Hôm nay,  

Những Bản Nhạc Lớn Trong Đời

30/07/201900:00:00(Xem: 3752)
Xin thưa đây là những bản nhạc ngoại quốc, Pháp và Mỹ,  mà mình ưa thích từ hồi thập niên sáu và bảy mươi cho đến giờ.  Khởi đầu là bài ca “Diana” của ca sĩ lừng danh Paul Anka mô tả lại mối tình hồi thiếu niên đầy những ước mơ trong trắng, cho đến bài ca đầy cảm động “Papa” của ông sau này nói về người cha của mình.  

Mới đây tình cờ mình vào Youtube, ‘bắt’ được tay hảo thủ guitar điện tên Burns Ernst chơi rất truyền cảm tất cả những bài nhạc hay từ xưa đến giờ, trong số đó có bài ca tôi vô cùng yêu thích tên “My Way.”

Bài My Way đầu tiên do ca sĩ người Pháp tên Claude Francois viết như là một bài tình ca với tựa đề là: Comme d’Habitude. Sau này, nếu tôi nhớ không lầm, thì Paul Anka viết lại lời Mỹ với chủ đề về quan niệm sống của một anh chàng lãng tử, sống bất cần dư luận của thiên hạ miễn là mình được thỏa chí bình sinh.   Bài này được trở nên bất tử nhờ đại ca sĩ Frank Sinatra trình bày.  Cũng như biết bao thính giả khắp mọi nơi ưa thích bài này, tôi rất lấy làm cảm khái lời ca nhiệt thành cho một nhân sinh quan sẵn lòng chấp nhận hậu qủa cho hướng đi của riêng mình. Thật phải nói là “không có chỗ chê được”!  Xin được phóng dịch ra để các bạn cùng thưởng thức qua lời Việt, và mình chọn đặt tên là “Lối Riêng Đời Tôi” sau đây:

“... Và giờ đây, đến gần lúc cuối rồi, tôi đối mặt với tấm màn nhung lần cuối.  Bạn ơi, tôi nói thật rõ ràng để trình bày nhân sinh quan của mình một cách chắc chắn.  Tôi đã sống một cuộc đời trọn vẹn.  Tôi đã đi hết đó đây, hết mọi nẻo đường và hơn thế nữa, tôi sống theo lối riêng của đời mình.

Hối tiếc? Cũng có lúc, nhưng quá ít để nói đến.  Tôi làm những gì mình phải làm và làm cho đến cùng không chừa ra ngoại lệ. Tôi vạch rõ ra những con đường, những bước đi thận trọng trên  cuộc hành trình.  Và nhiều hơn thế nữa, tôi sống theo lối riêng của đời tôi.

Vâng, cũng có lúc, mà bạn cũng biết là tôi có bị rơi vào cảnh ‘lực bất tòng tâm’ nhưng dù cho như vậy, khi nổi nghi ngờ đến, tôi mạnh dạn coi thường nó.  Tôi sẵn sàng đối mặt với thực tế,  đầu ngẩng cao và sống theo lối riêng của đời mình.

Tôi sống, tôi cười và tôi khóc. Có lúc được, có lúc mất. Và giờ đây khi nước mắt đã khô dần, tôi thấy thật là tức cười khi nghỉ rằng mình đã làm tất cả điều đó và xin cho tôi nói rằng , tôi không hề có một chút thẹn thùng.  Không đâu, không như vậy đâu vì tôi làm theo lối riêng của mình.  Người đàn ông là gì, và làm được gì?  Nếu không phải là chính mình thì hắn ta chỉ là số không. Phải nói những điều mình thực sự cảm thấy mà không phải những lời của kẻ nhát hèn.  Lịch sử đời tôi cho thấy tôi chấp nhận bầm dập và sống theo lối riêng cuả đời mình...”

(Mời bạn vào Youtube, bấm: My way by Fank Sinatra để thưởng thức bài ca bất hủ này.  Hay nếu bạn thích nghe trình tấu bằng guitar điện do Burns Ersnt chơi, thì xin và Youtbe, bấm:  my way, guitar burnsersnt.)

