Hôm nay,  

Nguyên Siêu Trong Cõi Triết Học và Thi Ca

12/05/202109:11:00(Xem: 2470)

TrietLy-ThiCa-ThichNguyenSieu

Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu).

Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng đóng góp thật nhiều cho khu vườn văn hoá Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cuốn sách quý, Triết Lý và Thi Ca, lại thêm một điển hình.

Thầy đã dùng ngôn ngữ như một phương tiện để chuyển tải, truyền đạt sắc thái và tinh hoa của giáo lý Phật Đà. Nhưng quan trọng nhất là cuốn sách song ngữ Việt - Anh này là một giai phẩm cần phải có trong mỗi tủ sách gia đình Việt Nam, không những nó có thể giúp ích cho chính mình và còn nhiều thế hệ mai sau.

Trước khi đi sâu vào quyển sách này, hãy tìm hiểu thêm về tựa cuốn sách. Theo từ điển mở, "Triết học là một là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ." Và, Thi ca là "hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe."

Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.

Xin hãy đọc lời dẫn của tác giả, "Triết lý như nhụy hoa mà Thi ca như ong bướm. Nhụy hoa cho hương thơm, mật ngọt để nuôi lớn bướm ong. Triết lý như mặt trời mà Thi ca như tia nắng. Tia nắng có từ mặt trời, để sưởi ấm, nuôi lớn vạn vật. Triết lý như mặt trăng, mà thi ca như ánh trăng huyền diệu làm mơ hồ, huyễn hoặc, nên thơ, mộng tưởng bao thi nhân mặc khách. Triết lý là không lời mà thi ca thì đa ngôn, mỹ ngữ để chuyển tải ý thơ mà tác giả muốn nói. Vậy Triết lý và Thi ca là hai khung trời ẩn và hiện. Có và không. Chủ thể và đối tượng. Nhưng không hẳn là vậy mà là ước lệ của thi nhân gán ghép, dệt thành những phẩm tính hư ảo, lệ ngôn. Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đầm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đầm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời."

Ở đây, chúng ta hiểu như tinh hoa của kinh Pháp Hoa, một là tất cả và tất cả là một. Thêm vào đó tính trùng trùng duyên khởi của Đạo Phật giúp chúng ta thấy được nhân duyên của vạn pháp, Thầy cũng đã tâm sự, "Nhơn duyên nào để Triết lý gặp Thi ca mà thành chuyện tư duy, trải nghiệm suốt một chặng đường dày dạn, luân lưu của cuộc sống. Có lẽ tâm thức đã góp phần vào cái tư duy, trải nghiệm ấy để tác thành một mẫu huyễn hoặc, phù trầm của kiếp nhân sinh. Những hình ảnh đơn sơ, dung dị; những tiếng cười, tiếng khóc hãy còn lảng vảng đâu đây. Lảng vảng như là một thứ Triết lý nhạt như sương và một thứ Thi ca mềm như sữa. Sương và sữa nương nhau để hiện hữu, để sinh tồn, để có, để không như một huyễn tượng trên đỉnh núi cao, trong lòng biển sâu. Triết lý và Thi ca như một cuộc đùa giỡn của ngôn ngữ từ thời xa xưa; từ thuở măng tơ của con người có mặt trên trái đất. Từ đó, con người có đời sống Triết lý như một thực tại và Thi ca là những lời nói, sự diễn đạt qua ý vị, tâm tình muôn thủa của con người. Thi ca như tiếng khóc của em bé và Triết lý như Mẹ cho con bú. Như thị Tướng. Như thị Tánh. Như thị Thể. Như thị Dụng... Như thị Cứu Cánh Bổn Mạt. Như thị là Như thị."

À, thì ra cũng là Như Thị, vẫn cái hiện hữu đang là, as-is. Cái bất di bất dịch của vạn pháp.

Xuyên suốt Triết Lý và Thi Ca, bạn sẽ dầm mình vào các khái niệm về tính vĩnh viễn và vô thường, sự tồn tại và không tồn tại, cái có và không, cái được và mất, cũng như tướng và tánh của chân lý và giả tạm, của trần tục và giải thoát. Những điều trừu tượng này sẽ khiến bạn suy nghĩ về những điều tầm thường của cuộc sống hàng ngày, về những gì bạn đã, đang và sẽ hành động và cống hiến hàng ngày, về cách bạn có thể cải thiện bản thân của chính mình, và mọi thứ bạn đang làm sẽ gây ra hậu quả hay dẫn đến nghiệp lực như thế nào bởi vì, cũng như cuốn sách này nói, mọi thứ đều thuộc về nhân-duyên-nghiệp.

