Trên nguyên tắc, nhà máy phải làm lợi cho dân… vậy mà, hóa ra nhiều khi có hại.
Báo Tuổi Trẻ kể chuyện ở Lào Cai: Nhà máy làm chết dứa tạm dừng sản xuất, bồi thường cho dân…
Theo UBND tỉnh Lào Cai, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh phải tạm dừng mọi hoạt động sản xuất để khắc phục tồn tại. Đồng thời bồi thường, hỗ trợ thiệt hại hoa màu và dứa cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Chiều 10-4, UBND tỉnh Lào Cai đã họp báo công bố nguyên nhân hàng chục ha dứa và hoa màu của người dân ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương bị táp lá, thối quả. Đoàn kiểm tra liên ngành xác định nguyên nhân khiến chính hàng loạt hecta dứa và hoa màu bị thối và táp lá là do khí thải và bụi từ nhà máy luyện kim màu Lào Cai.
Trong khi đó, bản tin của VnEconomy kể về chuyện Tiền Giang: Đang xem xét từ chối nhà máy giấy 5.000 tỷ của Đài Loan vì lo ô nhiễm… Các quan chức Tiền Giang khẳng định cần thời gian xem xét tác động môi trường để quyết định có cho dự án đầu tư hay không...
Đó là dự án Nhà máy giấy Đại Dương do Công ty Chang Yang Holding Limited (100% vốn Đài Loan) làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng ở khu công nghiệp Long Giang với tổng vốn đầu tư 4.936,8 tỷ đồng, tương ứng 220 triệu USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất các loại giấy duplex, giấy kraft trắng, giấy duplex xám, giấy kraft gợn sóng, giấy gia dụng...
Bản tin nói, vào ngày 15/3/2016, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự kiến tháng 8/2017 dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo Vụ Công nghiệp nhẹ, thời gian qua, dư luận và một số chuyên gia cho rằng dự án này đi vào hoạt động sẽ gây ô nhiễm cho sông Tiền và vùng phụ cận, sẽ dùng 7.500m3 nước/giờ và lưu lượng xả thải khoảng 5.000m3/giờ.
Trước áp lực dư luận, UBND Tiền Giang đã tổ chức họp lấy ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia đối với nhà máy giấy Đại Dương. Theo đó, các nhà khoa học, chuyên gia nhấn mạnh ngành giấy là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.
Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án cho rằng, xây dựng nhà máy giấy đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, không có lý do bị thu hồi khi báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được phê duyệt. Chủ đầu tư cũng ra "yêu sách" nếu bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi thường 10 triệu USD.
Thế là, các quan Tiền Giang lúng túng suy nghĩ…
Trong khi đó, báo Thanh Niên kể chuyện tỉnh Nam Định: Loạn mở phủ, hầu đồng…
Những câu chuyện về loạn đồng, dị đồng tại Nam Định sau khi UNESCO vinh danh di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã cho thấy mối lo về việc lợi dụng di sản, tín ngưỡng này để trục lợi và làm biến dạng di sản là có thật.
...Bà Nguyễn Thị Thanh, một “con nhang, đệ tử” theo phục vụ các thanh đồng hàng chục năm ở Phủ Dầy (xã Kim Thái, H.Vụ Bản, Nam Định), cho biết: “Ngày xưa có một khóa đồng ở phủ nào thì cả làng kéo đến xem như trẩy hội. Vài năm gần đây, muốn tổ chức một khóa đồng ở Phủ Dầy phải đặt lịch với thủ nhang từ trước cả tuần, cả tháng, khóa này chưa ra, khóa tiếp đã xếp đồ thanh bông hoa quả chờ sẵn ở cạnh. Mà chẳng cứ ở Phủ Dầy, tôi theo thầy (thanh đồng - PV) đi các đền phủ khác thấy đâu cũng hầu suốt ngày đêm”.
Trong khi đó báo Người Lao Động kể chuyện Bạc Liêu: Tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm tăng kích cỡ, trọng lượng, thu lợi nhuận bất chính... ngày càng diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu và thương hiệu tôm nuôi VN. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bắt quả tang hàng chục vụ vi phạm, tạm giữ hàng tấn tôm.
