Hôm nay,  

Từ những trang thơ

20/04/201904:36:00(Xem: 6235)

  

Từ những trang thơ

 

Hồ Thanh Nhã

  

 Phần 1-  Lăn theo vết xích.

Nhà thơ Thiết giáp Hồ Thanh Nhã nguyên quán ở Bến Tre.  Thuở nhỏ cha mẹ gọi là con mọt sách, thích văn chương, biết làm thơ từ năm 16 tuổi.  Lớn lên anh nhập ngũ khóa 25 sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.  Mãn khóa Sĩ quan bộ binh, anh tình nguyện gia nhập binh chủng Thiết giáp.  Đang thụ huấn khóa Sĩ quan căn bản Thiết giáp tại Trường Thiết giáp thì xảy ra biến cố Tết Mậu Thân 1968.  Cả khóa anh 60 người phải lên xe M113 đi hành quân giải tỏa áp lực địch đang xâm nhập vùng ven đô Sài Gòn, chết hết 2 người bạn cùng khóa.  Mãn khóa Thiết giáp  anh được thuyên chuyển về phục vụ đơn vị tác chiến là Thiết Đoàn 5 kỵ binh hành quân vùng Long Khánh và các tỉnh miền Đông. Năm 1970 tham dự cuộc hành quân ngoại biên vượt qua đất Miên, đánh vào các mật khu địch tại vùng biên Ba Thu, Mõ Vẹt.  Đụng nhiều trận lớn ở đây: đồn điền cao su Chup, Liên tỉnh lộ 7 Krek, Dambe. .

Năm 1971 thuyên chuyển về Thiết đoàn 19 đóng ở Pleiku.  Tham dự cuộc hành quân giải tỏa Quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum. Năm 1972 phá được chốt chặn núi Chu Pao  đẩy lui địch ra khỏi thị xã Kontum.  Sau đó ít tháng tham dự hành quân tái chiếm 3 quận Bắc Bình Định là Bồng Sơn, Tam Quan và Hoài Ân.  Năm 1973 thuyên chuyển về Thiết đoàn 6 Kỵ binh đóng ở Mỹ Tho, và phục vụ tại đây cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.  Tại đây anh có dịp gặp Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lịnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Cảm phục về đức tính can trường, tuẩn tiết năm 1975 của Tướng Nam nên sau nầy nhà thơ Hồ Thanh Nhã đã viết bài thơ Tướng giữ thành (Trang 97-Thi phẩm Hương thơ đầu gió ).  Trích:
 

                           Điếu Bastos trong gạt tàn đầy ắp

                          Dòng khói xanh còn lan tỏa triền miên

                          Tư lịnh nhíu mày lòng đau như cắt

                         Dấu chân chim hằn gương mặt chữ điền

 

                         Gió sông Hậu thổi qua giòng Bassac

                         Mang niềm đau về cửa biển sông Tiền

                         Tin chiến bại khiến lòng quân ngơ ngác

                         Lan xa dần qua biên giới Việt Miên

 

                         Người nằm xuống cùng hồn thiêng sông núi

                       Chết hiên ngang linh khí kết thành thần

                       Ơn nghĩa nặng nề quê hương bờ cõi

                       Tiếng còn lưu danh tướng chết theo thành
 

Sau biến cố 1975, hầu hết các Sĩ quan QLVNCH đều đi tù, người ở trại nầy, kẻ ở trại khác.  Trích Trại tù Sơn La-trang 36 – Thi phẩm Giọt Nắng Thiên Thu:
 

                      Sơn La nước độc giòng trong vắt

                      Trót hẹn cùng nhau một quảng đời

                      Thăm thẳm chin tầng sâu địa ngục

                      Chín tầng mòn mỏi cuộc rong chơi

 

Nơi đây điểm hẹn bờ sinh tử

Dãy trại ven đồi vắng…vắng thêm

Nước độc rừng thiêng đêm chướng khí

Huyệt sâu xí xóa kiếp ưu phiền

 

