Hôm nay,  

Thông Tin Gia Đình: Bài Học Về Nguồn Từ Giống Cá Hồi

08/04/201700:00:00(Xem: 3783)
Tiểu bang Washington của chúng ta, tiểu bang của “Ngàn Thông Mãi Xanh”, có nhiều nguồn hải sản độc đáo.  Ngoài con sò vòi voi Goeduck (âm tiếng Việt ta đọc là “Ghui Đất”) không đâu có cho đến vô số các loại nhuyển thể như sò hến cho đến các loại giáp sát như tôm cua thì phải nói đến giống cá Hồi, tiếng Mỹ gọi là Salmon.

Tôi không được biết vị tiền bối nào lại đặt cho loại cá Salmon cái tên Việt là “cá Hồi” thật vô cùng ý nghĩa.  “Hồi” đây tức là trở về, mà đây là trở về “nơi chôn nhau cắt rún” của cá.  Vị tiền bối đó chắc đã nhiên cứu tường tận và chính xác nên đã đặt cho loài cá này cái tên mà “không ai tranh cải được”.

Tôi còn nhớ những năm mình còn đi học ở trường đại học công đồng SPSCC ở Olympia, khi đi ngang qua lối đi bắt  qua con suối chảy ngang trường lúc mùa cá salmon về, nhìn dưới cầu là từng bầy cá đang vung vẩy tóe nước cố lội ngược dòng về nguồn để tìm chỗ đẻ nhiều đến không đếm nổi.   Đối với người Da Đỏ, cá salmon là món qùa tặng của Trời Đất để họ có thực phẩm từ hồi họ có mặt ở vùng Bắc Mỹ này.  Lòng quí trọng đó thể hiện rõ qua các nghi thức tôn nghiêm để nhớ ơn nguồn thực phẩm chính mà Trời ban để nuôi sống họ.  

Tôi có cái may phục vụ nhiều năm tại trường dạy cho trẻ em người Da Đỏ tên Wa He Lut (trường W.H. Lut chỉ dạy cho trẻ con người Da Đỏ từ mẫu giáo đến lớp tám,  nằm tại exit 114, I-5) tại thung lủng Nisqually nên đã nhiều lần được chứng kiến nghi lễ đó được cử hành tại bờ sông Nisqually mé sau hông trường.  Sáng nay, cũng như mọi năm, tại bờ sông, cả trường hành lễ tạ ơn cá salmon.  Tất cả trường ra bờ sông với một vị bô lảo làm chủ tế.  Buổi lễ hôm nay là để đưa hồn cá salmon đã hy sinh thân mình nuôi con người về với sông nước để lại tái sinh để dưởng nhân.  Một chiếc kiệu hình chữ nhật làm bằng loại gỗ thông quí cedar,  được bốn học sinh khiêng, trên đó có đặt bộ xương và đầu cá salmon được phủ kín bởi lá thông.  Sau nghi thức cầu nguyện, trong tiếng ca kệ bàì hát cổ Da Đỏ về lòng nhớ ơn cá salmon bằng thổ ngữ của bộ lạc Kwelsucid, bốn học sinh đó khiêng cái kiệu ra bờ sông rồi thả trôi đi theo dòng nước để cá lại được tái sinh như truyền thuyết.  Người chủ tế vẫn tiếp tục khấn và cấu nguyện trong khi học sinh cả trường đứng quanh bờ sông chứng kiến.

Chắc có vị đã từng ăn cá salmon và biết qua về gía trị dinh dưởng rất cao của cá đối với cơ thể con người chúng ta.   Nếi tôi không lầm thì cá salmon bán rất đắc ở thị trường Âu va Á.  Ở Washington này , 1 pound cá salmon cũng đã ttrên dưới 4 dollars.  Thịt cá salmon có màu hơi đỏ cam đậm trông rất đẹp.  Nếu vị nào ăn sống được với bột cải xanh ( grêen mustard) thì có khi ngon hơn bò nhúng dấm.  Sau đây xin được nói sơ về chu trình sinh trưởng và tiêu trầm của giống cà Hồi.

Có tất cả năm loại cá salmon:  sockeye, chinook (còn được gọi là King Salmon vì nó lớn nhất khi so với các loại kia), kế là cá pink, chum và coho.  Mỗi loại có một chu trình sinh nở hơi khác nhau nhưng tựu trung chúng đều trải qua những giai đoạn sau:

Gđ 1. Vào cuối mua thu, khoản tháng mười một, cá mái đẻ trứng nơi những con suối mà đáy có nhiều đá cuội từ 11 đến 12 ngày rồi cá cha và cá mẹ đều chết.

Gđ 2.  vaò tháng chạp hay tháng giêng tây, trứng nở nhưng vẫn còn nằm trong kẹt của sỏi và đá. Chúng sống nhờ cái túi đầy chất bổ dưởng dưới bụng mình.

Gđ 3.  dến tháng Ba hay tháng Tư thì túi thức ăn đó hết đi, chúng bắt đầu bơi ra chỗ rộng hơn để tìm mồi.  Lưng của cá con bắt đầu nổi sọc như là một phương cách ngụy trang, sinh tồn để khỏi bị các giống cá khác ăn.

