Hôm nay,  

Nhức Nhối Đại Học

19/08/201900:00:00(Xem: 1999)

Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…

Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi: Đóng cửa trường đại học yếu kém, được không?

Mới đây, nói trong hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ quan điểm cần kiên quyết đóng cửa các trường đại học yếu kém kéo dài. Đóng cửa được chăng?

PGS.TS Hoàng Minh Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp quốc gia đang ở giai đoạn hoàn tất "Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các trường đại học (ĐH) Việt Nam" - cho rằng cần có những chỉ số mang tính định lượng và một lộ trình để các trường thay đổi.

Ông Sơn nói rằng cũng có những cơ sở không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì lựa chọn hướng sáp nhập với trường lớn hơn, hoặc sáp nhập nhiều trường nhỏ vào một. Thậm chí, không khắc phục được yếu kém thì giải thể. Nhưng cả khi chọn giải thể cũng phải lập đề án giải thể. Vì một trường ĐH liên quan tới hàng ngàn sinh viên, cán bộ giảng viên, khối tài sản lớn cần phải có quy trình để xử lý hậu quả.

Mới mấy tháng trước, báo Giáo Dục VN kể chuyện động trời về bằng dỏm: Hai chị em Hiệu trưởng Đại học Thành Đô dùng bằng tiến sĩ quốc tế không đúng. Để đủ điều kiện làm hiệu trưởng, ông Ngô Xuân Hà sử dụng bằng tiến sĩ của Trường đại học Preston, một trường "ma" không được Mỹ và Việt Nam công nhận.

Phản ánh đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, không ít cán bộ, giảng viên từng giảng dạy tại Trường đại học Thành Đô bức xúc cho biết, ông Ngô Xuân Hà, Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô sử dụng bằng tiến sĩ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận để đủ điều kiện được bổ nhiệm.

Cụ thể ông Ngô Xuân Hà được Trường đại học Preston (tiểu bang California, Mỹ) cấp bằng tiến sĩ ngày 19/9/2007. Đáng chú ý, Trường đại học Preston không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận của Mỹ. Đáng nói, không chỉ ông Ngô Xuân Hà, bà Ngô Thị Kim Dung (chị ruột ông Hà), hiện đang giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô cũng sử dụng bằng tiến sĩ do Trường đại học Preston cấp.

Trong khi đó, cách biệt đại học trong thước đo chất lượng rất lớn… Báo Đại Đoàn Kết kể: Đìu hiu đại học địa phương… Mặc dù có số điểm chuẩn thấp nhất trong khối các trường đại học (ĐH) nhưng các trường ĐH ở địa phương (trường công ở các tỉnh) năm 2019 vẫn rất khó tuyển sinh.

Thậm chí nhiều trường còn không có thí sinh nào trúng tuyển ở một số ngành như sư phạm, y dược hoặc số lượng thí sinh trúng tuyển quá ít. Trong khi đó, các trường ĐH thuộc khối ngoài công lập ở các thành phố lớn như TP SG, Hà Nội thì điểm chuẩn vẫn cao, và vẫn rất đông thí sinh nộp hồ sơ theo học. Điều này không chỉ khiến các trường, cơ quan chủ quản ở các tỉnh gặp khó khăn mà ngay cả thí sinh cũng cảm thấy băn khoăn lo lắng. Nhất là các thí sinh trúng tuyển ở ĐH địa phương nhưng ngành đó chỉ có vài người trúng tuyển giống mình khiến cho việc theo học chắc chắn gặp vấn đề.

Theo tìm hiểu, hầu hết các trường ĐH địa phương chỉ có điểm trúng tuyển dưới 20. Trong đó nhiều trường ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên hay miền Tây, điểm chuẩn chỉ từ 14 điểm.

Trong khi đó, ngành y có thể làm chết người. Báo Lao Động Nghệ An ghi nhận: “Y sĩ học có 3 năm mà cũng ra khám, chữa bệnh như bác sĩ là chết rồi”… Bác sĩ sử dụng bằng giả khiến người dân mất lòng tin, y sĩ học 3 năm đã được khám chữa bệnh… đã chỉ ra một thực tế là công tác đào tạo nhân lực ngành y tế vẫn còn nhiều bất cập.

Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPSG cho biết, trong thời gian gần đây đã xuất hiện bằng giả bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế. Thậm chí, có bác sĩ có bằng đại học giả nhưng bằng cấp sau đại học lại là bằng thật, làm mất lòng tin cho nhiều người.

Có thể kể đến trường hợp "bác sĩ" Trần Đức Nghĩa sinh năm 1988 sử dụng bằng giả của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.SG để vào khóa học ở Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Hoặc trường hợp ông Nguyễn Hoàng Ân tự làm giả bác sĩ đa khoa (ký tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ), chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh để mở phòng khám chuyên khoa nội tổng hợp tại Cần Thơ.

Người Đưa Tin kể chuyện Đại học Đông Đô và những tấm bằng vô giá trị: Hoàn thành khoá học sau vài ngày…

Bên cạnh việc tiếp tục tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh dù không được sự cho phép của bộ GD&ĐT, trường đại học Đông Đô còn “tạo điều kiện” cho nhiều học viên hoàn thành khóa học chỉ sau vài ngày.

Khóa học chỉ kéo dài vài ngày… Với lời quảng cáo "có cánh" về tác dụng của tấm bằng đại học đào tạo văn bằng 2 chính quy của đại học Đông Đô, không ít học viên - chủ yếu là người đã đi làm đã chi vài chục triệu để đăng ký học tại đây. Một nguyên nhân khác cũng hấp dẫn không kém để trường Đông Đô chiêu sinh, đó là khóa học đại học cấp tốc đến khó tin.

