Hôm nay,  

Giang Hồ Đuổi Giết Nhau, 4 Đời Sống Ở Nghĩa Trang

11/11/201900:00:00(Xem: 2859)

“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung.  Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.

Mâu thuẫn trong việc mua bán nhà giá 40 tỷ ở quận 1, Võ Thùy Linh (28 tuổi, Việt kiều Australia) kêu gần 40 giang hồ vây chém Quân "Xa lộ" tử vong.

Ngày 8/11, Võ Thuỳ Linh cùng 5 người khác bị Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02) Công an TP HCM bắt để điều tra hành vi Giết người.

Nạn nhân là ông Mai Văn Quân (tức Quân "Xa lộ", Quân "khùng", 54 tuổi) được biết đến là đại ca giang hồ có "số má" tại khu vực giáp ranh Sài Gòn với Bình Dương.

Theo điều tra, Linh có mâu thuẫn trong việc mua bán căn nhà giá 40 tỷ trên đường Sương Nguyệt Anh (quận 1) với Nguyễn Anh Trung. Hai bên đều cho rằng đối phương nợ tiền mình, cùng thuê giang hồ dằn mặt để lấy tiền. Trong đó, Trung nhờ Quân "Xa lộ".

Chiều 4/11, biết Linh nhậu ở quận Thủ Đức, Quân một mình đến "nói chuyện". Khi nữ Việt kiều lên ôtô ra về, đại ca giang hồ chặn đầu xe, thách thức. Linh hẹn đến nhà hàng karaoke Nice Vip trên đường Khổng Tử (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) giải quyết.

Khuya cùng ngày, Quân một mình mang mã tấu đến điểm hẹn. Vừa đến nơi, ông ta bị khoảng 40 người cầm mã tấu bao vây, truy sát. Camera tại đây ghi cảnh ông Quân cầm dao chống trả nhưng bị chém gục, tử vong sau đó.

Gây án xong, Linh chuẩn bị nhiều ôtô đưa cả bọn xuống Vũng Tàu trốn. Khi cô ta định quay về Australia thì bị PC02 phối hợp an ninh sân bay Tân Sơn Nhất bắt.

Quân “Xa lộ” là ai?

Quân "Xa lộ" được biết đến như một đại ca giang hồ có "số má" tại quận Thủ Đức và khu vực giáp ranh với Bình Dương.

Theo điều tra ban đầu, Quân xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông trong việc mua bán nhà, hai bên hẹn nhau "nói chuyện". Khuya 4/11, ông này đến nhà hàng karaoke Nice Vip trên đường Khổng Tử (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) cùng 5 người khác để giảng hòa xích mích hai bên.

Trong lúc nhậu, ông Quân được cho là đã tát "đối thủ" khiến ông này nổi giận, kêu đàn em đến trả thù. Một lúc sau, khoảng 20 thanh niên cầm mã tấu, dao đến quán karaoke truy sát ông Quân.

Camera tại đây ghi cảnh ông Quân cầm dao chạy xuống tầng hầm, chạy ngược lên trên, nhưng bị nhiều người vây chém. Nhóm hung thủ bỏ trốn. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Ra khỏi thế giới giang hồ thì cũng không chắc là cuộc sống sẽ được an cư lạc nghiệp như một gia đình trải qua 4 thế hệ đều phải sống chung với những người chết ở nghĩa trang, như báo VNExpress cho biết.

Nhà lọt thỏm giữa nghìn ngôi mộ, bà Bùi Xuân Hương, 80 tuổi, chỉ mong đến dịp lễ tết, vì khi đó nhà mới rộn ràng, đông khách đến viếng.

Căn nhà cấp 4, lợp mái tôn của gia đình bà Hương, nằm trong lòng nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ, rộng gần một ha ở phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP HCM.

"Năm 1969, mảnh đất này được hội Kiến An - Ngọc Lũ (Hải Phòng và Hà - Nam - Ninh cũ) mua để chôn cất những người mất trong hội tại Sài Gòn. Sau năm 1975, nghĩa trang thuộc sở hữu của nhà nước và trở thành nơi an nghỉ của nhiều người dân thành phố", bà Hương kể.

Vợ chồng bà Hương được chủ khu đất cho xây nhà giữa nghĩa trang để ở và trông coi các phần mộ. Hơn 50 năm qua, bà Hương nhổ cỏ, quét lá khô, rửa mộ miễn phí. Thỉnh thoảng, người thân những ngôi mộ đến viếng gửi bà ít tiền, "họ muốn cho bao nhiêu thì cho, chứ tui không đòi hỏi", bà nói.

Hàng ngày bà Hương quanh quẩn chăm sóc các phần mộ. Khi hàng xóm đến chơi, đây trở thành nơi để bà nghỉ ngơi và trò chuyện.

Người đến đây chủ yếu là người thân viếng mộ. Vậy nên, "năm ngoái, có một cô vào mượn tui 200 ngàn, nói mua đồ cúng mộ trong này, tưởng thiệt, tui cho mượn nhưng cô ta đi mất, chờ hoài không thấy quay lại", bà kể.

Bà Hương còn nuôi đàn mèo hoang hơn 20 con đến ở tại nghĩa trang. "Ban đầu chỉ có vài con, tui cho nó ăn ngày hai bữa, dần dần nó kéo đến đông hơn", bà cho biết.

Nhiều năm trước, những người nghiện ngập thường vào nghĩa trang hút chích và ngủ. "Nhiều người tưởng nghĩa trang là nơi không người ở, nên con gì chết người ta cũng quăng vào đây, mấy ngày sau bốc mùi hôi thối tui phải đi kiếm rồi đem chôn. 5 năm trước gia đình tui xây bức tường trước cổng, ngày mở cửa cho người thân đến viếng mộ, đêm đến thì khóa kín”, bà nói.

Anh Đặng Hùng Anh (56 tuổi, con bà Hương), dọn về sống cạnh mẹ hơn 4 năm. Anh trước đây làm nghề thợ hồ, thường nhận đào huyệt, xây mộ tại nghĩa trang. Gần 10 năm nay, phần vì nghĩa trang không còn chỗ, phần vì phường không cho phép chôn nữa nên anh “thất nghiệp”.

Chiếc nắp quan tài được bỏ lại sau khi người thân bốc mộ, anh Hùng Anh tận dụng cưa ra làm củi đốt. “Mình cứ nghĩ nó như một khúc gỗ thôi, đốt bén lắm, con dâu tui nó khoái nấu bằng cái này”, anh cười.

Chị Đinh Thị Tường Vi (33 tuổi, cháu dâu bà Hương) cho biết: "Tôi theo chồng về đây hơn 10 năm, từ trước đến giờ không thấy sợ gì. Ở riết rồi quen, có điện, nước máy dùng, yên tĩnh và mát mẻ, giờ ra nơi khác sống ồn ào lắm".

Khoảng sân nhỏ trước những ngôi mộ là sân chơi của cháu bà Hương sau giờ cơm.

Tranh thủ lúc vắng khách, chị Tường Vi dạy con học cạnh những phần mộ trước nghĩa trang.

Gia đình bà Hương sum họp sau một ngày làm việc. "Tui ở đây hơn nửa đời rồi, chưa bao giờ có ý định chuyển nhà, ở đâu quen đó, giờ đi nơi khác chắc sống không quen”, bà nói.

Cuộc đời thật là cực khổ và nghiệp chướng bủa vây!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.