Sơn La cũng có đoàn sơn nữ

Thắm đậm tình người nghĩa quới nhân

Lên núi chặt măng triền bát ngát

Cho anh từng ống nứa cơm lam

 

Những gái Mường xưa giờ ở đâu

Gùi măng xuống núi trắng hoa đào

Sơn La đất chết tình sao đẹp

Mãn kiếp lưu đày cũng nhớ nhau

 

Cuộc chiến đã đi qua hơn 40 năm. Những người lính trẻ Thiết giáp năm xưa bây giờ đã già. Lưu lạc nơi xứ người lâu năm, họ nhớ quê hương, thân bằng quyến thuộc, nhớ đến những ngày tháng bảo vệ tổ quốc năm xưa. Họ hứa với nhau là về tham dự Đại hội Thiết giáp thế giới, tổ chức 2 năm một lần luân phiên tại nhiều tiểu bang.  Gặp nhau để mừng mừng tủi tủi, ôn lại những kỹ niệm xưa, nhớ lại hình bóng bạn bè đã nằm xuống , . Kỷ niệm chập chùng đã đi qua cuộc đời hơn 40 năm. nhưng tâm tình những người lính Thiết giáp già vẫn y nguyên như ngày xưa còn khoát áo lính.  Đó là tình huynh đệ chi binh. Xin trích bài Hội ngộ – Trang 32 – Tập thơ Giọt Nắng ThiênThu:
 

Anh đến từ bờ Đông

Mùa nầy cây đỏ lá

Nghẹn ngào nơi xứ lạ

Bát ngát tình núi sông

 

Anh về nơi biển Nam

Mưa sụt sùi bán đảo

Vài con chim báo bảo

Trốn gió bờ đá xanh

 

Anh mang thắm thiết tình

Chút nắng vàng châu Úc

Xa rồi thời hỏa ngục

Cửa khép đời chiến chinh

 

Long lanh hàng nước mắt

Rõ trên bờ mi đen

Bàn tay nghe ấm áp

Ánh nắng bờ sông Seine

 

Người đi qua cõi chết

Người từ giã lao tù

Người  về từ xứ tuyết

Người đến từ thiên thu

 

Bây giờ những người Kỵ binh năm xưa đã già, một số mang nhiều thương tích trong chiến trận kể cả lao tù:
 

Người về từ An Lộc

Người đến từ Chu Pao

Đánh lớn vùng Tam giác

Vết thương chiều Xuân nào ?

 

Điếu thuốc chuyền tay đỏ

Trên đỉnh đèo An khê

Dãy Poncho nằm đó

Chờ trực thăng đưa về.

 

Sau một trận đánh lớn, buổi chiều rút quân ra vùng an toàn, nhiều khi cả xa đội chỉ còn 1 điếu thuốc .  Ba bốn người chuyền tay nhau chia từng hơi thuốc.  Đúng là tình huynh đệ chi binh.  Bên cạnh xe Thiết giáp là dãy xác chết đồng đội bó trong tấm vải áo mưa Poncho chờ trực thăng đưa về nghĩa trang.  Thật là những hình ảnh bi tráng trong trận chiến mà những người lính Thiết giáp vào sinh ra tử khó lòng quên dù đã xảy ra trên 40 năm rồi:

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm tì bà mã thượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mặc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi

( Bồ đào chén ngọc khuyên mời

Tiếng tì trên ngựa dục người ra đi

Sa trường nghiêng ngã cười chi

Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về )

 

Đó là 4 câu thơ cổ của Vương Hàn trong bài Lương Châu Từ.  Kể lại cuộc đời chinh chiến bi hùng của người lính kỵ binh ngày xưa thế nào thì người lính kỵ binh thời đại nầy cũng như thế ấy. Khi tử trận, người tử sĩ kỵ binh ngày xưa được bọc thây bằng da chính con ngựa của chính mình.  Còn tử thi người kỵ binh ngày nay được gói kín bằng chiếc áo mưa Poncho của chính họ, được lãnh từ ngày đầu nhập ngủ.  Sau một trận đánh lớn, từng dãy Poncho xác chết nằm kế bên chiến xa chờ trực thăng tới chở về nghĩa trang .  