Gđ 4.  cuối tháng Tư va Năm, sau một năm trời song trong suối, cá bơi ra song lớn và bbắt đầu nổi vãy bạc vá làm quen với vị nước mặn.

Gđ 5.  sau đó cá con bơi ra cữa sông nơi tếp giáp với biển trong một chuyến hải du có khi mất cả tháng trời.  Vớí tức ăn dồi dào nơi cữa sông, cá tha hồ ăn và lớn như thổi trước khi bơi ra biển.  Cuối tháng Saú, khi cá đã vào biển thì lưng nó có maù xanh lá cây đen, vãy bạc hiện lên ở vùng hông và bụng, các vạch sọc biến mất để chúng dễ hòa mình với các lòai thủy tộc khác.

Gđ 6.  Cá Coho phải mất từ 6 đến 18 tháng để ăn và lớn.  Đầu mùa hạ thì cá trưởng thành và bắt đầu quay về nguồn để đẻ trứng.  Chúng có thể bị mất cả 6 tháng để bơi vào vùng nước ngọt.

Gđ 7.  Khi vào tới vùng nước ngọt, cá không ăn mà chỉ sống nhờ vào số mỡ dự trử trong người.  Da của nó bắt đầu đầy lên và cứng ra.  Mỏ của con cá đực biến dạng thành mỏ quặp lại. (tiếng người Da Đỏ gọi cá salmon là “dô bạch” có nghỉa là “mỏ quặp”.)  Bụng cá cái thì no phình ra với đầy trứng.

Gđ 8.  Ngay khi cá đã vưọt vào tới suối mà chúng đã đuợc sinh ra vaò thang Mười một, hai bên mình nó đổi sang màu đỏ, lưng và đầu thành màu xanh lá cây đậm.  Cá trứng tìm nơi có đá cuội trong lòng suối rồi chết.  Chu kỳ sinh diệt của cá Hồi cứ như vậy mà tiếp diển mãi mãi.

Tìm hiẻu về vòng  sinh diệt này tôi rất kinh ngạc trước bản năng “quay về nguôn” naỳ của cá salmon.  Dù lớn lên và đi xa nhưng vẫn tìm về nơi mình được sinh ra để truyền giống và để chết.  Tôi cảm nhận trong cái chu trình tuyệt vời đó của cá salmon nó hàm chứa cả một bài học cho tôi về thân phận của mình tại xứ người.  Ai đó đã nói một cau6 đáng cho tôi suy gẩm: “ Dù cho mình có trở nên là gì đi nữa, thì cũng phải nhớ đến nguồn cội của mình.”

Tôi tự nhủ với mình rằng: “…Trước kia mi có lần  muốn thành Tây, thành Mỹ bao nhiêu thì giờ đây mi thấy rõ là mi phải trở về với con người thật của mình.  Với con người “bất tòan và bất túc của nó và hảnh diện với những thành quả hạn hẹp cá nhân và sống đúng theo văn hóa của mình.  Cá salmon dạy cho mi baì học đầy ý nghĩa đó.  Dù đã  ra được  bể lớn để sống đời tự tại , cá vẫn lội ngược về nơi mình được sinh ra để làm bổn phận thiêng liêng của một sinh vật có trách nhiệm với giống nòi của mình.  Cái  bản năng này sao mà đáng phục và đáng ca ngợi qúa.  Mi haỹ nghĩ rằng như ngày nay mình đã đưọc vào biển cả thì không trở về với nguòn cội của mình thì còn chờ đến bao giờ?  Nhưng mi nên biết là trở về nguồn không nhất thiết là về nơi mà mình đã phãi từ bỏ ra đi vì không sống được.  Về nguồn đây là trở về với con người Việt Nam có truyền thống yêu chuộng Tự Do và không bao giờ chấp nhận sự áp chế, chuyên quyền.  Con người sống trong biển rộng ở xứ sở naỳ thì đừng quên thân phận của mình và thân phận bi đát của đồng bào mình.  Đây không phải là việc dễ làm đối với mi.  Như cá salmon phải trầy vi tróc vãy vẫn cố lội ngược dòng để trở về nơi sinh trưởng, trở về nguồn nơi xứ lạ với những thử thách không ngừng nhiều lúc làm mi đã phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt”.  Trong qúa trinh phải tìm chỗ đứng và hòa nhập vào cuộc sống mới cũng như trước sự thu hút nam châm mảnh liệt của vật chất, hào nhoáng không chiều sâu, sự vong thân hay nguy hiểm hơn nữa là sự vong bản sẽ dễ dàng đến vơi mi.  Nếu mi chịu đúng lại thì cái bóng “ảo” mà mình vẫn theo đuổi cũng sẽ đứng lại.  May nhờ mi có được nhiều thì giờ bỏ ra để suy gẩm và đi ngược lại với chiếc xe “ảo” đang điên cuồng phóng tới của xả hội vật chất bên ngoài, mi đã “trụ” và đi lộn trở về với con nguời “thật” và giá trị thật của mình.

Để chấm dứt, mình cảm hứng mấy vân thơ rút tiả ra đuợc từ baì học tìm về nguồn của giống cá Hồi như sau :

Ta dù được đi ra biển cả

nhưng biết tìm về cội rể ở nơi xưa

mưa sa bảo táp cho dù,

tìm về nguồn cội đó là phương châm.

 TTT- Lacey

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.