Xin lấy một đoạn của bài Trong Cõi Vô Cùng để hiểu thêm tác giả và tác phẩm, "Thế giới Hoa Nghiêm là một thế giới được diễn tả trùng trùng vô tận. Thế giới của duyên sinh. Không điểm khởi đầu. Không điểm chung cục. Thế giới được tạo thành bởi hành động, lời nói và ý nghĩ của con người gọi là nghiệp. Nghiệp là chủ nhân ông, còn thiên hình vạn trạng sự vật kia là sở thuộc. Đã là do nghiệp hình thành. Do duyên sinh giả hợp thì chẳng phải của riêng ai. Sở thuộc nơi ai. Trong lời nói đầu của sách: “Krishnamurti - Life Without A Central Point.”
“In the world where everything passes by quickly,

I am the guest.

Therefore,

No attachment can tie me up.

No country can own me.

No border can confine me.”

(Krishnamurti – The immortal friend – 1928)


“Krishnamurti - Đời Không Tâm Điểm.”
“Giữa trần gian mọi sự chóng qua,
Tôi là khách.
Từ đó
Không vướng mắc nào ràng buộc tôi.
Không đất nước nào sở hữu tôi.
Không biên cương nào cầm giữ tôi.
(Krishnamurti - Người bạn bất tử 1928) (Trang 101)

Trong cõi vô cùng ấy, từ vật thể li ti đến vật thể to lớn. Từ thế giới văn minh đến thế giới chậm tiến. Từ vật chất đến tinh thần, đâu đâu cũng không khác. Nó luôn tồn trữ, đùm bọc trong cái túi càn khôn này. Bầu trời nào cũng có mây trắng vào mùa hạ, và mây đen mùa đông. Rừng cây nào cũng có lá vàng khi mùa thu về. Và mùa xuân hoa nở, trái đơm đâm chồi nẩy lộc. Con người sống trên trái đất này, ai cũng thở bằng hai lỗ mũi và đi bằng hai chân, nhờ ánh nắng mà lớn. Nhờ không khí mà yên vui. Quả thật đâu đâu cũng đều có một dạng thức như nhau."

Và đó cũng là tính bình đẳng và bao dung trong đạo Phật. Thêm vào đó, sự vi diệu của Bát nhã tâm kinh và con đường Trung Đạo bàng bạc trong cuốn sách này. Hãy đọc thật to, tự lắng nghe và quán chiếu lại những lời Thầy viết, ở đây cũng có thể là một sự tóm lược giáo lý Trung đạo của đấng Như Lai:

“1. Tránh xa hai cực đoan khổ hạnh và dục lạc.

2. Không thiên về hai cực đoan chấp có và chấp không.

3. Thể đạt đệ nhất nghĩa không. Vượt lên cái có và không.

4. Vạn vật do duyên sinh – Giáo pháp Duyên khởi.

5. Chứng đắc Tứ diệu đế qua giáo pháp Bát Chánh Đạo

Tiêu biểu một vài bài kệ nói về ý nghĩa giáo lý Trung Đạo:

1. Bồ tát Long Thọ, trong Luận Đại Trí Độ nói:

Nếu tất cả các pháp đều do duyên sinh

Thì tự tánh các pháp đều trống rỗng

Nếu các pháp đều chẳng phải trống rỗng

Không phải từ nhơn duyên mà có

Thì ví dụ như hình ảnh ở trong gương

Chẳng phải là cảnh, cũng chẳng phải là gương

Cũng chẳng phải người có gương

Chẳng phải tự mình, cũng chẳng phải tự người

Lời nói này cũng chẳng chấp thọ

Đây chính là Trung đạo.

2. Bồ Tát Long Thọ, cũng trong Đại Trí Độ Luận giải thích về tư tưởng Bát Nhã Kim Cang Ba la mật:

Tất cả các pháp hữu vi

Giống như mộng huyễn bào ảnh

Như sương mai, như điện chớp

Phải nhìn thấy đúng như vậy.

3. Trong Trung Luận, phẩm Quán Tứ Đế đã nói:

Tất cả các pháp đều do Duyên sinh

Nên Ta nói các pháp vốn là không

Các pháp cũng gọi là giả danh

Mà cũng gọi là Trung Đạo.

4. Lìa nhị biên – tức hai bên phân biệt: Bồ Tát Long Thọ nói:

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không đến cũng không đi

Không một cũng không khác.” Trang (150-151)


Từ giáo lý Trung Đạo hay tất cả những Kinh điển mà Đức Phật đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài nhằm giúp chúng ta học tập tu, hành trì và áp dụng để vượt thoát khổ đau, phiền não để chứng đắc, nhận thấy Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục hay Phật tánh đang hiện hữu trong mình.