 

Người lính Kỵ binh đi vào cuộc chiến với tâm tình trong sáng của tuổi trẻ, một lòng một dạ chiến đấu vì quê hương. Nhưng mũi tên lằn đạn biết đâu mà lường. .  Trong Chinh phụ ngâm có các câu:
 

 Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
 

Phải ! Cái chết đến với người lính bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trong cuộc chiến vừa qua.  Trong bài Nghĩa Trang – trang 90 – Thi phẩm Giọt Nắng Thiên Thu:

 

Ở đây lớp lớp mồ vô chủ

Nào có ai dành một nén hương

Ở đây tối tối hồn oan khóc

Tiếng dế đêm sâu não nuột buồn

 

Bao nhiêu mộ chí nằm nghiêng đỗ

Bạn với trâu bò mỗi giấc trưa

Lối nhỏ hoang tàn gai mắc cở

Nào ai thăm viếng lúc sang mùa

 

Trong nghĩa trang nầy, tất cả đều bình đẳng.  Mộ họ nằm kế bên nhau, không phân biệt cấp bậc, chức tước.  Mộ anh binh nhì nằm kế mộ ông Tướng, tất cả đều bình đẳng như khi họ còn sống. Tình huynh đệ chi binh được biểu hiện rỏ ràng trên từng giòng chữ khắc trên mộ chí:

 

Ở đây bình đẳng nằm thanh thản

Kẻ trước người sau những dãy mồ

Ở đây tất cả là huynh đệ

Mật thiết nhau từ mảnh vải sô

 

Người sống hôm nay còn thẹn mặt

Với hồn tử sĩ với trăng sao

Ngoài kia pho tượng đi đâu mất

Chiếc bệ còn nguyên nỗi nghẹn ngào

 

Từ đấy miền Nam thành khánh tận

Sạch trơn bờ cỏi trắng tay chung

 

Nổi trôi vận nước bèo mây dạt

Xí xóa cho rồi cuộc phế hưng

 

Tủi thân người lính nằm trong mộ

Nợ máu xương nầy biết hỏi ai

Đêm bấc hồn oan theo bóng đóm

Vật vờ ghềnh bãi. . ánh ma trơi

 

 

Nhà thơ Thiết giáp Hồ Thanh Nhã đã đưa hết cuộc đời chinh chiến của mình: Lăn theo vết xích, vào 2 Thi phẩm:-Giọt Nắng Thiên Thu , tái bản lần thứ 2 và Hương Thơ Đầu Gió –Xuất bản tháng 12 năm 2016. Ai cần xin vui lòng liên lạc với tác giả.

   

 

               Phần 2: - Tình bạn tri kỷ  giữa nhạc sĩ Hào Quốc – Canada – và nhà thơ Thiết giáp Hồ Thanh Nhã  - Nam California –USA.

 

Năm 2010 Nhà thơ Thiết giáp Hồ Thanh Nhã thường gởi Thơ đăng ở tuần báo Thời Báo –Toronto-Canada.  Nhạc sĩ Hào Quốc ở gần Vancover-Canada –đọc được bài thơ Tìm mộ, xúc động và viết ngay bản nhạc cùng tên trong vòng 30 phút.  Sau nầy nhạc sĩ Hào Quốc liên lạc với ông  Đỗ Quân –chủ bút tuần báo nầy để xin địa chỉ Email của nhà thơ  Hồ Thanh Nhã và hai bên liên lạc với nhau từ đấy. Hào Quốc Mail cho Hồ Thanh Nhã cho biết là anh vừa viết bản nhạc Tìm mộ vừa khóc vì xúc động.  Chỉ có 30 phút là đã hoàn thành xong 1 bản nhạc hay.  Xin trích bài Tìm mộ -Trang 40-Thi phẩm Hương Thơ Đầu gió:

 

