Hôm nay,  

Dân Biểu Mỹ Hội Thảo Nhân Quyền

10/12/201600:00:00(Xem: 2548)
Sau đây là bản tin từ văn phòng Dân Biểu Alan Lowenthal.

Dân Biểu Alan Lowenthal Tổ Chức Hội Thảo Tại Quốc Hội và Đệ Trình Nghị Quyết Đánh Dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

HOA THỊNH ĐỐN (Ngày 9 tháng 12, 2016) – Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal (CA-47) vừa đệ trình vào Quốc Hội Hoa Kỳ một bản nghị quyết đánh dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm thứ 68, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 10 tháng 12, là ngày Liên Hiệp Quốc đã thông qua và ban hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào năm 1948.

Được soạn thảo bởi cựu Đệ Nhất Phu Nhân Eleanor Roosevelt, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là hiệp ước quốc tế đầu tiên quy định các quyền tự do căn bản của mọi người trên thế giới. Ngày nay, bản tuyên ngôn này đã trở thành văn kiện quốc tế được thông dịch qua nhiều ngôn ngữ nhất, với hơn 416 bản thông dịch khác nhau trên thế giới.

“Các quyền tự do được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng là những quyền căn bản được quy định trong chính Hiến Pháp Hoa Kỳ của chúng ta,” Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu. “Mỗi Tháng 12 từ năm 2013, khi trở thành Dân Biểu Hoa Kỳ, tôi đều đệ trình nghị quyết tương tự nhằm nhắc nhở chúng ta về các quyền tự do căn bản của con người mà rất nhiều người dân trên thế giới này không được hưởng vì bị chính quyền của họ đàn áp. Đây là thời điểm để chúng ta cùng hướng về tương lai để cùng tiếp tục lên tiếng trước những vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới.”

Là một thành viên trong Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos, nghị quyết của Dân Biểu Lowenthal nói lên mục đích chính của ủy ban này, đó là nhằm phát huy, bảo vệ và tranh đấu cho các quyền căn bản của con người đã được quốc tế công nhận. Mục đích này được ủy ban Tom Lantos theo đuổi một cách không phân biệt đảng phái cũng như trong và ngoài quốc hội, nhằm đạt đến các mục tiêu nhân quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn kiện quốc tế về nhân quyền.


Ngoài nghị quyết nhân quyền, Dân Biểu Lowenthal đã cùng với Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức một buổi hội thảo tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ với các diễn giả là chuyên gia về nhân quyền thế giới, từ các tổ chức quốc tế như Freedom House, Human Rights First, Phóng Viên Vô Biên Giới USA, U.S. Holocaust Memorial Museum, Human Rights Watch, và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế.

Trong lời phát biểu của ông tại buổi hội thảo, Dân Biểu Alan Lowenthal đã đề cập đến tình trạng của người tỵ nạn Rohingya tại Miến Điện, sự tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền của chế độ CSVN, và các gia tăng đàn áp nhân quyền của chính quyền Campuchia. Ngoài ra, Dân Biểu Lowenthal cũng đã nhắc đến các vấn đề đàn áp đối với giới đồng tính LGBT trên khắp thế giới. Đặc biệt, khi nói đến Việt Nam, Dân Biểu Alan Lowenthal đã nhấn mạnh về tình trạng của các tù nhân lương tâm Việt Nam như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Công Chính, v.v. Sau phần phát biểu, Dân Biểu Lowenthal cũng đã trả lời phỏng vấn từ một số cơ quan truyền thông và ông đã nhắc đến phong trào tranh đấu vì môi trường và công lý của những người dân Việt Nam là nạn nhân của thảm họa Formosa tại Hà Tỉnh.

“Hy vọng của tôi là trong năm tới này, chúng ta sẽ tiếp tục quan tâm đến các vi phạm nhân quyền trên thế giới,” Dân Biểu Lowenthal đã nói. “Tất cả chúng ta, các Dân Biểu Quốc Hội, chính quyền, các tổ chức đấu tranh, và những người dân bình thường đều có trách nhiệm lên tiếng vì nhân quyền.”

Nghị quyết Ngày Quốc Tế Nhân Quyền được Dân Biểu Lowenthal cùng 30 Dân Biểu đồng viện đệ trình vào Quốc Hội.

Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal đại diện cho Địa hạt 47, bao gồm các thành phố và khu vực như Westminster, Garden Grove, Midway City, Stanton, Anaheim, Buena Park, Cypress, Lakewood, Signal Hill, Avalon, Los Alamitos, Rossmoor, và Long Beach.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill” đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Phần trình diễn chính, ước mơ của Trump bắt đầu. Dưới cái nóng oi bức hơn 80oF, vài trăm người thưa thớt trên hàng ghế khán đài dõi theo cuộc diễn hành nhàm chán, yên tĩnh. Những đoàn lính thuộc các quân chủng khác nhau tuần tự đi qua, chậm rãi, yếu ớt. Bước chân không đồng nhịp. Đôi tay của họ thừa thãi, có cảm giác như họ không biết cất nó vào đâu. Gương mặt của họ không khác với hai vị quân nhân trên chuyến tàu điện ngầm vài giờ trước đó, gương mặt bất chí khí.
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ theo ý nghĩa tương đối, sau khi phá hủy các định chế, những gì còn lại là sự hiện diện của Trump được bao quanh bởi những kẻ bất tài. Nhưng Trump yếu đuối bởi vì đã phá hủy quá nhiều năng lực của nhà nước, Hoa Kỳ không có công cụ thực sự để đối phó với các nơi khác trên thế giới. Trong hai tháng qua, giới đầu tư tài chính đã đưa ra một chiến lược giao dịch mới, dựa trên một quy tắc đơn giản: Trump luôn là kẻ rút lui – Trump Always Chickens Out (TACO). Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế ào ạt về nhập khẩu đối với bạn cũng như thù, hoặc loại bỏ vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, chỉ lùi bước khi đòn roi của thị trường áp đặt kỷ luật không khoan nhượng. Sau đó, Trump quay trở lại thuế quan, chỉ để lùi lại một lần nữa.
Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay sẽ tiếp tục là chiều hướng nguy hiểm của chính quyền này, đe dọa bất kỳ ai đứng lên và bất đồng quan điểm với họ. Khi gần như toàn bộ thành viên Cộng Hòa ủng hộ hành động tấn công một thượng nghị sĩ vì quyền đặt câu hỏi thì điều này cho thấy, “đây không còn là nước Mỹ mà tôi biết,” như lời Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski của Alaska thốt lên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.