Qua tin tố giác của người dân, chiều 28-3, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bạc Liêu bất ngờ ập vào cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu ở ấp Khúc Tréo A, xã Tân Phong (TX.Giá Rai) do bà Hà Thị Kiều (47 tuổi) làm chủ, phát hiện trên 20 công nhân đang dùng ống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 55 kg tôm đã bơm tạp chất (rau câu), 1 bình nén có chứa tạp chất, 2 đoạn ống dẫn tạp chất dài 5 m, 16 ống bơm chích và 2 thùng thành phẩm rau câu.
Ông Hà Văn Buôl, Chánh thanh tra Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho biết để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, như thiết kế nhiều cánh cửa, hàng rào bên ngoài che chắn cẩn thận, bố trí người canh gác, đặc biệt dụng cụ bơm tạp chất rất hiện đại. Các ống bơm giống như vòi bạch tuộc, khi bơm tạp chất vào tôm sẽ nhanh gấp nhiều lần so với bơm thủ công.
Báo Lao Động kể chuyện tàu vỏ sắt đụng chìm tàu cá: Gần một tuần đánh bắt hải sản trên biển, khuya 8.4, tàu QNa 09191 cùng 4 ngư dân trú huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) quay thuyền vào bờ. Thế nhưng khi cách cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng) gần 1km thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt đâm chìm. Theo lời kể của các ngư dân, sau khi đâm chìm tàu cá, tàu vỏ sắt này liền rời đi, bỏ mặc các ngư dân chới với giữa biển.
Và báo Hà Nội Mới kể chuyện Hà Nội nhậu tưng bừng.
Chỉ trong nửa cuối tháng 2 đến đầu tháng 3-2017, ngay tại địa bàn Hà Nội đã xảy ra 15 trường hợp ngộ độc nặng do sử dụng các loại rượu có hàm lượng methanol cao gấp hàng trăm lần mức cho phép. Sau khi xảy ra những vụ việc trên, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai tổng kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) rượu trên địa bàn thành phố... Chỉ trong vòng 1 tháng (từ ngày 4-3 đến ngày 4-4-2017), Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra 711 trường hợp, xử lý 647 trường hợp; phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng; tạm giữ, tịch thu gần 40.000 lít rượu...
Phải chăng, dân tộc mình đang muốn say hoài thôi?
Báo Tuổi Trẻ kể chuyện ở Lào Cai: Nhà máy làm chết dứa tạm dừng sản xuất, bồi thường cho dân…
Theo UBND tỉnh Lào Cai, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh phải tạm dừng mọi hoạt động sản xuất để khắc phục tồn tại. Đồng thời bồi thường, hỗ trợ thiệt hại hoa màu và dứa cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Chiều 10-4, UBND tỉnh Lào Cai đã họp báo công bố nguyên nhân hàng chục ha dứa và hoa màu của người dân ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương bị táp lá, thối quả. Đoàn kiểm tra liên ngành xác định nguyên nhân khiến chính hàng loạt hecta dứa và hoa màu bị thối và táp lá là do khí thải và bụi từ nhà máy luyện kim màu Lào Cai.
Trong khi đó, bản tin của VnEconomy kể về chuyện Tiền Giang: Đang xem xét từ chối nhà máy giấy 5.000 tỷ của Đài Loan vì lo ô nhiễm… Các quan chức Tiền Giang khẳng định cần thời gian xem xét tác động môi trường để quyết định có cho dự án đầu tư hay không...
Đó là dự án Nhà máy giấy Đại Dương do Công ty Chang Yang Holding Limited (100% vốn Đài Loan) làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng ở khu công nghiệp Long Giang với tổng vốn đầu tư 4.936,8 tỷ đồng, tương ứng 220 triệu USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất các loại giấy duplex, giấy kraft trắng, giấy duplex xám, giấy kraft gợn sóng, giấy gia dụng...
Bản tin nói, vào ngày 15/3/2016, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự kiến tháng 8/2017 dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo Vụ Công nghiệp nhẹ, thời gian qua, dư luận và một số chuyên gia cho rằng dự án này đi vào hoạt động sẽ gây ô nhiễm cho sông Tiền và vùng phụ cận, sẽ dùng 7.500m3 nước/giờ và lưu lượng xả thải khoảng 5.000m3/giờ.
