Hôm nay,  

Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền Ấn Hành “Chân Thật Nghĩa Của Bát Nhã Tâm Kinh”

07/01/201700:00:00(Xem: 7296)

Ni sư Chân Thiền ấn hành

“Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”

 

Nguyên Giác Phan Tấn Hải

 

Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25,000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ?

Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? 

Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.

Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu... Thí dụ: sắc tức thị không...
 

Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ-nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.

May mắn, đã có tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền vừa xuất bản tuần này.
 

Tác giả Thích Nữ Chân Thiền cũng là viện chủ   Thiền viện Sùng Nghiêm (Sung Nghiem Zen Center) tại Garden Grove, California.

Ni sư Chân Thiền từ những năm cuối thập niên 1980s đã cùng với người chị là Ni Sư Chân Như, và người em là Ni Sư Chân Diệu tham học nhiều nơi, từ nhiều tông phong khác nhau, và rồi đại cơ duyên hiểu đạo là khi về theo học với Thiền sư Philip Kapleau tại New York.

Ba vị Ni sư sau đó đã trở về Nam California, thiết lập một thiền viện để dạy Thiền Tông -- nơi đang có những lớp hướng dẫn nhiều trình độ hàng ngày và hàng tuần.

Tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” chỉ thích nghi với những người muốn tham học với tấm lòng thiết tha thực tu, thực học.

Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của Thiền Tông -- một phương pháp không lấy việc ngồi trụ tâm là chính, không lấy việc tụng niệm là cần thiết, không lấy việc tạo dựng phước đức nhân thiên là ưu tiên, không lấy việc nghi thức là đòi hỏi bắt buộc -- mà chỉ buộc phải tìm cầu Giác Ngộ. Tức là, hiểu rõ sự thực của tất cả các pháp.



blank

Bìa sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”.

.

Tức là, nhìn vào tâm mình, thấy tánh là thành Phật.

Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của tất cả các kinh Đại thừa -- như nơi các trang  32-36 của sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh,” Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền cho thấy:

“...là 8 Kinh cũng đồng một Diệu Nghĩa ấy như Bát Nhã Tính Không.” (trang 32)
 

Và Ni sư Chân Thiền cũng trích dẫn và ghi chú để chỉ diệu nghĩa trong Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cương, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Bảo Đàn, Sách Ba Trụ Thiền (the Three Pillars of Zen của ngài Philip Kapleau)...

Tập biên khảo này của Ni sư Chân Thiền chia làm 2 Phần. Phần I là Bát Nhã Tính Không, chia làm 9 Kỳ. Phần II là 8 Bài Giảng Thêm.

Điểm đặc biệt là, trang nào trong tác phẩm  “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” cũng được Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền viết rõ, chỉ ra minh bạch, giảng giải rất sáng tỏ về Tâm, về hiện tướng của Tâm -- tức là, về Không và về Sắc.

Vì Tâm là Không, nên hóa hiện vô lượng. Vì Sắc (là các pháp trước mắt, bên tai...) là Không, nên biến chuyển không ngưng nghỉ, luôn luôn vô thường. Thấy được như thế, tức là Thấy Tánh.
 

Ni sư Chân Thiền viết minh bạch ở trang 39, trích:

“Vì Sắc/Không là do Bát Nhã Tính hóa hiện, là Tự Tính hóa hiện, cũng chính là Pháp Giới Tính trùng trùng duyên khởi nên Vạn Pháp; tất cả đều chẳng phải Một mà cũngc hẳng phải Nhiều! Tự nó đã ra ngoài số lượng và lý luận của Thức Tâm phân biệt.”(ngưng trích)
 

Đoạn văn Ni sư vừa viết rất là cốt tủy, nhưng cũng rất là khó hiểu với người học Phật trung bình.

Để làm sáng tỏ, xin lấy thí dụ, Tâm mình là tấm gương sáng (Ngài Huệ Năng đã dùng thí dụ Tâm như gương sáng), hiện lên tất cả cảnh sắc và không, trong đó vạn pháp trùng trùng duyên khởi cũng không gọi là Một, không gọi là nhiều được, vì trong gương sáng tự nó ra ngoài số lượng, và ra ngoài cả lý luận của Thức Tâm phân biệt...

Trong tâm gương sáng, các pháp là thế, chỉ là thế, là như thị, chỉ là như thị. Lời nào cũng chỉ là ngón tay, không hiển được  ánh trăng sáng...

Độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông nên  tìm đọc tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” -- và muốn tham thiền, muốn ngấm mình trong diệu nghĩa an lạc, hãy tới Thiền viện Sùng Nghiêm để học Thiền.
 

Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư -- quý Ni sư Chân Như, Chân Thiền, và Chân Diệu - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Quận Cam.

Thực ra, trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý sư cô đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Kapleau.

Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965.

Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Và nói theo kiểu văn chương Mỹ, rằng phần còn lại là của lịch sử. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.
 

Thiền Viện Sùng Nghiêm cho biết tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” sẽ là Quà Tết do Thiền Viện kính tặng tới quý Phật Tử và quý đồng hương, để, theo lời Ni Sư Chân Thiền:

“Để chúng ta cùng chia sẻ và xin quý độc giả hoan hỷ hỉ giáo thêm về Chân Lý Bát Nhã hầu lợi ích cho toàn thể:

-- Quý vị đang học về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu Bát Nhã.

-- Quý vị đã học về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu thâm sâu hơn về Bát Nhã.

-- Quý vị đã thậm thâm về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu thấu đáo để vượt ngoài Có/Không của Bát Nhã và cùng thể hiện sự siêu việt Bát Nhã là: Xuất Thế mà vẫn Nhập Thế... vì Phật Pháp chưa hề rời Thế Gian Pháp bao giờ.”

 
Sách sẽ trao tặng ở:
 
Thiền Viện Sùng Nghiêm,
11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841.
Tel: (714) 636-0118.
Email: sungnghiem@hotmail.com

Ý kiến bạn đọc
07/01/201715:07:10
Khách
Kính thưa Ni ,con ̣̣đang ở Toronto,Canada. con muốn xin cuốn kinh Bát nhã . xin quý Ni cho con biết phaỉ làm sao,xin quý Ni cho con rõ..
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.