Nói cho cùng, Triết học và Thi ca gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt quyển sách này, cho thấy làm thế nào mà từ ngữ chỉ có thể nói lên rất nhiều điều, đồng thời đặt câu hỏi về những khái niệm sâu xa như sự không chắc chắn về sự tồn tại của chúng ta, những triết lý cao xa nhưng gần gũi của giáo lý của Đấng giác ngộ. Và gần hơn là sự trân trọng những điều của thiên nhiên, tình yêu thương mẫu tử, những lời dạy của những bậc Thầy và nhiều điều khác mà đôi khi chúng ta có thể bỏ qua khi vướng vào những phiền toái hàng ngày, là những điều bạn sẽ trân trọng khi đọc cuốn sách sâu sắc và cảm động này.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách song ngữ Triết Lý và Thi Ca (Philosophy and Poetry), một tác phẩm quý của Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, như là một món quà vô giá đã cộng đồng Phật tử tại hải ngoại và cho những ai quan tâm đến thế hệ kế thừa.

Cầu chúc tất cả được an lành và thanh thản.


Tâm Thường Định
Sacramento, CA

Đầu tuần tháng 5, 2021

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
Suy nghĩ về thơ, Đặng Toản đã viết: “ ... Thơ chấp nhận mọi sự đẽo gọt và không đẽo gọt, từ vi tế đến thô ráp, từ dân gian đến bác học và các thành phần tham gia vào chiếu thơ có mặt phu xe và tể tướng, gã ăn mày và đại phú hộ...” ( Nghĩ về thơ, trang 258). Do đó sẽ càng thú vị hơn, khi ta bắt gặp những hình ảnh thơ, những câu thơ với những ngôn ngữ “nghề nghiệp” song cũng đầy mới lạ và ấn tượng của “gã thợ tiện’ bên những tia laser cắt... ống sắt!
“Ai là tiểu thuyết về sự mất tích của bản thể, của những con người, trên sân khấu của đời sống như một viện bảo tàng. Ai ngẫu nhiên được hình thành như bản tẩu pháp (fugue) về hành trình trốn chạy, lưu vong, tỵ nạn, hoá thân của con người trong thời hiện đại. Ai là sự kết hợp các hình thức sáng tạo trong tiểu thuyết như phim ảnh, tường thuật, truyện lồng trong truyện (metafiction), để tạo một không gian cho các ý niệm phản chiếu lẫn nhau, trong màn triển lãm nghệ thuật sắp đặt (installation) dùng ý tưởng. làm chất liệu. Ai mở ra sân chơi cho trò chơi ngôn ngữ đang cần khai phá thêm và khai quật lại. Ai là một thử nghiệm về thời gian để người đọc tự tìm kiếm câu trả lời cho họ.”
Tập truyện ngắn “Chuyện cũ phù dung trấn” ( CCPDT), là tác phẩm thứ 16 của Tiểu Lục Thần Phong ( TLTP ). Sách dày 362 trang, gồm 36 truyện ngắn, với những suy tư trăn trở về cuộc sống nơi quê nhà và cả nơi xứ xa, mà tác giả hiện đang sinh sống. Thấm đẫm những hiện thực của cuộc sống và gắn kết cả chuyện đời, chuyện đạo, gây ấn tượng và những suy ngẫm cho bạn đọc...
Tôi đã yêu mến và ngưỡng mộ gần như tất cả các nhân vật được viết trong tuyển tập này. Trong đó có những người là bậc thầy vô cùng cao tột của tôi: Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, và Thầy Tuệ Sỹ. Những vị khác về nhiều mặt cũng là những bậc thầy của tôi, nghĩa là tôi nhận thấy có phương diện nào đó để học từ họ, nhờ cơ duyên thân cận hoặc nhờ gặp trong làng văn chương. Thí dụ, Giáo sư Trần Huy Bích là đỉnh cao về Hán học, về nghiên cứu thơ và cổ văn, với những nghiên cứu về nhà thơ Vũ Hoàng Chương cực kỳ thơ mộng và thâm sâu.
Cuốn sách này, như chính tựa đề, Đường về thủy phủ, đã báo hiệu điều gì đó huyễn hoặc. Vì vậy, bạn đọc nếu chờ đợi một câu chuyện tiểu thuyết thông thường có đầu đuôi, có lô-gic, có sự tình chặt chẽ hợp lý, xin gấp sách lại, hãy tìm đọc một cuốn khác. Là một tác phẩm siêu hư cấu không có chủ ý đáp ứng những quy củ tiểu thuyết thông thường, Đường Về Thủy Phủ của Trịnh Y Thư là một tập hợp của ba câu chuyện, ba toa riêng lẻ của một chuyến tàu, vận hành trên cùng một đường rầy thiên lý, theo chiều dài của một giai đoạn lịch sử chiến tranh tanh nồng, nơi hành khách là những nhân vật bị ném lên tàu, vất vưởng chuyển động trên một trục cố định, dốc toàn bộ sức lực và trí tưởng tượng gắng tìm cho mình một lối thoát, hay theo tác giả, tìm một lối về.