Như thế, nhà thơ Hoàng Cầm đã ra đi tròn 7 năm...
Ngày 6 tháng 5/2010, nhà thơ Hoàng Cầm từ trần, sau một đời xông vào cuộc kháng chiến chống Pháp, và rồi khi Đảng CSVN nắm quyền,nhà thơ bị quy chụp trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm để bị vùi dập nhiều thập niên, cho tới khi nhà nước phục hồi...
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội).
Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân văn Giai phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi....
Đài RFA khi tường thuật về nhà thơ Hoàng Cầm đã ghi nhận rằng thi sĩ có hơn ba trăm bài thơ liên quan đến bóng dáng của 13 người đẹp. Trong một cuộc phỏng vấn của Hà Linh, nhà thơ Hoàng Cầm thuật lại:
“Tôi sớm viết thơ tình vì Trời “bắt tội” tôi yêu sớm. 8 tuổi đã biết say mê. Tôi viết những vần thơ tình đầu tiên để mỗi dịp về quê, là dúi vào tay chị Vinh … nhưng cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi không xuất phát từ tình yêu mà do mẹ thày xếp đặt và ấn định ngày cưới khi 17 tuổi.”
Hoàng cầm kể:
“Những mối tình về sau là do các bà ngỏ lời trước. Có những lúc vì nguyên nhân này nọ, tôi phải từ chối nhưng thường thì họ tỏ tình là tôi đồng ý luôn.”
Hoàng Cầm kể là trong đời tình vô số của ông, có 5 mối tình khiến ông không thể quên được, ám ảnh nhất là chị Vinh với “lá Diêu bông”, rồi đến một người giũ áo đi tu, và tiếc nuối nhất là cô Ninh, một cuộc tình dữ dội nhưng ông đành phải chia tay vì đã có vợ con ràng buộc. Tuy thế, Hoàng Cầm từng nói là biết ơn tất cả những người con gái đi qua đời ông, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca của ông.
Nổi tiếng nhất trong tác phẩm Hoàng Cầm là bài thơ “bên Kia Sông Đuống, làm trong thời kỳ kháng chiến chông Pháp. Sau đây là các đoạn đầu của bài thơ, khi chàng du kích đứng bên naà sống Đuống nhìn về bên kia sông, nơi quân Pháp liên tục bố ráp, đốt phá... Trích:
Bên Kia Sông Đuống.
Em ơi! Buồn làm chiAnh đưa em về sông ĐuốngNgày xưa cát trắng phẳng lìSông Đuống trôi điMột dòng lấp loángNằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ.Xanh xanh bãi mía bờ dâuNgô khoai biêng biếcĐứng bên này sông sao nhớ tiếcSao xót xa như rụng bàn tay.Bên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệpQuê hương ta từ ngày khủng khiếpGiặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn.Ruộng ta khôNhà ta cháyChó ngộ một đànLưỡi dài lê sắc máu.Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoangMẹ con đàn lợn âm dươngChia lìa đôi ngảĐám cưới chuột tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu?.Ai về bên kia sông ĐuốngCho ta gửi tấm the đenMấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yênNhững hội hè đình đámTrên núi Thiên ThaiTrong chùa Bút ThápGiữa huyện Lang TàiGửi về may áo cho aiChuông chùa văng vẳng nay người ở đâuNhững nàng môi cắn chỉ quết trầuNhững cụ già phơ phơ tóc trắngNhững em sột soạt quần nâuBây giờ đi đâu? Về đâu?.Ai về bên kia sông ĐuốngCó nhớ từng khuôn mặt búp senNhững cô hàng xén răng đenCười như mùa thu toả nắngChợ Hồ, chợ Sủi người đua chenBãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lốiNhững nàng dệt sợiĐi bán lụa mầuNhững người thợ nhuộmĐồng Tỉnh, Huê CầuBây giờ đi đâu? Về đâu?... (hết trích)
Trân trọng tưởng niệm thi sĩ Hoàng Cầm.