Hôm nay,  

Những bài Đạo ca hay của đại hành giả Jetsun Milarepa

16/01/201908:09:00(Xem: 5518)

Những bài Đạo ca hay của đại hành giả Jetsun Milarepa


Phan Minh Hành 

 blank

 

         Đại hành giả Jetsun Milarepa (1052 - 1135), sinh tại tỉnh Gung Tang, thuộc miền tây nước Tây Tạng. Tuổi thơ của Ngài Milarepa là nỗi bất hạnh, đau thương cùng cực! Ngài là con trai của một đại điền chủ giàu có, tên là Mila Sherab Gyaltsen. Cha Ngài qua đời khi Ngài được 7 tuổi. Trước khi qua đời cha Ngài đã ủy quyền toàn bộ tài sản cho chú thím của Ngài quản trị, cùng gửi gắm vợ con mình cho chú thím bảo bọc và nuôi nấng. Nằm trên giường bệnh cha Ngài trối trăn rằng đến khi Milarepa trưởng thành, chú thím Ngài phải hoàn trả toàn bộ gia sản cho Ngài và cô em gái. Nhưng chú thím Ngài là loại người xấu xa và độc ác, không những tước bộ tài sản của cha Ngài, mà còn hành hạ, đánh đập Ngài và buộc Ngài phải làm việc không công cho họ như kẻ nô lệ. Mùa hè đến ông chú bắt Ngài lao động suốt ngày ngoài cánh đồng, còn mùa đông về bà thím buộc Ngài làm việc trong nhà như một đầy tớ. Thân tâm Ngài đau nhức và mỏi mệt do bởi lao lực quá sức, khắp trên thân thể Ngài có nhiều ghẻ ngứa do bởi chí rận trên quần áo rách nát, và da thịt Ngài lạnh cóng do bởi không có áo ấm mặc trong mùa đông, chú thím Ngài dửng dưng, chẳng hề quan tâm đến đứa cháu ruột của họ. Đúng như câu tục ngữ của chúng ta đã nói "Con không cha như nhà không nóc".

         Chúng ta hãy nghe Ngài than oán:

     Bởi vì công đức và thiện hạnh của chúng tôi nhỏ

     Và nghiệp nhân quá khứ không chừa một ai

     Cha tôi qua đời quá sớm

     Của cải và vật sở hữu của gia đình chúng tôi

     Bị chú và thím tôi tước đoạt

     Mẹ và tôi phải phục vụ cho họ

     Họ cho chúng tôi đồ ăn của chó

     Gió lạnh xuyên qua áo quần của chúng tôi

     Da tê cứng và thân tê dại

     Tôi thường bị chú tôi đánh đập

     Và chịu sự trừng phạt dã man của ông ta

    

         Khi đến tuổi trưởng thành, có đủ trí khôn và sự hiểu biết, Milarepa đòi hỏi chú thím Ngài phải trả lại tài sản do cha Ngài để lại. Với tính tham lam và ác độc, chú thím Ngài dĩ nhiên không trả lại gia sản cho Ngài, viện lý do rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Mẹ Ngài quá đổi tức giận trước sự lọc lừa trắng trợn của chú thím Ngài, nên bà đã lấy ra tất cả số tiền dành dụm, gởi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Sau khi Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật, Ngài trở về thi triển những điều học hỏi, bằng tạo ra sấm chớp và lở đất để hủy diệt ngôi nhà chú thím Ngài, mà trong đó 37 người đã bị giết chết trong tiệc cưới của người anh em họ. Mẹ Ngài, bà Nyangtsa Kargyen, mãn nguyện khôn xiết khi thấy Ngài đã trả được oán hận bị chú thím cưỡng đoạt tài sản và hành hạ ba mẹ con Ngài trong quá khứ. Ngược lại với bà mẹ, hành vi trả thù đối với chú thím phải sát hại quá nhiều người, khiến Ngài Milarepa ôm niềm ân hận khôn nguôi và đã ám ảnh, dày vò tâm hồn Ngài suốt thời gian dài. Để cải hối ác nghiệp của mình, Ngài từ giã mẹ và em gái ra đi tìm thầy học đạo, quyết lòng chí tâm muốn hiến cuộc đời mình cho Phật pháp hầu tìm được sự giải thoát cho ác nghiệp đã gieo. Ngài Milarepa đã thỉnh giáo rất nhiều vị thầy, nhưng kết quả tu tập không được như ý nguyện. Sau cùng duyên lành đưa Ngài tìm gặp được Marpa Lotsawa, vị tổ sư khai sáng tông phái Bkarh-gyudpa của Phật giáo Tây Tạng. Sau một thời gian dài thử thách Milarepa, Đại Dịch Giả Marpa chấp nhận Ngài là đệ tử chính thức và ban cho Jetsun Milarepa mật danh là "Tiếng Cười Kim Cương". Ngài quỳ lạy biết ơn Đại sư Marpa và lập thề nguyện phải đạt được sự giác ngộ giải thoát để chuyển hóa đời mình và cứu độ chúng sanh. Và sau hơn 10 năm ẩn mình thiền định trong hang động âm u, tăm tối ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn với tuyết lạnh quanh năm, hình hài Ngài Milarepa gầy gò, tiều tụy, vì chỉ ăn rau tầm ma như loại cây thông và chẳng có áo ấm che thân. Nhưng Ngài cảm thấy rất hạnh phúc và mãn nguyện, bởi vì cuối cùng Ngài đã đạt được Giác ngộ và Giải thoát, hoàn thành ước nguyện trước ân sư Marpa Lotsawa. Danh tiếng về Ngài tỏa sáng khắp nước Tây Tạng và được tôn sùng như vị Bồ Tát thời đó.

