thì còn xin thêm vài ba cây cầu. Thử tưởng tượng Paris mà không có sông Seine, Huế mà không có sông Hương!

**


Lấy
subway đi chợ Tàu. Khác với New York sống động, không ngừng đổi mới, chợ Tàu ở đây ngày càng ảm đạm, “xuống cấp. Ngoài những tiệm cà-phê, bánh ngọt mà quãng đường nào cũng chen chúc vài ba cái, hay mấy siêu thị, là mở cửa sớm, phố xá mệt mỏi đóng cửa tới gần trưa. Những người dựa cột đèn bán đồ giả cho du khách cũng thưa thớt. Tiệm dumpling mà mình cho là ngon nhất thế giới cho đến khi Din Tai Fung tìm đến Orange County đã vĩnh viễn đóng cửa. Những tiệm mì, cơm, gà, vịt, heo quay nổi tiếng một thời nay vô cùng thất vọng. May mà tìm ra một tiệm Popeye Chicken gần chỗ xuống subway, thế là từ nay có thể ăn trưa bằng một cái fried chicken sandwich mà mấy ông bà fast food critic cho là the best thay vì để bụng trống về nhà


Đi bộ về nhà, chừng hơn ba mươi phút, ngang qua mấy tòa nhà quanh khu vực World Trade Center. Thấy có chỗ đang dựng rạp, sắp bàn ghế, ghé lại hỏi họ đang làm gì. Họ nói chuẩn bị cho buổi tưởng niệm 20 năm ngày 11 tháng 9 vào ngày mai. Ngày mai, mười một tháng chín. Đã hai mươi năm!!!

Ai mà quên được buổi sáng kinh hoàng hôm đó! Ông chủ công ty tụ tập nhân viên trong phòng họp lớn cùng nhau cầu nguyện. Ông cho những cửa hàng có gốc gác ở New York được đóng cửa, rồi đóng luôn cửa văn phòng để, như ông muốn, ai theo Chúa thì đi nhà thờ, ai tin Phật thì đi chùa, tiếp tục cầu nguyện cho những nạn nhân và, quan trọng không kém, reflect bản thân. Time to reflect!

Chiều hôm đó có email của người bạn ở New York khuyên bạn bè nên chuẩn bị mua stock, cơ hội bằng vàng…


blank

9.11 Memorial


Nơi hai tòa nhà sụp đổ nay là hai thác nước nằm sâu dưới lòng đất bao quanh bởi bốn bức tường thấp bằng granite đen, khắc tên của gần ba ngàn nạn nhân, đôi lúc có cành cẩm chướng trắng gắn cạnh bên. Vòng ngoài là những hàng cây xanh mướt, xa hơn là các tòa cao ốc. 


Chỉ có thế thôi! Không “tượng đài”, không khẩu hiệu, không cờ quạt, rất đơn giản và vô cùng tĩnh lặng. Không có cái vẻ âm u ghê rợn của một nghĩa trang nhỏ thường thấy, đừng nói chi tới có cả gần ba ngàn người chết ngay ở chỗ nầy. Sự khác biệt văn hóa biểu lộ rõ ràng ở đây! Cho đến bây giờ đi ngang qua vẫn có cái cảm giác ngậm ngùi. Vẫn muốn đến gần mấy bức tường nhìn xuống những dòng nước chảy, đọc năm bảy tên, tưởng như mình có quen biết, thân thiết với họ. 

Hôm sau, ghé lại chỗ đang tưởng niệm hai mươi năm ngày 11 tháng 9. Chỉ chừng hơn trăm người ngồi, đứng trước một khán đài nhỏ, có cái màn ảnh chạy tên nạn nhân và một người đọc lên tên của họ. Đường phố vẫn bình thường. Không có cả trăm cảnh sát đầy súng ống đầy đủ, lớp trong lớp ngoài phong tỏa toàn khu vực, như người ta vẫn thường làm để “bảo vệ” cho nhưng phiên tòa xử “công khai” những người đấu tranh đòi hỏi tiến bộ cho đất nước, cho dân bớt khổ… Những cột đèn đường quanh đây treo trên cao tấm vải xám với mấy hàng chữ trắng phải để ý mới thấy “NYC 20 YEARS 9.11.01 NEVER FORGET”.  Không thấy có lá cờ đỏ nào để tôi đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ. Không có bài diễn văn. Không có lời kêu gọi gợi lên lòng căm thù, chỉ tên thù địch để “ăn gan, uống máu”, để Giết, giết na, bàn tay không phút ngh (TH). 

