Hôm nay,  

'Người Trở Lại': Chân Dung Phạm Xuân Tích

18/12/202011:52:00(Xem: 3989)

Dao Nuu      

                                                            

Tôi vừa nhận được tác phẩm văn học truyện dài NGƯỜI TRỞ LẠI của nhà văn Phạm Xuân Tích, chính tác giả gửi tặng tôi. Trong quá khứ tôi cũng được may mắn đã từng đề cập đến những tác phẩm truyện dài của anh: Chân Trời Tan Hợp- 2014,  Chỉ Một Lần Sống, 2017, Đường Về Siêu Thoát-2019. Mặc dầu năm nay anh đã ngoài thất thập, sức sáng tác của anh vẫn đều đặn gần như cứ mỗi hai năm anh cho ra một truyện dài. Tác giả Phạm Xuân Tích còn là một họa sỹ đã từng đoạt giải hội họa danh giá của Pháp Prix Peinture de La Ville de Bourget-Paris năm 2018 với bức tranh Le Canal de Saint Martin-Paris. Anh còn là một nhà biên soạn Kịch Thơ với tác phẩm Hoa Vàng Cũ; và tác phẩm Thơ và Nhạc, Đường Vào Xứ Mộng... 

Bản thân của Phạm Xuân Tích đã đi qua nhiều giai đoạn, sống trong nhiều hoàn cảnh và nhiều điều kiện lịch sử khác nhau. Anh sanh tại Sơn Tây năm 1943, thân phụ anh là cựu  hiệu trưởng trường trung học Chu Văn An-Hà Nội. Phạm Xuân Tích theo gia đình di cư vào Nam sau năm 1954, lúc anh đúng 11 tuổi. Đến năm 1964  cha mẹ anh qua định cư tại Pháp lúc đó anh 21 tuổi, anh ở lại VN một mình theo học đại học sư phạm chuyên về Pháp văn. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm anh đi dạy học tại các trường trung học công lập tại Long An và một vài trường tư thục tại Long An và Saigon. Năm 1972-74 anh chuyển sang nhận chức Công Cán Ủy Viên (Chargé de Mission) bộ Văn Hóa Giáo Dục.

Sau 30-4-1975 Phạm Xuân Tích đi cải tạo tập trung tại Long Khánh. Theo lời anh kể, bố mẹ anh bảo lãnh anh sang Pháp năm 1980. Trong thời gian gần 4 thập niên làm việc tại Paris với chức năng Quản trị Điện toán tại Ngân hàng Nông nghiệp, anh tham gia các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn tại Pháp. Trong thời gian này Phạm Xuân Tích bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm Kịch nghệ, Thi ca, Âm nhạc, Hội Họa và Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Truyện dài, Đàm thoại  và đã cho ấn hành hơn 12 tác phẩm kể cả cuộc mạn đàm cựu bộ trưởng Vương Văn Bắc “Nghĩ Về Ngày Mai Đất Nước.” 



Riêng về NGƯỜI TRỞ LẠI, mang nặng dấu ấn cuộc đời của một kẻ tư cố hương. Tư cố hương là điểm chung cho bất cứ người tỵ nạn nào, mặc dầu họ bỏ nước ra đi bất cứ dưới dạng nào?  Ngay cả dạng Ân Xá Quóc Tế-Amnesty... 

Thông suốt 5 chương 1-Câu Chuyện Vượt Biên, 2-Bên sườn dốc tâm tình,3-Một niềm vui nho nhỏ, 4-Vài Vui Thú Nhỏ Khác, 5- Hai Nửa Đường Đời. Tất cả là những mẫu chuyện gặp gỡ người đồng hương trên đất lạ. Những câu chuyện được kể thật là xa lạ khi thoạt nghe. Nhung nghĩ cho cùng xã hội có nhiều khuôn mặt khác nhau, điều quan trọng là ta phải biết dung hòa. 

Có lần anh trở lại Hà Nội vào năm 2000, với lý do không gì hơn là lòng tư cố hương: ‘Tháp Rùa, Tháp Bút, Cổng vào đền Ngọc Sơn  vẫn còn nguyên đó’ Anh thốt nhiên mới nhận ra rằng “những tình cảm xa xưa với Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn đó dù với biết bao vật đổi sao dời, những đổi thay của định mệnh  và những biến động lớn của lịch sử”. Thỉnh thoảng anh bị đãi ngộ dị thường, một vài người Việt ở trong nước cứ tưởng anh vẫn còn là người Việt Nam! Anh suýt bị đuổi ra khỏi Restaurant sang trọng chỉ dành cho người ngoại quốc...Cuối cùng anh vẫn được ngồi lại và được phục vụ nhờ một người bạn Pháp của anh nhìn nhận anh là người Pháp. Trong hoàn cảnh éo le như vậy anh chỉ buồn cười cho xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam hiện tại.

Khi tôi nhân được tác phẩm NGƯỜI TRỞ LẠI, tôi có email cho tác giả: “Mình rất thích thú đọc “LỜI MỞ” của tập truyện”.  Chinh tác giả đã viết: “Sống cũng chính là hòa hợp với tha nhân, từ nẻo quê hương cho tới vùng xa xôi nhất cuối chân trời...Bởi lẽ dù phải chấp nhận một số điều kiện để có thể hòa nhập vào tập thể ,nhưng trên cơ bản, ước vọng riêng tư của mình  vẫn phải luôn có chỗ đứng và giữ được sự cá biệt trên đường dài...” 