Anh nằm giữa đỉnh đồi hoang vắng

Mát rượi tàng cây dưới bóng sao

Con suối vòng cung qua mấy trại

Nhảy tung bọt sóng tháng mưa rào

 

Anh  đến Sơn La rồi ở lại

Bạn bè sau đó cũng về Nam

Chiều nay trở lại tìm anh đó

Chớp mắt qua rồi mấy chục năm

 

Cây sao cổ thụ giờ đâu mất

Còn chỉ  mênh mông sắn phủ đồi

Cách ngã ba nầy trăm rưởi thước

Mồ hoang viễn xứ lạnh mưa rơi

 

Năm xưa bẻ tạm ba que nhỏ

Làm nén hương lòng tiễn bạn đi

Gạo muối cũng không lòng thấy trống

Tủi thân manh chiếu rách đôi lề

 

Tôi dắt con anh trở lại đây

Mênh mông nghĩa tận khói hương dầy

Về Nam hương hỏa mồ yên tịnh

Chắc cũng còn hơn thổ trạch nầy

 

Vài tuần sau nhạc sĩ Hào Quốc lại phổ thêm nhạc phẩm thứ hai: Mùa Hạ -Trang 30-Thi phẩm Giọt Nắng Thiên Thu:

 

Hạ về Ca Li có hoa phượng tím

Tan sở anh về đường vắng mưa bay

Cánh hoa tím rụng trên cần quạt nước

Một vòng quay…tan biến giấc mơ dài

 

Hạ về quê hương có hoa phượng đỏ

Có tiếng ve sầu dỗ giấc ngủ trưa

Cô gái nhỏ chờ ai tan buổi học

Tay mân mê vành nón lá hững hờ

 

Hạ về quê hương có đầm sen trắng

Hương thơm lan từ nhụy đọng sương trong

Có một cánh diều lẻ loi trong gió

Chiều mênh mông theo làn khói đốt đồng

 

Gần Tết năm 2012 Hào Quốc lại phổ thêm bản nhạc thứ 3 dựa theo bài thơ Vú Sữa Lò Rèn – Trích trang 9-Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Tiếng chim sáo hót trên cành trúc

Gọi gió Xuân về đón khách xa

Từ hướng sông Tiền nghe mát mặt

Gió từ Xoài Hột gió bay qua

 

Tay cô chủ trắng lông tơ mịn

Lụa Thái da mềm sữa nhú lên

Vú sữa Lò Rèn đây có phải

Bao tiền một ký vậy cô em ?

 

Đứng lên…bao trái sao mà nặng

Càng nặng tình quê buổi gặp nầy

Tuổi cũng tròn trăng vừa chin tới

Cũng mềm vú sữa…mát hơi tay

 

Tới năm 2014 nhạc sĩ Hào Quốc lại phổ thêm bản nhạc thứ 4 dựa theo bài thơ Bến Nước Cù Lao – Trích trang 14 – Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Năm xưa một chuyến thăm cồn Ốc

Sóng nước Hàm Luông bát ngát bờ

Sông cái đôi giòng ôm đất mới

Mây trời man mác gió xa đưa

 

. . Con gái cù lao da rám nắng

Tóc thề xanh mộng gió xa bay theo

Một con xuồng nhỏ ven sông cái

Chèo mỏi đường xa tắt bóng chiều

 

. . Sau đó mấy lần ra Bến Lỡ

Chẳng hề gặp lại chiếc xuồng xưa

Con sông thì vẫn con sông ấy

Giòng nước hình như cũng hửng hờ

 

Bao giờ trở lại cù lao Ốc

Ăn ốc len om nước cốt dừa

Nghe gió đổi chiều con nước lớn

Cánh buồm no gió lướt trong mưa

 

Bốn bài thơ và bốn bản nhạc trên của hai người bạn văn nghệ ở 2 nước khác nhau là nhà thơ Hồ Thanh Nhã và nhạc sĩ Hào Quốc đã được nhà báo Phan Tấn Hải, chủ bút nhật báo Việt Báo –Nam California sưu tầm trên mạng Youtube và đang lưu giữ. Trong bài “ Trân trọng với cuộc đời ‘ đăng trên Việt Báo online  ngày Dec-24-2016 giới thiệu 2 tập Thơ: Giọt Nắng Thiên Thu và Hương Thơ Đầu Gió của Hồ Thanh Nhã , nhà báo Phan Tấn Hải có trích đăng bản nhạc Tìm mộ của Hào Quốc trên Youtube.

