Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Anh Bằng

06/05/201900:00:00(Xem: 1929)
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời...  Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này.

Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.

Như qua ca khúc Căn Nhà Ngoại Ô, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết:

...Là chinh nhân tôi bạn với sông hồ

Tình yêu em tôi nguyện mãi tôn thờ

Và yêu không bến bờ

Niềm tin là một ngày mai non nước không còn hận sầu

Rồi hôm nao tôi về ghé thăm nàng

Ngoại ô đây con đường tắm trăng vàng

Mà sao không thấy nàng

Tìm em, giờ tìm ở đâu sao không gắng đợi chờ nhau...

Sau đây là sơ lược tiểu sử qua Wikipedia.

Anh Bằng (5/5/1926 - 12/11/2015) tên thật Trần An Bường là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất dòng của dòng nhạc Vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.

Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.

Anh Bằng sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Năm 1935, ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.


Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ Nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.

Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

Trung tâm Asia đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011), Asia 77: Dòng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015).

Ông mất ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại tư gia ở quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đã chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.

Trân trọng tưởng nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.