Hôm nay,  

Ngày Đó, Làm Gì

03/05/201700:00:00(Xem: 3736)
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.

Trên Blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh hôm 30/4/2017 có bài “Những ngày ấy, mỗi người” và nhạc sĩ ghi nhận:

“…Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng...

...Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.

Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói “đây, người vượt biển 26 lần”. Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói “còn mình, là 27 lần”…” (hết trích)

Bản tin VOA nhan đề “Văn-nhạc sĩ hải ngoại với tâm tình 30/4” ghi lời Nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng Giám đốc hệ thống truyền hình SBTN ở hải ngoại, nguyên là Giám đốc âm nhạc của Trung tâm ASIA, chia sẻ suy nghĩ của một nhạc sĩ trẻ về ngày 30 tháng 4:

“Từ ngày qua Mỹ đến giờ, mỗi mùa tháng 4 mình đều buồn hết, bởi vì mình biết mình đã mất quốc gia, đã mất đất nước của mình, nhưng mà nhìn lại mình cũng thấy là mình cám ơn những người lính đã bảo vệ miền nam trong vòng hai mươi năm hơn, nên những người miền nam được có tự do. Có tự do cho nên những văn nghệ sĩ miền nam có quyền sáng tác và quyền sáng tác tự do đó vô cùng quan trọng bởi vì nhờ quyền tự do đó mà đệ nhất, đệ nhị Cộng hòa chúng ta có một tài sản quốc gia về văn hóa, từ sách vở cho tới thơ, nhạc. Mặc dù sau 1975, chính quyền cộng sản muốn tiêu diệt nền văn hóa đó, nhưng sau 42 năm rồi chúng ta vẫn thấy trên đường phố có những người hát những bản nhạc trước 75, ngay cả những ca sĩ trong nước bây giờ trình diễn những show, game cũng hát những bài nhạc đó chứng tỏ nền văn hóa đó là tài sản của quốc gia.” (hết trích)

Trong khi đó, bản tin RFA phỏng vấn nhiều người qua bài “Hồi tưởng của cựu binh miền Bắc 42 năm sau chiến tranh,” trong đó ghi lời cựu chiến binh Võ Văn Tạo được kể là không bao giờ muốn vào đảng mà chỉ muốn làm một cây bút phản biện như đang làm:

“Năm 1972 tới có mặt tại chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” tôi có mặt 14 tháng trong Quảng Trị. Tóm lại tôi có tham gia cuộc chiến đầy đủ từ lúc trinh sát cho đến lúc kết thúc. Khi về trường đại học tôi đã nghiên cứu về chủ nghĩa Mác với một tư duy phân tích độc lập và một số anh em chúng tôi biết cái đó là sai lầm rồi cho nên là tôi không vào đảng.

Tôi chỉ mong một đất nước Việt Nam làm sao để xứng đáng như hồi chúng tôi bắt đầu hăm hở vượt Trường Sơn đi vào Nam, và sau này tiến lên chủ nghĩa xã hội như đảng và nhà nước tuyên truyền là ưu việt.

Từ năm 75 đến giờ thì đất nước đã vượt qua những giai đoạn tăm tối nhất nhưng so với thế giới thì vẫn tụt hậu. Kinh tế phát triển đã chậm mà xã hội có nhiều bất ổn đẻ ra từ một cơ chế không có đối lập không có đa nguyên không có cạnh tranh chính trị cho nên kết quả không được như chúng tôi mong muốn.

Trong mặt trận ở Quảng Trị, chỉ trong một mùa hè mà gần 30.000 người ngã xuống thì tôi cảm thấy như mình mắc nợ anh em, mình còn sống mà để cho đất nước mình như thế này. Cho nên còn một ngày thì tôi còn cố gắng góp ý để cho đất nước mình không tụt hậu, không xa lạ, không dị hợm với nhân loại tiến bộ. Để cho con cháu mình nở mày nở mặt và đồng đội của tôi nằm dưới suối vàng cũng mát lòng mát dạ.”(hết trích)

Một bài báo cũ của tuần báo Việt Tide mấy năm trước, có bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương do Đinh Quang Anh Thái thực hiện, ghi lời nhà văn họ Dương:

“Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.” (hết trích)

Nhà văn Giao Chỉ San Jose trong bài viết tựa đề "Nguyễn Khoa Nam, Mặt Trời tháng 4" kể về một vị Tướng đã tự sát lẫm liệt, trích:

"30 tháng 4-1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu IV nhận trách nhiệm không giữ được miền Tây đã dùng súng lục tự vẫn. Trước đó Tư Lệnh đã đi một vòng lần cuối thăm những người lính của ông tại Quân Y Viện Phan Thanh Giản.

Bên giường bệnh, một thương binh mà vết thương còn chảy máu đã nắm lấy tay vị tư lệnh mà nói rằng:

– Xin Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em.

Nước mắt chảy dài trên mặt vị Thiếu Tướng của Quân Đoàn IV. Ông nói:

– Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

Đó là lời của ông Nam nói với anh thương binh và đồng thời ông nói với cả QLVNCH. Ông đã ở lại vĩnh viễn. Ông là Mặt Trời Tháng 4."(hết trích)

Lịch sử rồi sẽ trôi đi... Cuộc chiến Nam-Bắc, Quốc-Cộng đã đi vào lịch sử với cách riêng. Nhiều thập niên nữa, các thế hệ sau để đọc lịch sử thời này và không còn cảm giác là mình đứng về phía này hay phía kia.

Cũng y hệt như chúng ta đọc về lịch sử thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, hay là thời Vua Gia Long tương tranh với Tây Sơn.

Nhìn từ xa thật xa... nước mắt thời đó, cũng vẫn khác với nước mắt hôm nay. Lẽ ra, có những điều người ta có thể làm tốt hơn, lẽ ra cần có quyết định nhân bản hơn... Như một thời Vua Trần Nhân Tông cho đốt hết danh sách các quan binh đầu hàng quân Phương Bắc. Lẽ ra...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.