Hôm nay,  

Những Anh Hùng Lặng Lẽ

23/04/201700:00:00(Xem: 6163)
Họ là các anh hùng thầm lặng... vì trong khi cứu sinh mạng người, họ cũng gặp một số rủi ro khác.

Báo Lao Động kể rằng: Nhiều nhân viên y tế bị phơi nhiễm HIV từ bệnh nhân...

Thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết từ bệnh nhân, phải mổ khẩn cấp mà không biết bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm, bác sĩ, nhân viên y tế là một trong những người dễ bị phơi nhiễm HIV nhất.

Tại Hội nghị khoa học thường niên của Bệnh viện Chợ Rẫy 2017, ThS.BS Đặng Thị Vân Trang, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã trình bày báo cáo tình hình phơi nhiễm với máu và dịch tiết do nghề nghiệp của nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phơi nhiễm và hiệu quả của phòng ngừa sau phơi nhiễm nhằm có biện pháp dự phòng cho nhân viên y tế.

Trong khi đó, báo Dân Trí kể chuyện Biên Hòa: Đoàn tàu dừng khẩn cấp vì ô tô mắc kẹt trên đường ray.

Khi chiếc xe ô tô băng qua đường sắt, bánh xe bị mắc kẹt giữa đường ray. Do say xỉn nên tài xế loay hoay mãi vẫn không điều khiển được xe thoát ra được. Lúc này, đoàn tàu Bắc - Nam đang chạy tới nhưng rất may đã kịp dừng khi chỉ còn cách chiếc xe khoảng 100m.

Chuyện trên xảy ra vào chiều 20/4 trên tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn đi qua địa phận phường Tân Tiến, TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo đó, xe ô tô 7 chỗ BKS 51F- 28723 do tài xế Nguyễn Văn Hóa (32 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) điều khiển băng ngang đường sắt tại địa điểm trên. Khi ra giữa nút giao, bất ngờ ô tô tông vào phía bên phải của đường ngang và gục đầu xe xuống đường thoát nước bên cạnh đường sắt. Tình hình khiến chiếc xe nằm vắt ngang, mắc kẹt giữa đường ray.

Cùng thời điểm này, đoàn tàu SPT1 do lái tàu Nguyễn Phụng Hoàng điều khiển đang lưu thông hướng từ Bình Thuận đi ga Sài Gòn cũng vừa tới địa phận TP Biên Hòa. Phát hiện sự việc, nhiều người dân đã hô hoán báo hiệu cho nhân viên trực gác gần nhất để báo đoàn tàu dừng lại. May mắn, khi chỉ còn cách hiện trường gần 100m, đoàn tàu đã kịp dừng hẳn.

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện một thầy hiệu trưởng miền núi tận tâm: Mang cột mốc chủ quyền Trường Sa lên núi.

“Mục đích của chúng tôi là giúp các em ghi nhận rõ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của VN. Sau khi dựng cột mốc, nhà trường giao cho giáo viên chuyên môn tuyên truyền thêm cho các em kiến thức lịch sử, địa lý biển đảo VN”.

Thầy Nguyễn Thanh Triều, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Tây Giang (Quảng Nam) cho biết như vậy khi nói về mục đích đặt bản sao mô hình cột mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn trong khuôn viên nhà trường.

Theo thầy Triều, vì là trường dân tộc miền núi nên học sinh nhiều em ở đây chưa biết biển đảo là gì.

Trong khi đó, Infonet ghi lời khách hàng tố Chevrolet Quảng Trị bán xe gỉ sét, máy không nổ.

Báo Khánh Hòa kể chuyện: Hãng hàng không Việt sắp mở đường bay thẳng tới Mỹ.

Vietnam Airlines đã chuẩn bị mở đường bay thẳng sang Mỹ cách đây gần 10 năm nhưng chưa thực hiện được do nhiều cản trở. Trong đó có việc cơ quan chức trách Việt Nam chưa đạt năng lực giám sát an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Thông tin mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) sẽ đến Việt Nam rà soát kỹ thuật vào tháng 5 tới. Đây là tiền đề để các hãng hàng không nước ta được mở đường bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ 3.

Trong khi đó, bản tin VTC kể chuyện: Xuất hiện mưa đá bất thường ở Hà Nội...

Vào lúc 16h30 chiều Thứ Sáu, tại Ba Vì, Sơn Tây - các huyện ngoại thành Hà Nội bất ngờ xuất hiện mưa đá có kích thước lớn.

Người dân tại Sơn Tây cho biết, trước khi mưa có dông và sấm lớn, đến 16h50 xuất hiện mưa đá kéo dài khoảng 15 phút, kích thước hạt đá từ 2,5-3cm.

Đến hơn 17h, cơn mưa đá mới kết thúc.

Anh Nguyễn Huy Ba (Đường Lâm, Sơn Tây) cho biết, ban đầu đá rơi thưa thớt, viên nhỏ bằng viên bi. Càng về sau, đá rơi dồn dập, viên to bằng ngón chân cái, bắn liên tiếp vào mái nhà.

Phải chăng, dân oan xã Đồng Tâm kêu khóc đã làm xúc động các cõi chư thiên?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.