Giới mê nhạc của ‘Tứ quái’ The Beatles đều thương tiếc John Lenon khi anh bị một tên mắc bịnh thần kinh ám sát.  John là một thành viên xuất sắc như là một ca sĩ và người viết nhiều bài ca để đời cho ban The Beatles. John có lối sống phóng túng của một nghệ sĩ xuất chúng, và phong thái rấp ‘hip’ của thập niên bảy mươi.  Một trong bài ca mà John viết đã trở thành bất hủ là bài Imagine, để hình dung ra một thế giới hoà bình mang sắc thái ‘không tưởng’ mà ngày nay vẫn còn được vô cùng ái mộ.  Mình xin phóng dịch bài “Imagine” ra với tựa đề: “Hãy thử hình dung” sau đây: “... Hãy thử hình dung ra không có thiên đàng. Điều này không khó cho ta đâu. Không có địa ngục trong thế giới.  Mà bên trên ta chỉ có bầu trời.  Hãy thử hình dung tất cả mọi người sống cho ngày hôm nay...

Hãy thử hình dung không còn có quốc gia.  Điều này không khó đâu.  Không có gì để giết nhau hay chiến đấu cho và cũng không có tôn giáo nữa.

Hãy thử hình dung tất cả mọi người sống cuộc đời trong hoà bình.

Bạn có thể nói tôi là kẻ mộng mơ nhưng không phải chỉ có mình tôi đâu.  Hy vọng ngày nào đó bạn sẽ sát cánh cùng tôi và rồi thế giới sẽ là một.

Hãy hình dung không có của tiền vật chất... tôi không biết bạn có thể như vậy được không.  Không còn lòng tham và không còn nghèo đói, mà sống trong tình huynh đệ của loài người.

Hãy hình dung ra tất cả mọi người cùng chia sẻ với nhau cả thế giới...

Bạn có thể nói tôi là kẻ mộng mơ... và như vậy thế giới sẽ sống trong hoà đồng nhất thể...”

(Nếu thích nghe, bạn có thể vào Youtube bấm: John Lenon Imagine, hay muốn nghe Burns Ernst chơi guitar điện thì xin vào Youtube bấm: Imagine burnsernst.)

Có nhiều người nhận xét thập niên bảy mươi là thời kỳ vàng son của nhạc trẻ Anh Mỹ, có lẽ không sai.  Một trong những ban nhạc trẻ nổi tiếng thời đó là ban nhạc  The Hollies.  Ban nhạc trẻ người Anh không bị tan rã và vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay, đã được thu nhận vào Sảnh Đường Danh vọng, Hall of Fame, của nhạc Rock’n’ Roll năm 2010, ban nhạc này có nhiều bài đứng hạng cao trong bảng xếp hạng Top Ten, trong số đó có bài rất cảm động về tình huynh đệ có tựa đề là:  He Ain’t Heavy, He is My Brother.  Đặc biệt bài được mở đầu bằng tiếng khẩu cầm lảnh lót trước khi giọng ca chánh nổi lên.  Bài này được nhiều cựu chiến binh Mỹ ca tụng vì nói lên cùng ý nghĩa “ huynh đệ chi binh” trong quân đội. Xin được phóng dịch ra đây để các bạn thưởng thức:

“... Đường dài xa với nhiều khúc quanh co không biết dẫn ta về đâu, không ai biết về đâu...Nhưng tôi còn sức, đủ sức để mang cỏng em.  Em không nặng đâu vì em là em của anh...

Rồi ta cứ tiếp tục đi, sự yên ấm của em là điều mà anh quan tâm, em không nặng nề đâu, chúng ta sẽ đến nơi. Vì anh biết em không làm vướng bận anh...

Nếu tôi có cảm thấy bị nặng nề, là do, tôi bị đè nặng với nỗi buồn khi nhận thấy trong tim mọi người không có đựơc niềm vui tràn đầy của tình yêu thương lẫn nhau.  

Con đường thật là dài...mà không có lối quay trở lại trong khi chúng ta đang bước tới thì tại sao chúng ta lại không san sẻ cho nhau?  Và em không làm anh ngã quỵ bởi sức nặng của em trên lưng... Em không nặng nề đâu, vì em là em của anh...”

(Các bạn có thể vào Youtube bấm: He ain’t heavy, he is my brother, lyrics on screen & in description để thưởng thức lời bài ca với đầy những hình ảnh cảm động và có ý nghĩa này.)