         Lúc còn trẻ Ngài Milarepa đã có giọng hát rất hay và quyến rũ, đến nổi làm mê đắm và thuyết phục người nghe và được ví von như tiếng hót của chim Ca Lăng Tần Già. Thay vì trả lời bằng những lời nói trước những câu hỏi của các đệ tử, hoặc phải tranh luận trước các Đại sư khác về những giáo lý hay các phương pháp tu tập, Ngài Milarepa ứng khẩu bằng những bài ca chuyên chở tràn đầy đạo lý sâu xa, khiến họ phải hoàn toàn tâm phục. Chẳng hạn như một hôm Ngài Milarepa đi đến vùng thượng lưu Gung Tang, trông thấy nhiều người đang xây dựng ngôi nhà. Ngài đến chào hỏi họ và xin một ít thực phẩm. Một người người trong nhóm nói với ông rằng nếu ông muốn có thức ăn thì hãy chung sức làm việc xây dựng ngôi nhà với bọn họ. Ngài mỉm cười và trả lời rằng cách xây dựng ngôi nhà của ông không giống với kiểu nhà với bọn họ. Rồi ông cất tiếng hát:

 

Niềm tin là cái nền vững chắc của ngôi nhà tôi

Tinh tấn tạo thành những bức tường cao

Thiền định làm những viên gạch lớn

Và trí tuệ là hòn đá móng vĩ đại

Với bốn thứ nầy tôi đã dựng lâu đài của tôi

Nhà thế gian của các anh chỉ là mê hoặc

Chỉ là những ngục tù của quỷ

Và vì thế tôi bỏ hoang chúng…

 

Thức A Lại Gia là đất tốt

Giáo lý bên trong là hạt giống đã gieo

Thành đạt trong thiền định là mầm

Và ba thân của Phật là hoa màu đã chín

Đây là bốn trột cụ trường kỳ của trời

Sự canh tác của các anh là mê hoặc và lừa dối

Chỉ là lao động nô lệ của người đói

Tôi vứt nó đi không ngần ngại

 

         Một ngày trên đường đi đến vùng Shri Ri để thiền định, Jetsun Milarepa gặp một đoàn thương nhân và xin họ bố thí thức ăn. Một thương nhân tên DhawaNorbu mỉa mai Ngài rằng nếu Ngài chịu cực nhọc đi buôn như họ, ắt sẽ có đời sống tốt đẹp giống như họ hiện tại. Để trả lời nhóm thương nhân, Ngài cười và hát vang bài "Tám Nhắc Nhở":

 

Lâu đài và thành phố đông người là những nơi ông thích ở

Nhưng hãy nhớ rằng chúng sẽ sụp đổ điêu tàn

Sau khi ông ra đi từ trái đất nầy

 