Phải chăng đây là những lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đồng thời phải tôn trọng những cá biệt, những quan điểm khác nhau vi tất cả đều phát xuất từ lòng yêu nước. NGƯỜI TRỞ LẠI phải là những trang ký ức của những người đã bỏ nước ra đi bất cứ dưới dạng nào, ngay cả dưới dạng Ân Xá Quốc Tế, cũng mong muốn một ngày nào đó trở lại quê hương sống với chính mình.../.  

Đào Như

Chicago-Dec.18. 2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn Phạm Quốc Bảo trong tuần qua vừa ấn hành tuyển tập Cuốn Lên Bức Mành. Một tác phẩm ghi lại những suy nghĩ của một người đang giữa lứa tuổi 80s từ hải ngoại về những gì còn lưu giữ sau một đời làm báo và viết truyện. Từng trang chữ của ông là cô đọng những cảm xúc của một người không tự cho mình sống một ngày nào mà không nghĩ tới quê nhà. Tuyển tập nhiều bài viết Cuốn Lên Bức Mành gồm ba phần: Hồi ức, Tản mạn, Thơ. Nơi đây, chúng ta gọi ấn phẩm này là cuốn sách sau 50 năm, vì Phần 2 còn được tác giả ghi là: Nửa Thế Kỷ Ngoái Lại. Thực tế, chiều dài của sách là hơn một thế kỷ rưỡi, vì có kể về ông ngoại tác giả là cụ Bùi Văn Giảng (1871-1934). Với chiều dài thời gian như thế, và với cảm xúc của thời điểm 50 năm, tác phẩm của Phạm Quốc Bảo có những trầm lắng rất là tịch mịch của lịch sử. Nơi đây chúng ta sẽ giới thiệu một số điểm trong tuyển tập.
Khi đọc được khoảng một phần ba quyển hồi ký “Việt Nam của con – Việt Nam của cha”, trong tôi thôi thúc mãnh liệt một suy nghĩ: đã đến lúc tôi cũng nên ngồi xuống để viết một quyển sách của chính mình trước khi quá trễ, hay nói đúng hơn là trước khi đầu óc tôi bắt đầu quên lãng nhiều cột mốc, nhiều câu chuyện, đặc biệt là nhiều cảm xúc đã từng có trong tôi, từng xảy ra trong đời tôi, kể từ lúc đặt chân đến đất nước này, nơi vừa gần gũi lại vừa lạ lẫm với tôi cho đến tận bây giờ.
“Việt Nam Của Con, Việt Nam Của Cha” (nguyên bản ‘My Vietnam, Your Vietnam’) không chỉ là tự truyện của cha và con, kể lại hành trình đi tìm nguồn cội của tác giả, Christina Võ, mà còn là cách cô “hòa giải” – chữa lành vết thương giữa hai thế hệ – giữa cô và người cha, ông Nghĩa Võ, một bác sĩ quân y VNCH, cũng là đồng tác giả.
Không rõ do một cơ duyên nào mà ba người ấy – ba nhà thơ nữ, ba tâm hồn, ba định mệnh, ba trải nghiệm, ba cuộc đời, ba ngọn suối nguồn thơ ca lại rủ nhau về hợp lưu tụ hội trong một tuyển thơ đặc sắc, hiếm có...
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Người Hát là tập thơ đầu tiên của Bùi Mai Hạnh. Một tập thơ đặc sắc. Một trong những chủ đề là những quan tâm xã hội được nhìn dưới khía cạnh trữ tình, sự bình đẳng, tự do, và các mối quan hệ giữa người và người. Thơ chị không trừu tượng, không có những ý tưởng tổng quát, mà chứa đầy sự kiện, các chi tiết. Có một truyền thống văn hóa và tinh thần ở đó, trong những bài thơ có tính hiện đại và đương đại của chị. Thơ Bùi Mai Hạnh trực tiếp mô tả, trong khi hàm chứa những yếu tố triết lý lặng lẽ. Mối quan hệ của chị với người khác, trong tình bạn, trong tình yêu, là những mối quan hệ sâu đậm, mạnh, khó khăn. Tất cả các đề tài đều có thể có mặt: sự chống trả quyết liệt đối với số phận, sự đề kháng xã hội, sự sợ hãi và hèn yếu, tất cả có mặt trong thơ Hạnh.
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
Những Ngày Thơ Ấu của Võ Phú là cánh cửa mở ra thế giới tuổi thơ, tựa một bản giao hưởng của nỗi nhớ, nhưng cùng lúc chính là tiếng vọng của văn học Việt Nam hải ngoại, vốn từ lâu vẫn luôn phải đối diện với những câu hỏi không dễ trả lời: Chúng ta viết gì? Viết cho ai? Và viết bằng ngôn ngữ nào?
Tạp chí Ngôn Ngữ, trong thời gian qua đã hân hạnh thực hiện được chín tuyển tập, tương đối đầy đủ về chín tác giả nhưng toàn là phái nam. Lần này là lần đầu tiên, một bàn tay hoa trong văn học nghệ thuật Việt Nam, dành cho Ngôn Ngữ vinh hạnh này: nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.