Để hiểu rõ hơn về “cái nôi” tạo ra những tấm bằng này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã liên hệ với một số học viên đã tốt nghiệp khóa học.

Anh N.V.H. (Bắc Ninh), giảng viên học viện N.H cho biết anh biết đến thông tin chiêu sinh văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường đại học Đông Đô trên mạng xã hội.

Qua trao đổi, được biết, anh H. đã nộp học phí bằng hình thức giao dịch qua người quen môi giới. Anh tiết lộ: “Con số về học phí không cố định, có thể là 30 triệu đồng, 40 triệu đồng, 50 triệu đồng hay thậm chí cả 100 triệu đồng thì cũng còn tùy thuộc từng mối quan hệ của học viên”.

Điều đáng nói, khóa học mà anh H. đăng ký tuyển sinh và tham gia chỉ kéo dài trong vài ba ngày và được nhận bằng luôn trong năm 2018.

Đến ngày 1/8 vừa qua, ông Dương Văn Hòa (SN 1983, Hiệu trưởng trường đại học Đông Đô) và ông Trần Ngọc Quang (SN 1962, Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường đại học Đông Đô) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội Giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cùng ngày, bà Phạm Vân Thùy (SN 1981, cán bộ trường đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (SN 1996, cán bộ trường đại học Đông Đô) cũng bị khởi tố, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc.

Báo Tiền Phong gần đây kể: Nhộn nhịp 'chợ' mua bán bằng đại học giả… Cam kết phôi gốc, dấu giáp lai nổi, giống từng chi tiết nhỏ, nhiều nhóm làm bằng cấp giả đang chào mời công khai trên các trang mạng xã hội.

Lợi dụng nhu cầu về bằng cấp của một số người, thời gian gần đây, tình trạng làm bằng tốt nghiệp đại học và các loại giấy tờ giả đang nở rộ. Chỉ cần gõ từ khóa "làm bằng đại học", "làm bằng lái xe", "làm chứng minh thư nhân dân"… có đến hàng triệu kết quả hiện ra.

9 triệu đồng… có ngay bằng. Trên các trang mạng xã hội, nhiều nhóm làm bằng cấp, giấy tờ giả cũng được lập ra. Những "cơ sở" này còn nhắn tin trực tiếp đến nhiều thuê bao điện thoại để quảng cáo.

Bản tin Zing/Tiền Phong kể: ĐH Kinh tế TP.SG phát hiện nữ cán bộ dùng bằng giả để thăng tiến… ĐH Kinh tế TP.SG phát hiện bà Đinh Thị Lưu - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.

Theo thông tin từ Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Ea Súp, năm 2017, bà Lưu hoàn thành chương trình lớp 12, rồi báo cáo Đảng ủy đã có bằng THPT. Năm 2018, Đảng ủy xã Ia Jlơi tiếp tục quy hoạch bà này tái cử chức vụ Phó chủ tịch Hội Nông dân xã nhiệm kỳ 2018-2023.

Bằng tốt nghiệp THPT mang số hiệu B1065731 cấp cho bà Trần Thị Lưu (SN 1983, ở Quảng Bình) ngày 19/12/2016, có chữ ký kèm họ tên giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk. Đến tháng 8/2018, ĐH Kinh tế TP.HCM, khóa 2017, chi nhánh Đắk Lắk, phát hiện văn bằng bà Lưu sử dụng để được theo học tại trường này là giả. Sau đó, bà Lưu bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về Đảng. Ban chấp hành Hội Nông dân huyện xử lý kỷ luật khiển trách đối với bà Lưu nhưng không yêu cầu bãi bỏ chức vụ. Trong giải trình, bà Lưu thừa nhận bằng THPT sử dụng là giả, do một người đàn ông đưa cho, nên bà không biết đó là bằng giả.

Báo Giáo Dục VN ghi nhận ý kiến chuyên gia: Đánh giá, nhận diện nhân tài qua bằng cấp đã lỗi thời rồi!

Vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong khu vực Nhà nước đã được bàn thảo nhiều năm qua, tuy nhiên đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Kim Sơn – nguyên Trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia) đã phân tích rằng, theo ông, thách thức lớn nhất hiện nay là thiếu tiêu chí để nhận diện người có tiềm năng đáp ứng "đúng, đủ, tốt" nhiệm vụ của Nhà nước, các đơn vị, tổ chức.

“Việc đánh giá, nhận diện qua bằng cấp là đã vứt đi rồi. 20 tổ chức lớn trên thế giới như Apple, Google…đã không quan tâm đến việc người làm việc cho họ học đại học hay không. Họ chỉ cần tuyển người làm được công việc họ cần, yêu cầu”, Tiến sĩ Sơn chia sẻ.

Tìm ra được người có tiềm năng rồi nhưng không phải kéo họ về làm việc ngay mà theo Tiến sĩ Sơn phải trắc nghiệm, xem xét họ có hội nhập được với cơ quan, tổ chức bộ máy Nhà nước không.

Kế tiếp là giữ chân được họ, phát triển họ để đúng là hôm nay họ "đúng, đủ, tốt" theo yêu cầu , sau là "đúng, đủ, tốt" cho yêu cầu 3,5,10 năm sau. Đây cũng là một thách thức của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, bộ máy nào trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam.

Đúng là nhức nhối đại học, trong một xã hội chuyện gì cũng giả nhiều hơn thật…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.