 

Hào Quốc và Hồ Thanh Nhã coi như hai người bạn tri âm vong niên từ năm 2010 đến nay là 7 năm rồi. Quen nhau trong tình văn nghệ, mến tài nhau nhưng họ vẫn chưa biết mặt nhau.  Cho đến sáng ngày Chúa nhật Jan-15-2017 nhạc sĩ Hào Quốc bay từ Canada qua California chơi, lúc đó họ mới gặp nhau lần đầu tại phòng khách Thiền viện Sùng Nghiêm, có sự tham dự của nhà báo Phan Tấn Hải-nhật báo Việt Báo.   Các ni sư Thiền viện Sùng Nghiêm –Nam California tổ chức tiệc trà mời nhạc sĩ Hào Quốc hát 4 bản nhạc của Hào quốc phổ nhạc từ 4 bài thơ của nhà thơ Hồ Thanh Nhã suốt 7 năm qua.  Hào Quốc vừa đàn vừa khóc vì cảm tình của mọi người dành cho nhạc sĩ sáng hôm ấy.  Quen nhau từ năm 2010, họ chỉ gặp nhau một lần duy nhất vào ngày hôm ấy . Thật cũng là một giai thoại văn nghệ đáng nhớ.

 

Phần 3: Lối vào của Tâm.

 

Nhà thơ Thiết giáp Hồ Thanh Nhã làm thơ từ hồi 16 tuổi.  Lớn lên đi lính cũng có viết nhiều bài Thơ trên các báo Quân Đội.  Sang Mỹ năm 1993 theo diện H. O. anh cộng tác trên các trang Thơ nhiều tuần báo ở Nam –Bắc California- USA và nhiều báo ở Toronto-Canada.  Anh đã xuất bản 2 Tập thơ:

1-Giọt Nắng Thiên Thu – In năm 2009 và tái bản tháng 12-2016.

2-Hương Thơ Đầu Gió –In tháng 12-2016.

Trong 2 tập thơ trên, anh có nhiều bài viết về Phật pháp đi vào nội tâm.  Xin xem bài Ẩn sĩ –Trích trang 15 – Thi phẩm Giọt Nắng Thiên Thu:

 

Đường về Đại Ẩn Sơn

Chập chùng mây xuống thấp

Vài con ong hút mật

Cành hoa dại sườn non

 

Đường khúc khuỷu ổ gà

Cơn xốc nào rêm nhức

Hòn đá rơi xuống vực

Tiếng vọng tít mù xa

 

Từ giã chốn phong ba

Khách giang hồ chôn kiếm

Tiếng chuông chùa Lộc Uyển

Lồng lộng bóng mây qua

 

Nhà sư già ngoại quốc

Gió phơ phất tăng bào

Ẩn sĩ quay về núi

Am nhỏ sườn núi cao

 

Tiếng chuông ngân trầm ấm

Nhắc một lời tỉnh tâm

Hơi thở dài sâu chậm

Quên thế sự thăng trầm

 

Hoặc tìm: Lối vào của Tâm -qua một bài Thơ lục bát khác – Trích bài Sơn Đạo-Trang 111-Thi phẩm Giọt Nắng Thiên Thu:

 

Đường lên đỉnh núi quanh quanh

Hạt sương sơn đạo nặng cành cỏ non

 

Hoặc đi sâu vào thâm sâu tâm thức:

Dù chưa gậy trúc gậy vàng

Cũng xem nhẹ gánh một phần biển dâu

Tìm trâu. . trâu lạc tìm đâu

Tìm đâu giữa lúc mái đầu điểm sương

 