Trước áp lực dư luận, UBND Tiền Giang đã tổ chức họp lấy ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia đối với nhà máy giấy Đại Dương. Theo đó, các nhà khoa học, chuyên gia nhấn mạnh ngành giấy là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.
Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án cho rằng, xây dựng nhà máy giấy đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, không có lý do bị thu hồi khi báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được phê duyệt. Chủ đầu tư cũng ra "yêu sách" nếu bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi thường 10 triệu USD.
Thế là, các quan Tiền Giang lúng túng suy nghĩ…
Trong khi đó, báo Thanh Niên kể chuyện tỉnh Nam Định: Loạn mở phủ, hầu đồng…
Những câu chuyện về loạn đồng, dị đồng tại Nam Định sau khi UNESCO vinh danh di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã cho thấy mối lo về việc lợi dụng di sản, tín ngưỡng này để trục lợi và làm biến dạng di sản là có thật.
...Bà Nguyễn Thị Thanh, một “con nhang, đệ tử” theo phục vụ các thanh đồng hàng chục năm ở Phủ Dầy (xã Kim Thái, H.Vụ Bản, Nam Định), cho biết: “Ngày xưa có một khóa đồng ở phủ nào thì cả làng kéo đến xem như trẩy hội. Vài năm gần đây, muốn tổ chức một khóa đồng ở Phủ Dầy phải đặt lịch với thủ nhang từ trước cả tuần, cả tháng, khóa này chưa ra, khóa tiếp đã xếp đồ thanh bông hoa quả chờ sẵn ở cạnh. Mà chẳng cứ ở Phủ Dầy, tôi theo thầy (thanh đồng - PV) đi các đền phủ khác thấy đâu cũng hầu suốt ngày đêm”.
Trong khi đó báo Người Lao Động kể chuyện Bạc Liêu: Tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm tăng kích cỡ, trọng lượng, thu lợi nhuận bất chính... ngày càng diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu và thương hiệu tôm nuôi VN. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bắt quả tang hàng chục vụ vi phạm, tạm giữ hàng tấn tôm.
Qua tin tố giác của người dân, chiều 28-3, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bạc Liêu bất ngờ ập vào cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu ở ấp Khúc Tréo A, xã Tân Phong (TX.Giá Rai) do bà Hà Thị Kiều (47 tuổi) làm chủ, phát hiện trên 20 công nhân đang dùng ống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 55 kg tôm đã bơm tạp chất (rau câu), 1 bình nén có chứa tạp chất, 2 đoạn ống dẫn tạp chất dài 5 m, 16 ống bơm chích và 2 thùng thành phẩm rau câu.
Ông Hà Văn Buôl, Chánh thanh tra Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho biết để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, như thiết kế nhiều cánh cửa, hàng rào bên ngoài che chắn cẩn thận, bố trí người canh gác, đặc biệt dụng cụ bơm tạp chất rất hiện đại. Các ống bơm giống như vòi bạch tuộc, khi bơm tạp chất vào tôm sẽ nhanh gấp nhiều lần so với bơm thủ công.
Báo Lao Động kể chuyện tàu vỏ sắt đụng chìm tàu cá: Gần một tuần đánh bắt hải sản trên biển, khuya 8.4, tàu QNa 09191 cùng 4 ngư dân trú huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) quay thuyền vào bờ. Thế nhưng khi cách cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng) gần 1km thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt đâm chìm. Theo lời kể của các ngư dân, sau khi đâm chìm tàu cá, tàu vỏ sắt này liền rời đi, bỏ mặc các ngư dân chới với giữa biển.
Và báo Hà Nội Mới kể chuyện Hà Nội nhậu tưng bừng.
Chỉ trong nửa cuối tháng 2 đến đầu tháng 3-2017, ngay tại địa bàn Hà Nội đã xảy ra 15 trường hợp ngộ độc nặng do sử dụng các loại rượu có hàm lượng methanol cao gấp hàng trăm lần mức cho phép. Sau khi xảy ra những vụ việc trên, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai tổng kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) rượu trên địa bàn thành phố... Chỉ trong vòng 1 tháng (từ ngày 4-3 đến ngày 4-4-2017), Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra 711 trường hợp, xử lý 647 trường hợp; phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng; tạm giữ, tịch thu gần 40.000 lít rượu...
Phải chăng, dân tộc mình đang muốn say hoài thôi?
Gửi ý kiến của bạn