Xuân Niệm
Trong tuần qua, có một ngày rất đặc biệt đối với người dân Bình Định: sinh nhật Quách Tấn, một nhà thơ lớn của Việt Nam.
Thi sĩ sinh ngày 4 tháng 1/1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
Năm 1987, nhà thơ lâm cảnh mù lòa, và rồi mất ngày 21 tháng 12/1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Tự điên Bách khoa Mở ghi rằng cụ Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp; mẹ là Trần Thị Hào, giỏi chữ Hán. Anh em ông gồm 10 người nhưng chỉ còn lại ba là ông, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.
Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán. Đến 12 tuổi, ông mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), rồi đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.
Sau đây là một số hoạt động của ông:
- 1930, làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- 1935, về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
-1939, xuất bản tập thơ đầu tay: Một tấm lòng (Tản Đà đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- 1945, tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
- 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đã can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là thi sĩ Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang nhà thương phong Quy Hòa về an táng tại đây. Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963-1965).
- 1965, nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.
- 1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Quách Tấn lập gia đình năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Quách Tấn Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay.
Quách Tấn để lại nhiều thi tập, biên khảo, hồi ký, truyện và thơ dịch...
Tháng 10/1941, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:
“Quách Tấn là một người thanh niên có Tây học; người thanh niên ấy hồi 1939 đã xuất bản một tập thơ cũ (Một tấm lòng) được Tản Đà để ngang với thơ Yên Đỗ (Nguyễn Khuyến), thơ Hồ Xuân Hương... Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn... Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm... Tình cảnh ở đây đã biến thành một thứ hương mầu nhiệm...”
Trong Thivien.net có một bài thơ rất buồn của Quách Tấn. Bài thơ có nhan đề “Cảm thán” cũng là bài thơ cuôi cùng của Quách Tấn.
Thivien ghi laạ bài thơ và kể về cơ duyên như sau:
“Cảm thán
Tám mốt tuổi vợ mất,
Tám hai tuổi mắt đui.
Ngày đêm dài dặc dặc,
Trời đất tối thui thui.
Lạnh lùng trong ấm áp,
Gần gũi hoá xa xôi.
Nuốt thảm càng thêm thảm,
Tìm vui khó thấy vui.
Đành có thân có khổ,
Mưa thu vẫn sụt sùi.
Năm 1989 bệnh bà Quách Tấn trở nặng rồi bà qua đời ngày 19-4-1989. Chưa nguôi nỗi đau mất vợ thì tiếp đến nỗi đau mất bạn, đúng hai tháng sau Chế Lan Viên từ trần (19-6-1989). Có lẽ vì buồn và khóc nhiều, hoặc do bệnh từ con mắt hỏng lây sang, con mắt còn lại cũng bệnh nốt. Sang xuân 1990, ông phải đi Sài Gòn mổ mắt ở bệnh viện Chợ Rẫy hơn hai tháng, về Nha Trang điều trị thêm ba tháng thì mắt mới lành vết mổ, nhưng hoàn toàn không thấy gì nữa. Ông cảm thán bằng bài thơ này. Từ đó Quách Tấn không còn viết lách gì được nữa. Có cô cháu gái luôn túc trực bên cạnh, hễ nghĩ được câu thơ, câu văn nào là ông đọc cho cô chép, cứ thế cho đến ngày ông từ trần vào cuối năm 1992.”
Có một điều chắc chắn rằng: thơ của Quách Tấn đã trở thành một phần trong sách giáo khoa văn học của Việt Nam.
Trong tuần qua, có một ngày rất đặc biệt đối với người dân Bình Định: sinh nhật Quách Tấn, một nhà thơ lớn của Việt Nam.
Thi sĩ sinh ngày 4 tháng 1/1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
Năm 1987, nhà thơ lâm cảnh mù lòa, và rồi mất ngày 21 tháng 12/1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Tự điên Bách khoa Mở ghi rằng cụ Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp; mẹ là Trần Thị Hào, giỏi chữ Hán. Anh em ông gồm 10 người nhưng chỉ còn lại ba là ông, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.
Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán. Đến 12 tuổi, ông mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), rồi đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.
Sau đây là một số hoạt động của ông:
- 1930, làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- 1935, về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
-1939, xuất bản tập thơ đầu tay: Một tấm lòng (Tản Đà đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- 1945, tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
- 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đã can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là thi sĩ Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang nhà thương phong Quy Hòa về an táng tại đây. Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963-1965).
- 1965, nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.
- 1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Quách Tấn lập gia đình năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Quách Tấn Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay.
Quách Tấn để lại nhiều thi tập, biên khảo, hồi ký, truyện và thơ dịch...
Tháng 10/1941, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:
“Quách Tấn là một người thanh niên có Tây học; người thanh niên ấy hồi 1939 đã xuất bản một tập thơ cũ (Một tấm lòng) được Tản Đà để ngang với thơ Yên Đỗ (Nguyễn Khuyến), thơ Hồ Xuân Hương... Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn... Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm... Tình cảnh ở đây đã biến thành một thứ hương mầu nhiệm...”
Trong Thivien.net có một bài thơ rất buồn của Quách Tấn. Bài thơ có nhan đề “Cảm thán” cũng là bài thơ cuôi cùng của Quách Tấn.
Thivien ghi laạ bài thơ và kể về cơ duyên như sau:
“Cảm thán
Tám mốt tuổi vợ mất,
Tám hai tuổi mắt đui.
Ngày đêm dài dặc dặc,
Trời đất tối thui thui.
Lạnh lùng trong ấm áp,
Gần gũi hoá xa xôi.
Nuốt thảm càng thêm thảm,
Tìm vui khó thấy vui.
Đành có thân có khổ,
Mưa thu vẫn sụt sùi.
Năm 1989 bệnh bà Quách Tấn trở nặng rồi bà qua đời ngày 19-4-1989. Chưa nguôi nỗi đau mất vợ thì tiếp đến nỗi đau mất bạn, đúng hai tháng sau Chế Lan Viên từ trần (19-6-1989). Có lẽ vì buồn và khóc nhiều, hoặc do bệnh từ con mắt hỏng lây sang, con mắt còn lại cũng bệnh nốt. Sang xuân 1990, ông phải đi Sài Gòn mổ mắt ở bệnh viện Chợ Rẫy hơn hai tháng, về Nha Trang điều trị thêm ba tháng thì mắt mới lành vết mổ, nhưng hoàn toàn không thấy gì nữa. Ông cảm thán bằng bài thơ này. Từ đó Quách Tấn không còn viết lách gì được nữa. Có cô cháu gái luôn túc trực bên cạnh, hễ nghĩ được câu thơ, câu văn nào là ông đọc cho cô chép, cứ thế cho đến ngày ông từ trần vào cuối năm 1992.”
Có một điều chắc chắn rằng: thơ của Quách Tấn đã trở thành một phần trong sách giáo khoa văn học của Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn