Hôm nay,  

Đại Sứ, Đòi Nợ Dân, Cửu Long, Phá Rừng…

01/11/201700:00:00(Xem: 4116)
Xuân Niệm

 
Vậy là Đại sứ sẽ về làm trong ngành giáo dục. Có vẻ như định mệnh đã sắp xếp như thế… từ Đại sứ lên làm Phó Chủ Tịch một Đại Học tại VN, nơi hy vọng sẽ đào tạo các lãnh đạo có  tâm huyết với dân chủ và tự do…

Bản tin BizLIVE kể rằng Đại sứ Mỹ Ted Osius cho biết sau khi kết thúc nhiệm kỳ 3 năm, ông sẽ ở lại Việt Nam và làm trong lĩnh vực giáo dục, hi vọng tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai nước. Chi tiết hơn được tiết lộ trong buổi tiếp kiến Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 30/10 nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin Chính phủ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Đại sứ Ted Osius đã có nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ vui mừng trước việc Đại sứ sẽ tiếp tục có những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung, lĩnh vực hợp tác giáo dục - đào tạo nói riêng, trong cương vị Phó Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam.

Bản tin Infonet ghi nhận rằng chỉ vì món nợ 1,5 triệu đồng tiền làm đường bê-tông nông thôn, gia đình bà Nguyễn Thị Thu (Sơn Tây) bị trưởng thôn và đoàn thể thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên chặn xe đám cưới để... đòi nợ.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nói với Infonet: “anh cản trở giao thông. Anh cường đoạt, chứ không chỉ là anh thu tiền đâu. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành tội cưỡng đoạt. Nếu cao hơn đây là cướp, anh trấn lột”.

Coi bộ cán bộ dữ hơn Tây thực dân xa xưa.

Bản tin An Ninh Thủ Đô ghi lời Đại biểu (ĐB) Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho biết về nhiều con số đáng báo động: Nợ công dự báo tới năm 2020 vào khoảng 4,2 triệu tỷ, trả lãi vay hàng năm chiếm 78% tổng chi ngân sách, bình quân hàng năm trả lãi hơn 100 nghìn tỷ, khả năng trả nợ khó khăn phải vay đảo nợ khiến nợ chồng lên nợ, nguồn trả nợ vẫn từ nguồn vay mới và lên tới 252 nghìn tỷ. Tinh giản biên chế không đạt mục tiêu nên thực hiện giảm chi bộ máy không hiệu quả…

Báo Người Lao Động ghi rằng theo các nhà khoa học, nếu mực nước dâng cao 2 m vào cuối thế kỷ này, đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất đi gần 1/2 diện tích đất liền; trong vòng 100 năm nữa, khu vực này có thể biến mất khỏi bề mặt Trái đất.

Theo báo cáo "Tác động của biến đổi khí hậu đối với di cư và sơ tán", đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Nile, đồng bằng Ganges (Bangladesh) là 3 đồng bằng chịu tác động mạnh nhất của nước biển dâng.

Báo Pháp Luật  ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, đã làm nóng nghị trường Quốc hội với nhận định "chính quyền chủ động phá rừng mới thật ghê gớm", tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế xã hội, ngày 31-10.

Theo ông Cương, Thủ trướng Chính phủ yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên nhưng rừng vẫn không được đóng. Những vụ phá rừng tự nhiên lớn nhất vừa qua ở một số địa phương cho thấy tình trạng vô hiệu hóa các quyết định của Chính phủ. “Một chủ DN trồng rừng cho biết nếu không có tiếp tay của chính quyền sở tại và kiểm lâm thì lâm tặc không thể phá rừng ghê gớm đến như vậy”- ông Cương nói.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, một cây to có đường kính 1m cần 70 đến 100 năm mới có được nhưng lâm tặc chỉ cần 16 phút là xong. Một trạm kiểm lâm mỗi đêm có từ 80 đến 100 xe máy đi qua, mỗi xe chở khoảng 4 khúc gỗ và nộp cho  kiểm lâm 300-400 nghìn đồng tiêu cực thì số tiền thu lợi bất chính không hề nhỏ.

Có nơi “Chính quyền chủ động phá rừng mới thật ghê gớm” - ông Cương nói và cho rằng nhiều địa phương cứ lập dự án trồng rừng để phá rừng với lý do “tận thu”.

Bản tin VOV ghi lời ông Bộ trưởng Công Thương: “Vụ Khaisilk đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự… Quy mô, mức độ của hành vi vi phạm vượt quá ngưỡng xử lý vi phạm hành chính, đủ điều kiện để chuyển các cơ quan điều tra về kinh tế để làm rõ”.

Báo Tuổi Trẻ viết: 'Có dấu hiệu công an làm ngơ cho các sới bạc'…

Đó là thông tin được đại tá Phạm Văn Tám - phó cục trưởng Cục cảnh sát hình sự (C45, Bộ Công an) - cho biết tại hội nghị tổng kết cao điểm tấn công tội phạm trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên.

Báo Thanh Niên kể: Chiều 30.10, ông Lê Văn Nguồn, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết Thanh tra sở này vừa có quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giáo dục đối với lãnh đạo Trường tiểu học Yên Thịnh (xã Yên Thịnh, H.Yên Định, Thanh Hóa) số tiền 12 triệu đồng, đồng thời yêu cầu nhà trường dừng ngay việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ (CLB) trái quy định từ ngày 1.11.

Trước đó, Thanh tra sở kiểm tra, phát hiện lãnh đạo trường này tự ý tổ chức hoạt động CLB toán học và tiếng Việt trong giờ học chính khóa. CLB này do giáo viên chủ nhiệm giảng dạy với 100% học sinh toàn trường tham gia và tổ chức thu tiền với mức 18.000 đồng/học sinh/tuần.

Báo SGGP ghi lời ĐB Phạm Trọng Nhân cho rằng, phải thẳng thắn nhìn nhận FDI đã bổ sung một nguồn lực quan trọng cho quá trình tăng trưởng. Sau 25 năm, khu vực này đã đóng góp cho GDP từ 2% từ năm 1992 lên 20% vào năm 2016 và giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người hơn 2.000 USD.

Thế nhưng dù chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp nhưng khu vực này chỉ góp 15%-19% vào ngân sách nhà nước, thấp nhất trong 3 khu vực.

Bản tin VnExpress kể: Hơn 12 triệu người Việt Nam bị bệnh cao huyết áp…

Cứ 4 người Việt trên 25 tuổi có một người bị tăng huyết áp, là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...

Đáng báo động là trong 12 triệu người bị tăng huyết áp hiện nay tại Việt Nam, gần 50% chưa được phát hiện và khoảng 80% có điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu.

Báo Lao Động ghi nhận: 10.000 tấn đường vừa "ra lò" đã bị đóng băng, không thể tiêu thụ…

Đó là lời của ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA). Ông Doanh cho biết, tính từ ngày 10.10 đến nay, hàng loạt nhà máy đường của Việt Nam đã sản xuất được 10.000 tấn đường, cộng với khoảng 300.000 tấn đường hiện đang tồn trong kho, nhưng tuyệt đối không hề bán được kilogram nào.

Phải chăng là chờ mua đường quốc tế rẻ hơn?

Lý giải nguyên nhân này, ông Phạm Quốc Doanh cho biết: Các DN mua đường đang đợi đến đầu năm 2018 để được mua đường với giá rẻ,  bởi đến lúc đó, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.