Bác sĩ Jim Hegarty còn nhớ hồi mấy thập niên trước, khi các bác sĩ tâm lý giấu cuốn sách về thiền tập khi có bạn cùng nghề bác sĩ tâm lý tới thăm. Lúc đó, khoa học nhìn thấy thiền tập như là chuyện của các tu sĩ Châu Á và giới trẻ híp-pi Hoa Kỳ.
Hegarty cho biết ông tập thiền theo truyền thống Zen từ những năm đầu 2000.
Bây giờ, Hegarty cho biết ông sử dụng phương pháp thiền chánh niệm (mindfulness techniques) với hầu hết bệnh nhân của ông, thấy rằng kỹ thuật này làm giảm lo lắng, làm lắng đọng các rối loạn tâm hồn, và làm dịu các cơn hoảng sợ.
Ông nói, đối với một vài bệnh nhân tập dài hạn, ông chứng kiến gần như là phép lạ chữa lành.
Ông nói, thực ra thiền không chữa hết được các vấn đề của chúng ta, nhưng sẽ giúp làm dễ dàng cho các bác sĩ tương tác với bệnh nhân hơn.
Ông nói, thực ra phương pháp thiền tập của ông không có gì thần bí hay tôn giáo, chỉ đơn giản là yêu cầu nhận ra các chuyển biến trong suy nghĩ và cảm giác.
Ông nói rằng điều quan trọng với việc chữa lành các hỗn loạn tâm thần là, suy nghĩ không phải là cái gì nên bận tâm, chỉ cần nhận biết rồi tự nó biến mất thôi. Như thế, sẽ thoát được các ám ảnh trong đầu mình.
Ông nói, thiền tập bây giờ đã trở thành thói quen y hệt thể dục trong dòng chính, bên cạnh các phương pháp khác như yoga, suy nghĩ tích cực – và đã được áp dụng trong cả đại học, quân đội và trại giam.