Kiêu hãnh và khoe khoang là miếng mồi câu nhử

Mà bây giờ ông vui thích và đuổi theo

Nhưng hãy nhớ rằng khi ông sắp chết

Chúng chẳng cho ông chỗ trú hay ẩn thân

 

Thân nhân và bà con là những kẻ

Mà bây giờ ông thích sống chung

Nhưng hãy nhớ rằng ông phải bỏ tất cả lại phía sau

Khi ông ra đi từ thế giới nầy

 

Tôi tớ, giàu sang và con cái

Là những gì ông yêu thích nắm giữ

Nhưng hãy nhớ rằng vào lúc chết

Tay trắng ra đi không mang theo được thứ gì

 

Sinh lực và sức khỏe là những gì bây giờ thân thiết nhất

Nhưng hãy nhớ rằng vào lúc chết

Thi thể ông được bỏ lại và mang đến nghĩa trang

 

Bây giờ các giác quan của ông còn tỏ rõ, máu và thịt còn thắm đỏ và đầy sinh lực

Nhưng hãy nhớ rằng vào lúc chết

Chúng sẽ không còn theo ý muốn của ông

 

Thức ăn ngon ngọt là những vật bây giờ ông ưa thích

Nhưng hãy nhớ rằng vào lúc chết

Miệng của ông nước miếng chảy ra

 

Khi nghĩ đến những điều nầy, tôi không thể giúp

Nhưng hãy tìm những lời Phật dạy

Vui thú và khoái lạc của thế gian nầy

Đối với tôi không có gì hấp dẫn!

 

         Đại hành giả Jetsun Milarepa có rất nhiều đệ tử và Rechungpa là một đệ tử gần gũi và thương yêu nhất của Milarepa. Một hôm đến thăm sư phụ, Rechungpa đã ân cần hỏi han sức khỏe và sự an lạc của Milarepa. Ngài ngưng tọa thiền và đứng lên hát rằng:

 

Con kính đầu đảnh lễ dưới chân Marpa, bậc ân sư

Bởi vì ta đã lìa bỏ thân nhân, ta an lạc

Bởi vì ta đã dứt bỏ vướng mắc với quê hương, ta an lạc

Bởi vì ta không mặc y phục tu sĩ cao sang, ta an lạc

Bởi vì ta không bám vào nhà cửa và gia đình, ta an lạc

Ta không cần cái nầy cái kia, ta an lạc

Bởi vì ta sở hữu sự giàu sang vĩ đại của Pháp, ta an lạc

Bởi vì ta không lo âu về của cải, ta an lạc

Bởi vì ta không sợ mất bất cứ thứ gì, ta an lạc

 

Đã thắng được nhân duyên tốt nhất cho sự tu tập Pháp, ta an lạc

Không còn làm những hành vi ác và từ bỏ phạm tội, ta an lạc

Đi trên Con Đường Công Đức, ta an lạc

Lìa xa ghét và gây tổn thương, ta an lạc

Đã mất hết sự kiêu hãnh và ganh tị, ta an lạc

Hiểu rõ cái sai của Tám Gió Thế Gian, ta an lạc

Nhập vào tịch tỉnh và tâm bình thường, ta an lạc

Dùng tâm nhìn tâm, ta an lạc

Không hy vọng và sợ hãi, ta luôn an lạc

 

Dừng tâm đến và đi là an lạc

Ôi, ta có rất nhiều an lạc và vui!

Đây là bài hát vui tươi ta hát

Đây là bài hát biết ơn Đạo Sư của ta và Tam Bảo

Ta không muốn hạnh phúc nào khác

 

         Tiếng hát của Milarepa vang vọng khắp núi đồi ở quanh vùng biên giới giữa xứ Nepal và Ấn Độ, không những mang đến niềm an lạc cho mọi người, mà còn chuyển hóa được cho loài vật nữa. Một ngày vừa chấm dứt việc tọa thiền, Ngài Milarepa rời hang động, đi đến ngồi trên tảng đá ngoài trời và nghe tiếng chân của một con nai đang hốt hoảng và sợ hãi chạy trốn. Thương hại cho ác nghiệp của con nai, Ngài cất tiếng hát:

 

