Hôm nay,  

ẨM VÀ NÓNG

30/06/201915:26:00(Xem: 5514)

ẨM VÀ NÓNG

 

Hồ Đình Nghiêm

 

(tặng Nguyễn Trần Diệu Hương)

 

Thứ Sáu, ngày 28 tháng 6, nhiệt độ ở Montréal lên tới 29oC trong khi ở Paris, cọng thêm độ ẩm, nhiệt kế ghi con số nằm chênh vênh bên lằn mức đỏ: 31. Nực nội dồn về, dường như có sự hừng hực khác thường đang bao trùm lấy sân vận động Parc des Princes, Paris. Nắng nôi mà nói làm gì, chẳng qua là chủ nhà có chút căng thẳng khi phải dàn trận tiếp đón so giày đọ sức với 11 tuyển thủ USA, đội banh từng lập nên kỳ tích “chưa bao giờ chịu dừng chân trước bán kết”.

 
blank

 

Hôm đó, anh em cầm bút ở địa phương Mộng Lệ, theo hẹn hò vào lúc 6 PM, cũng sẽ “dàn quân” tới một quán ăn nhằm đón chào nhà thơ Trần Mộng Tú đi cùng phu quân từ Seatle mát mẻ sang thăm Bắc Mỹ đứng gió đôi ngày. Từ hướng cực Tây bay tới mút phía Đông tính theo bề rộng lãnh thổ đôi đàng. Sáu giờ sẽ gặp mặt người thơ nữ tiếng tăm, nhưng ba giờ thì ngồi nhìn trái banh da bắt đầu lăn trên sân cỏ. Đồng hồ Paris chạy trước chốn này những 6 tiếng, có nghĩa là “trông trăng trăng lặn nhìn sao sao mờ”, chờ đèn thắp lên vào lúc 9 giờ tối (kêu bằng đá đèn) đợi giờ đó nai nịt ra quân những mong cơ thể khỏi bị phát sốt và cầu thủ thôi viện dẫn lý do “ta thua là do bởi trời hành cơn hạn đó thôi”.

 

Trung bình một trận đấu kéo dài gần hai tiếng. Nếu tỉ số đôi bên vẫn cầm hoà, buộc phải đá thêm giờ thì tôi sợ đến điểm hẹn sẽ trễ, mất uy tín với người khách phương xa mới diện kiến lần đầu. Điều đó rất dễ xẩy tới vì ở 30 phút cuối cùng của hiệp hai Pháp đá trên chân Mỹ thấy rõ, kiểm soát và làm chủ cục diện tới 60%. Từ đầu giải đến nay, chưa khi nào tuyển thủ đội Pháp tỏ ra cháy hết mình đến thế, họ muốn chứng tỏ sự quyết tâm, không mất đi niềm kỳ vọng mà tổng thống Pháp trao gửi trước đó. Họ có lợi thế sân nhà, đông chật cảm tình viên và thêm một tác động không nhỏ, phía mày râu vừa đoạt chức vô địch thế giới môn bóng tròn.
 

Pháp bị Mỹ dẫn trước 2 bàn do công của tiền đạo đeo băng thủ quân Megan Rapinoe ở vào phút thứ 5 và phút 65. Đến phút thứ 81 Pháp mới lập được tỉ số nhờ vào cú đánh đầu thần tốc của hậu vệ Wendie Renard, cao 1m 87. Sóng gió luôn xẩy tới ở trong vùng cấm địa của Mỹ hay nói khác đi, Pháp đang nổ lực muốn tìm cách gỡ hoà. Phút thứ 85 banh chạm vào tay hậu vệ Kelley O’Hara nhưng trọng tài bỏ qua, không luôn cả nhờ VAR xem lại. Nếu nhà dìu dắt tuyển Pháp, bà Corinne Diacre phản đối, tình huống trận đấu có thể sẽ thay đổi. Trung phong áo số 6 Amandine Henry hoặc tiền đạo mang số 9 Eugenie Le Sommer sẽ được đề cử đứng ra đá quả phạt penalty.

 

Đội tuyển Mỹ, hoặc riêng cá nhân Kelley O’Hara phải ngầm mang ơn trọng tài người Ukraine, bà Maryna Striletska đã châm chước cho lỗi lầm quá ư rõ ràng. Nếu Kelley O’Hara bị thẻ vàng và Le Sommer đá thành công quả phạt đền, rất có thể tiếng gáy của con gà Pháp mãi còn cất cao.

 

Sau cuộc chạm trán nẩy lửa giữa hai đội, tất cả những trang báo thể thao đều bình chọn cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu (Player of the match): Hậu vệ áo số 19 của tuyển Mỹ, cô Crystal Dunn. Ở bài viết trước, tôi đã ca ngợi người cầu thủ đầy tài năng này và hôm nay cô đã chứng minh, một lần nữa bằng cách đã vô hiệu hoá khả năng tấn công sắc bén của tiền đạo chạy cánh phải Kadiditatou Diani áo số 11 của tuyển Pháp, chẳng những thế Dunn còn kiến tạo ra những đường chuyền thông minh, làm nhẹ đi áp lực bị phong toả. Nếu tiền đạo Alex Morgan mang vẻ mong manh thì ngược lại, Crystal Dunn là một bức tường kiên cố, vững chắc. Cô cho hay: “I had a lot of support and help from my teammates every step of the way”.