Đây phải chăng là sức mạnh thật sự, như Leylah Annie Fernandez, cô gái Canada mười chín tuổi, nói trong lúc nhận giải thứ nhì US Open. Không bày tỏ sự thất vọng, trách móc, chua chát…vì đã thua, mà nhìn về phía trước: “tôi hy vọng là sẽ mạnh mẽ như New York trong hai mươi năm qua”.   

      

**


Chuyến nầy dự định là sẽ ở mười ngày, nhưng vì có chút công chuyện mà phải đổi vé về sớm mấy hôm, tốn hơn trăm bạc. Hôm đi về, nói với mọi người trong nhà thôi chia tay trước cửa được rồi, vì không muốn họ thấy mình kéo
vali đi về phía subway. Nhưng rồi mọi người cũng đi theo ra ngoài đường chính, người con lại vẫy một chiếc taxi, nên phải leo lên. Thế là, thêm một lần nữa, mộng không thành!

Theo đúng như sách vở đã dạy, mình mở đầu câu chuyện bốn mươi lăm phút với người tài xế taxi gốc Haiti sáu mươi ba tuổi, có bốn con, năm cháu, bằng tin thời tiết, để thăm dò, rồi qua chuyện thể thao. Vì anh nầy thích “bóng đá” nên cũng có nhiều chuyện để nói với nhau. Chuyện Messi rời Barcelona đầu quân cho Paris St. Germain. Ai mà đá nổi với đội banh đã có hai tiền đạo hay nhất thế giới, NeymarMbappé, nay lại thêm Messi! Qua chuyện Welcome Home concert ở Central Park hôm tháng tám mà mình tiếc không nghe được vì lúc đó đã về lại California. Buổi concert phải ngừng lại nửa chừng vì sấm sét…Có người viết bày tỏ lòng cảm ơn thành phố đã tổ chức buổi concert nầy cho mọi người lên tinh thần dù chỉ được một nửa, nhưng không thiếu người than phiền vì buổi concert chỉ có một nửa. Ly rượu nầy nửa đầy hay nửa vơi? 
 
blank


Câu chuyện rồi dẫn dến những khó khăn mà anh tài xế
taxi và gia đình phải chịu đựng trong hơn năm rưỡi qua. Uber, Lyft rồi tới COVID, trên đe dưới búa. Nhưng khó khăn của anh cũng đã sắp qua, còn những người lao động nghèo nàn ở Việt Nam thế nào từ ngày phong tỏa? Bỏ làng mạc lên thành phố kiếm sống, nay dìu dắt nhau về lại nơi xưa. Có người đói lả trên đường đi về cả trăm cây số! 

Trước khi dừng xe thả mình xuống trước terminal, anh tài xế triết lý anh mong COVID-19 nầy là một wakeup call, và 20 năm ngày 11 tháng 9 là một good reminder để mọi người nhìn lại đời mình, hiểu điều gì là quan trọng nhất và phải nên sống như thế nào!

Sống thế nào và sống với nhau ra sao, không dễ.  Cả một quá trình tập luyện kiên trì… Ai cũng biết giữ cho “thân hình thon gọn” vừa “đẹp” vừa tốt cho sức khỏe, nhưng mấy ai có thể ăn uống kiêng khem, vận động hằng ngày năm nầy qua năm khác. Hay bước tới trước một bước thì bước lùi sau hai bước!

Nguyen Q


**


Trả lời
email cho một người bạn học ở Sài-Gòn, luôn thể nói với anh là mình nôn nóng sớm yên ổn để về Việt-Nam, đi từ Bắc vô Nam, tận hang cùng ngõ hẻm. Để thấy, nghe, viết và ghi lại cái đẹp của đất nước mình. 

Đất nước mình cực kỳ xinh đẹp, không thấy hết sẽ hối tiếc về sau…   
 

blankSapa


Nguyen Q

Tháng 9, 2021


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.