Con cúi đầu đảnh lễ dưới chân sư phụ Marpa

Nguyện hãy cứu độ tất cả chúng sanh đau khổ

 

Hãy lắng nghe ta, hỡi con nai với bộ sừng sắc bén

Bởi vì ngươi muốn chạy trốn

Điều gì ở thế giới bên ngoài

Ngươi không có cơ hội để giải thoát cho chính mình

Khỏi sự mù lòa và những mê hoặc bên trong

 

Với không hối hận hay buồn phiền

Hãy quên tâm và thân bên ngoài của ngươi

Đã đến lúc để ngươi từ bỏ tất cả mù quáng và mê hoặc

Nghiệp chín muồi thì đáng sợ và đang thúc bách

Nhưng làm sao ngươi có thể trốn được

Bằng cách bỏ chạy với cái thân mê hoặc của nguơi

 

Nếu trốn chạy là những gì ngươi muốn

Hãy trốn trong Bản Tánh của Tâm

Nếu ngươi muốn bỏ chạy

Hãy chạy đến chỗ Bồ Đề

Không chỗ nào khác an toàn ẩn trú

 

Khi nhổ rễ tất cả lầm lẫn khỏi tâm ngươi

Hãy ở lại đây yên nghỉ bên ta

Ngay giây phút này ngươi đầy sợ chết;

Ngươi đang nghĩ, "An toàn nằm bên phía đồi xa. Nếu ta ở lại đây ta sẽ bị bắt!"

Sự sợ hãi và hy vọng này là lý do ngươi lang thang trong Sinh Tử.

Ta sẽ dạy ngươi Sáu Yoga của Naropa

Và xếp đặt cho ngươi tu tập Đại Thủ Ấn

 

         Lời ca từ bi và chan chứa tình thương của Milarepa khiến con nai dừng chân, thôi chạy trốn và không còn sợ hãi, đến liếm áo Ngài và nằm bên trái Ngài. Vừa lúc ấy Ngài Milarepa cũng nghe tiếng chó sủa đang chạy về hướng Ngài. Milarepa biết đó là con chó sói đang tìm kiếm chạy đuổi theo con nai. Vì thế để cải hóa con chó sói, Ngài cất lên tiếng hát:

 

Con cúi đầu đảnh lễ dưới chân sư phụ Marpa

Con nguyện Người bình an cho sự căm ghét của tất cả chúng sanh

 

Ôi ngươi, con chó cái với bộ mặt của sói

Hãy lắng nghe bài hát nầy của Milarepa

Bất cứ thấy cái gì ngươi cũng tưởng là kẻ thù

Tim của ngươi đầy căm ghét và ý nghĩ ác

Bởi vì nghiệp ác mà ngươi sinh làm con chó cái

Mãi khổ đau vì đói và thống khổ vì phiền não

 

Nếu ngươi không cố gắng bắt Tự Tâm bên trong

Tốt gì mà bắt mồi bên ngoài?

Đã đến lúc để ngươi bắt lấy Tự Tâm

Bây giờ là lúc để từ bỏ cuồng nộ

Hãy ngồi đây yên nghỉ với ta

Tâm của ngươi đầy tham và giận

Đang nghĩ, "Nếu ta đi đường ấy, ta sẽ mất nó. Nhưng ta sẽ bắt được nó nếu ta đi phía này."

Sự sợ hãi và hy vọng này là lý do ngươi lang thang trong Sinh Tử

Ta sẽ dạy ngươi Sáu Yoga của Naropa

Và xếp đặt cho ngươi tu tập Đại Thủ Ấn

 

         Giống như con nai, nghe xong những lời giáo hóa bằng tiếng hát vi diệu của Ngài Milarepa, con chó sói dừng ngay cuồng nộ và hung hãn, từ từ tiến đến liếm áo Ngài rồi nằm bên phải Ngài. Đúng như ý nghĩ, Jetsun Milarepa nghe tiếng chân của người thợ săn đang tìm theo dấu vết tiếng chân của con chó sói của mình. Hình ảnh hai con vật, chó và nai, nằm tỉnh lặng và yên bình bên người hành giả Yoga khiến chàng thợ săn sửng sờ và kinh ngạc. Không thể tin vào hình ảnh trước mắt, chàng thợ săn nổi cơn giận dữ nên giương cung bắn vào Milarepa. Ngài vẫn ngồi yên bất động, mắt nhắm lại, nhưng thật lạ kỳ, mũi tên bay bổng lên cao, không trúng Ngài. Rồi Milarepa cất cao tiếng hát vi vu và diệu vợi, nghe giống như âm điệu trên cõi trời Phạm Thiên:

 

Ngươi, người mang thân người nhưng có bộ mặt của quỷ

Hãy lắng nghe ta. Lắng nghe bài hát của Milarepa

 

Người ta nói thân người là quý nhất, như ngọc

Không có gì là quí nơi ngươi

Ngươi, kẻ tội lỗi với cái nhìn của quỷ

Mặc dù ngươi ham muốn khoái lạc của đời nầy

Bởi vì tội lỗi, ngươi sẽ không bao giờ có được

Nhưng nếu từ bỏ những ham muốn bên trong

Ngươi sẽ thắng được Đại Thành Tựu

Chinh phục chính mình là khó

Trong khi thắng được thế giới bên ngoài

Bây giờ hãy chinh phục Tự Tâm của ngươi

Giết con nai nầy sẽ không bao giờ làm ngươi hài lòng

Nhưng nếu ngươi giết được Năm Độc bên trong

Tất cả ước mơ của ngươi sẽ thành hiện thực

 

Nếu cố gắng thắng được kẻ thù ở thế giới bên ngoài

Kẻ thù gia tăng nhiều hơn nữa

Nếu môt người chinh phục được Tự Tâm bên trong

Tất cả những kẻ thù của y biến mất

Đừng tiêu phí đời mình làm những hành vi tội lỗi

Tu tập thánh Pháp tột cho ngươi

Bây giờ Ta sẽ dạy ngươi Sáu Yoga của Naropa

Và xếp đặt cho ngươi tu tập Đại Thủ Ấn

 

         Từng lời ca vi diệu của Milarepa rót vào tâm trí chàng thợ săn, khiến ngay tức khắc chàng tỉnh ngộ và tự nghĩ Ngài hành giả nầy phải là bậc Giác ngộ cao cả và vĩ đại, mới cảm hóa được con chó sói hung ác trở nên hiền thục, không ăn thịt con nai trước mặt, và cũng giáo hóa được con nai trở nên tự tại, không còn biết khiếp sợ con chó kề bên. Chàng thợ săn cũng tự nghĩ Ngài thiền sư nầy phải là vị Lạt Ma phi thường và lẫm liệt, mới khiến tài thiện nghệ bắn cung bách phát bách trúng của chàng rơi vào hư không! Vì thế khi Ngài Milarepa dứt tiếng ca, chàng thợ săn đến đảnh lễ và quỳ lạy trước mặt Ngài, đặt cung tên dưới áo Ngài Milarepa, rồi khẩn cầu Ngài nhận làm đệ tử. Jetsun Milarepa mỉm cười hiền hòa, rồi cất tiếng hát:

 

Ta, Repa kỳ lạ ở trong am

Trong ba tháng mùa hè

Thiền định trong núi tuyết

Việc đó làm tươi mát lại thân, tâm và hứng khỏi

Trong ba tháng mùa thu

Ta ra ngoài xin của bố thí, xin hạt thóc để làm lương thực

Trong ba tháng mùa đông

Ta thiền định trong rừng

Và vì thế ta không có các Khí xấu và không thuần thục

Trong ba tháng mùa xuân

Ta tới lui trong đồng cỏ, khe đồi

Giữ phổi, mật của ta khỏe mạnh

Trong tất cả mọi mùa năm

Ta thiền định không phân tán

 

         Sau đó Ngài chấp nhận chàng thợ săn là đệ tử của mình, với danh hiệu Chira Repa.

     Muốn thưởng thức thêm những bài Đạo Ca khác, xin tìm đọc tác phẩm gần 1,000 trang "ĐẠO CA MILAREPA MILA GRUBUM" của dịch giả Đỗ Đình Đồng. Việc làm bố thí pháp của dịch giả và các đồng sự trong sự dịch thuật và in ấn tác phẩm giá trị nầy rất đáng được ngưỡng phục và biết ơn.      

                                                                            

                                                                             1/15/2019

                                                                                     Phan Minh Hành

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.