 

Trong đội tuyển Mỹ, người gây “sốc” vẫn là tiền đạo chạy cánh trái, Megan Rapinoe, 33 tuổi, quê quán ở Redding, California. Học vấn: Đại học Portland. Cô tuyên bố một câu mà tất cả những phương tiện truyền thông, kể cả đài CNN đều trích dẫn lại: “US soccer star Megan Rapinoe says she’s not going to the f*****g White House’ if the women’s team wins the World Cup”.

 

Thắng Pháp 2-1, như vậy Mỹ vào bán kết, gặp tuyển England vào ngày 2 tháng 7. Là trận đấu thứ 49 trên tổng số 52 trận suốt mùa giải bóng tròn 2019.

Đội Anh còn có tên gọi là Lionesse, trận gần nhất Anh thắng Norway với tỉ số 3-0, khí thế và cơn say bàn thắng vẫn còn tồn đọng. Tuy vậy, quả đoán Anh thắng Mỹ là khó thuyết phục một ai. Ngoài tài năng, gặt hái thắng lợi cũng vin nhờ một phần vào sự may mắn. Một bàn thắng phạm lỗi offside chẳng hạn. Một cú làm bộ ngã người trong vùng cấm địa chẳng hạn. Và banh chạm vào tay mà không ai la ó kiện tụng chẳng hạn.

 

Khi trọng tài thổi lên hồi còi kết thúc, trên sân cỏ có kẻ hân hoan nhảy chân sáo có kẻ cúi mặt sầu khổ như gà mắc mưa. Tôi thay đổi xiêm y để tới điểm hẹn cách nơi tôi ngụ mất 1 tiếng di chuyển. Rất đúng giờ vì Pháp-Mỹ đã không chơi thêm extra-time. Nhà thơ (nhà văn) Trần Mộng Tú không thay đổi so với những tấm ảnh chụp đã lâu. Bảo rằng trẻ thì không đúng, kêu bằng dối già cũng sai trật. Giọng Bắc chị nói dịu dàng, cởi mở, thân tình, giống như những người ngồi chung bàn hôm đó chẳng phải mới gặp buổi đầu tiên. Tôi thưa với chị là bài tôi phỏng vấn chị đăng lần đầu ở trang Sáng Tạo đã có rất nhiều diễn đàn khác xin đăng lại, như anh Khê Kinh Kha của Văn Học Nguồn Cội chẳng hạn, đã email cho tôi vì anh rất mến mộ thơ chị Trần Mộng Tú. Bất ngờ hơn là cách đây 3 tuần tôi nhận qua bưu điện một tấm ngân phiếu 50 US của tuần báo Trẻ ở Garland, Texas gửi trả nhuận bút bài phỏng vấn “Mộng”. Chị Trần Mộng Tú cười: Bài đó chính tôi gửi cho họ.

 

Chúng tôi nói chuyện, trao đổi thuần liên quan tới thơ văn chữ nghĩa. Không ai là dân sành điệu và quởn để thiết tha môn thể thao đá banh thành ra bàn tiệc chẳng rôm rả việc đoán non đoán già, tán hươu tán vượn xem đội nào sẽ vô địch kỳ này. Mỹ gặp Anh, Hoà Lan gặp Thuỵ Điển. Còn lại bốn đội, sẽ có một đội bị loại khi tranh hạng ba. Trận final diễn ra vào ngày song thất 7 tháng 7, match thứ 52. Sau đó bầu đoàn thê tử nhà ai lại về nhà nấy, trả sự bình yên lại cho đất Pháp, khép đóng thực sự những vai diễn đổ mồ hôi sôi nước mắt. Mắt khóc và mắt biết cười. Bất mãn thua và thắng thuyết phục.

 

Chị Trần Mồng Tú sang đây để dự đám cưới người cháu, lu bu cho xong rồi lại trở về chốn cũ. Hỏi chị hồi nào in một tập thơ? Chi bảo làm biếng quá khi đi tìm chúng về, tom góp lại, lựa chọn… Chưa tính được. Còn bạn thì sao? Tôi cười, cũng chưa biết tính ra sao cho ổn? Sợ làm phiền người khác khi nhờ họ lay-out trình bày các thứ. Méo mó nghĩ thầm về chiến thuật phòng vệ phản công hay theo cách “cơn lốc màu da cam” của Hoà Lan. Thắng lợi có hạnh phúc của thắng lợi mang lại. Thất thế cũng giữ riêng cho nó chút sầu khổ dịu dàng khi gặm nhấm nỗi đau.

 

Tôi chúc nhà thơ Trần Mộng Tú có được niềm vui trong chuyến đi xa này. Xin chia tay chị. Tin khí tượng dự đoán đêm nay trời có mưa giông. Tôi khởi sự viết bài này khi đất trời chuyển động trút nước rầm rộ. Xin cứ hẹn hò, sau cơn mưa trời lại sáng.

 

Hồ Đình Nghiêm



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.