Như một gả chăn trâu đi tìm trâu lạc, qua nhiều biến chuyển phức tạp của nội tâm:

 

Đá con lăn xuống vệ đường

Tiếng vang còn vọng qua sườn núi xa

Áo lam thoáng bóng sư già

Non phơi vóc hạc…Pháp Hoa chuông về

Hoặc:

Gốc  sồi ắt hẳn trăm năm

Con sâu đo mãi độ sần của da

Đo bao nhiêu lượt chiều tà

Làm sao đo hết tuổi già của cây

 

Một đoàn hành hương đi đến chùa Tam Bảo Sơn-một ngôi chùa hẻo lánh thuộc tỉnh bang Montreal-Canada.  Trích bài Thơ: Tam Bảo Sơn-Trang 26- Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Ba tháng ẩn cư chờ tuyết rả

Lòng không

Nhẹ bổng áng mây ngàn

Hành giả thong dong đi giữa chợ

Lợi danh

Đầu cỏ hạt sương tan

Lão ni vản cảnh ven đường núi

Thong thả trần ai một gậy vàng

 

Lối vào của Tâm còn tìm thấy trong bài: Con Muỗi-Trang 42- Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Trả ba giọt máu cho chồng cũ

Nàng hiện nguyên hình một tử thi

Xác rữa hóa thân thành kiếp muỗi

Vo ve đòi nợ lúc đêm về

 

Vô minh từ một duyên tiền kiếp

Nợ cứ vay hoài chẳng trả xong

Con muỗi ngàn năm còn kiếp muỗi

Đầy tâm sân hận đến đâu cùng

 

Xin trích bài “ Nắm tro “ – Trang 46 – Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Tro bay theo gió lưng trời

Tro trôi trên sóng quên đời gió sương

Nắm tro từ cõi vô thường

Trời xanh mây trắng con đường sắc không

 

Cũng xin trích bài Quan Âm Áo Trắng –Trang -78 – Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió:

 

Áo trắng Quan Âm

Tấm lòng mẹ mỡ

Mỡ cửa trái tim

Con bước vào đời

Đường con còn dài tuổi đời mẹ ngắn

Như đóa phù dung sớm nở tối tàn

 

Trích “ Tướng Quân Quét Lá “ – Trang 118 – Thi phẩm Hương Thơ Đầu Gió ( Viết về cuộc đời về chiều của tướng Đồng văn Khuyên ):

 

Sáng đi trên lối cỏ

Bước thiền hành nhẹ tênh

Sương tan đầu ngọn gió

Nghe cuộc đời biến thiên

 

Hơi thở dài sâu chậm

Đi tận cùng phế nang

Thẳng lưng lòng trống rổng

Máu tuần hoàn khắp thân

 

Lỡ không tròn mộng lớn

 

 

Vẫy tay chào cố nhân

Thiền môn nghe vắng lặng

Nhẹ gánh đời tướng quân

 

Một thời khoát chinh y

Mộng vá trời lấp núi

Giang sơn giờ đã đổi

Khung trời mây bay đi

 

Quét làm sao cho hết

Tâm bao giờ thấy an

Thân chưa vào thanh tịnh

Thao thức chiều gió sang

 

Tướng quân thường quét lá

Chiều xuống lại chiều lên

Tăng bào theo bóng gió

Phơ phất trời lãng quên

 

Một lần nữa, xin giới thiệu quí vị độc  giả 2 Thi phẩm của nhà thơ Hồ Thanh Nhã là:

1-Giọt Nắng Thiên Thu –tái bản lần thứ 2.

2- Hương Thơ Đầu Gió – in tháng 12 năm 2016.
 

Muốn mua sách xin liên lạc với tác giả ở địa chỉ sau đây:

         Hồ Thanh Nhã

9791 Ashford Ave

Westminster, CA 92683 –USA.

Email: - nhaho2009@yahoo. com

        Hồ Thanh Nhã

  

      

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.