Một trong những bài ca nổi tiếng thập niên sáu mươi vẫn còn vang vọng cho đến ngày hôm nay là bài:  “What the World Needs Now is Love, Sweet Love” do nữ ca sĩ Jackie deShannon gióng lên lời nhắn nhủ cho biết bao thế hệ, và nhất là thời nay của đa số con người đầy giả trá, chai cứng/ vô cảm và... lắm khi vô liêm sỉ này, biết đâu là chân lý của hạnh phúc con người: đó là Tình Yêu Ngọt Ngào mà mình xin được tóm tắt sau đây:

“... Thứ mà thế giới bây giờ cần là Tình yêu, thứ Tình yêu ngọt ngào. Đó là thứ duy nhất ... Thứ mà chúng ta có quá ít, thứ  mà không phải chỉ dành cho vài người mà cho tất cả chúng ta.  Thượng đế ơi, chúng con không cần thêm núi cao ngất trời, đồng xanh bát ngát, ánh mặt trời sáng trong hay tia sáng dịu dàng của mặt trăng.  Xin Ngài lắng nghe lời cầu xin của chúng con...Thứ mà thế giới này của chúng con đang cần là Tình Yêu...”

(Xin mời các bạn vào Youtube bấm: Jackie deShannon, What the World needs now, để nghe lời nhắn về Tình Yêu này cho thời đại của chúng ta đã được lên tiếng từ năm 1965.)

Văn hào người Tây Ban Nha là Miguel Cervantes viết quyển truyện để đời tựa đề: Don Quixote, năm 1547, về một anh chàng ngông, nửa tỉnh nửa điên, suốt đời đi tìm và chiến đấu cho một lý tưởng mà ai cũng phì cười nói đó chỉ là một điều không tưởng(!). Nhưng biết đâu “ Cá nhân lại có thể đúng, trong khi xã hội hoàn toàn sai và đầy trơ trẽn!  Quyển truyện này của ông đã được dịch sang 60 ngôn ngữ - đã được một nhà văn Việt tiền bối thời trước dịch sang bản Việt ngữ - vì tính cách độc đáo của nó.  

Cảm hứng từ câu truyện này, hai nhạc sĩ Joe Darion và Mitchell Leigh đã viết thành  bài ca tuyệt tác lấy tên là The Impossible Dream, qua sự trình bày xuất sắc vượt thời gian của nam danh ca  Andy William mà mình xin giới thiệu với tựa đề  “Giấc mơ không thể với tới”  sau đây:

“... Mơ một giấc mơ không với tới được.  Chiến đấu với kẻ thù không đánh thắng được.  Mang nổi buồn không chịu đựng nổi...Xông vào chốn hiểm nguy mà kẻ bạo gan không dám tới.

Chỉnh lại cái sai không sửa được.  
Yêu với tình yêu thuần khiết ở trên xa.
Cố gắng khi tay bạn đã mỏi rời.
Vói tới ngôi sao không vươn tới được.

Đây là sự kiếm tìm của tôi để theo ngôi sao đó.  Dù cho có vô vọng, dù cho có xa vời đến đâu.  Chiến đấu cho Lẽ phải không bao giờ ngừng nghỉ.  Sẵn sàng bước vào địa ngục với một lý tưởng thiên thần.  Và tôi biết nếu mình chỉ cần thành tâm với sự tìm kiếm chói lọi này, tim mình sẽ được an bình khi nằm xuống lòng đất lạnh.  

... Và thế giới sẽ nhờ vậy mà tốt đẹp hơn...khi có người dù bị khinh bỉ và bị bầm dập tấm thân... vẫn cố sức đến chút can đảm cuối cùng còn lại...để chiến đấu với kẻ thù không chiến thắng được...để với tới ngôi sao không vươn tới được...”

(Mời bạn vào Youtube bấm: the impossible dream andy william để thưởng thức những bài ca hay về cả lời lẫn ý nghĩa này.)

Trên đây là một vài bài ca nhạc ngoại quốc của thập niên sáu mươi và bảy mươi đã ăn sâu vào tâm khảm của mình lúc đó và mãi mãi về sau.  Hy vọng khi bạn nghe, bạn cũng sẽ có được những xúc động và rung cảm chân thành như mình hiện nay.            

ttt – July 2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.