Hôm nay,  

Mandala Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Và Kinh Dược Sư

22/08/201600:00:00(Xem: 6912)

MANDALA ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
 VÀ KINH DƯỢC SƯ

Thời tiết nóng vùng Little Sài gòn dịu dần vào  tuần lễ đầu tháng 8 năm 2016 như một sự ân cần đón chào phái đoàn chư tăng Tây Tạng đến tạo dựng Mandala Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tại chùa Bảo Quang thành phố Santa Ana, California kéo dài năm ngày từ thứ tư mùng 3 tháng 8 đến chủ nhật mùng 7 tháng 8.

 

Phái đoàn gồm có sáu vị, đến từ Tu Viện Gaden Shartse Phukhang bên Ấn Độ. Trưởng đoàn là Đại Sư Lobsang Khamchuk Rinpoche, người đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 công nhận là một vị Tulku tức là vị Sư tái sanh từ một vị Rinpoche trong kiếp trước. Ngài đã đậu bằng Geshe Doctorate Degree năm 2012 . Kế đến, là hai vị Gheshe, Gheshe Lama Phuntsok cũng là một Tiến Sĩ Phật học người gốc Bhutan, là xướng ngôn viên của phái đoàn, và nói tiếng Anh trôi chảy, và Gheshe Karma Yeshi, trị bệnh cho người xin chữa bệnh riêng. Ba vị chuyên kiến tạo Mandala là, Sư Lobsang Tsundu, Sư Lobsang Jigdal và Sư Konchok Jampa. Ngoài ra, còn có vị làm hướng dẫn phái đoàn là Ông Lobsang Wang Chuk.

 

Bàn thờ được lập đơn giản, với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni màu trắng ở giữa, bên trái treo một bức thangka Đức Quán Thế Âm, bên phải treo hình Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trên một vách tường treo mười bức thangka của Chư Phật và các vị Bồ Tát. Một bàn vuông đặt trước bàn thờ Phật, là nơi Quý Sư kiến tạo Mandala, bằng cách cạ nhẹ vào thành của ống dựng cát mầu, để rải từng hạt cát, tạo thành đồ hình Mandala. Quý Sư rất thành kính, tôn trọng, và trang nghiêm, trong từng động tác kiến tạo Mandala. Chư Tăng Tây Tạng đã làm lễ trang trọng, tụng kinh, chú nguyện cho cảnh giới đạo tràng được thanh tịnh trước khi kiến tạo Mandala.

 

Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức có nói đến hai vị Đại Bồ Tát làm thượng thủ cho Đức Phật Dược Sư, trong cảnh giới Tịnh Lưu Ly, (thực hành mười hai đại nguyện cứu khổ cho người nghèo, người bệnh, người tật nguyền, người tù, v..v.., ), đó là hai vị Bồ Tát, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, và Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu. Kinh Dược Sư có dạy là, ánh sáng mặt trời, và ánh sáng mặt trăng, dẫu sáng đến đâu cũng không bằng ánh sáng lưu ly từ Pháp Thân Phật Dược Sư tỏa ra như trong lời nguyện thứ hai của Ngài khi đang tu hạnh Bồ Tát :"Ta nguyện đời sau khi được đạo Bồ Đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi , công đức cao vời vợi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng tỏ hơn vừng nhật nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả" ( Xem sách "MEDECINE BUDDHA SUTRA, KINH DƯỢC SƯ ấn bản 2001 của Văn Hiến Study Group, International Buddhist Monastic Institute---Bản dịch Anh ngữ của Minh Thành--Bản dịch Việt ngữ của Sa Môn Thích Huyền Dung---trang 78 ).

 

Với tín tâm sâu dầy vào từ tâm Tiêu Tai Kiết Tường của Đức Phật Dược Sư, ngày hôm đó, lúc  buổi trưa, khi chư tăng và đại chúng vân tập về đạo tràng, thì  dường như tất cả mọi người hiện diện, ai nấy đều được tắm chan hòa trong biển ánh sáng từ bi của Đức Phật Dược Sư từ Mandala tỏa ra, dầu là tự mình chưa nhận ra được sự gia hộ của Ngài.

 

Trong phần nghi lễ lúc 1:00 trưa của buổi Lễ Cúng Dường Nước Cam Lồ và Cầu Nguyện Đức Phật Dược Sư, Đại Sư Geshe Lama Phuntsok trình bày những yêu cầu căn bản mà đại chúng cần thực hành trước khi chư tăng hành lễ. Đại Sư yêu cầu mỗi người ngồi trang nghiêm yên lặng, lắng tâm hướng về Mandala, cầu nguyện Đức Phật Được Sư. (Nếu theo Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, và nương theo mười hai đại nguyện của Đức Dược Sư, thì cầu nguyện cho người  tu theo tà đạo, trở về với đạo Bồ Đề, cầu cho người tàn tật được lành lặn, cho người bệnh được khỏi, cho người tù được ra tù, cho người đói có cơm ăn, cho người áo rách có áo lành , cho người nữ được mang thân nam, v...v...) Đạo tràng im lặng hoàn toàn mặc dù đại chúng ngồi chật hết hội trường. Ai nấy đều yên lặng cầu nguyện khi chư tăng cúng dường nghi lễ. Tất cả những nghi lễ cúng dường có tác dụng thiêng liêng là làm cho tâm mỗi người tập trung, không lang thang đây đó, không bị quấy rối bởi những tà niệm, những tưởng tượng phù phiếm.

 

Kinh Dược Sư , trang 93 :  "Muốn những chứng bệnh đau khổ ấy được tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng hữu tình được mãn nguyện, Ngài liền nhập định, kêu là định " Diệt trừ tất cả khổ não chúng sanh". Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồng ánh sáng lớn , trong luồng ánh sáng ấy nói chú đại đà la ni :

 

Namo Bhagavate 

Bhaishajyaguru-vaidurya

Prabha-rajaya

Tathagataya-Arthate

Samyak-sambuddhaya

Tadyatha

OM  BHAISHAJYE  BHAISHAJYE  

BHAISHAJYA  SAMUDGATE  SVAHA

 

Lúc ấy trong luồng ánh sáng diễn chú này rồi, cả đại địa rung động, phóng ra ánh đại quang minh làm cho tất cả chúng sanh dứt hết bệnh khổ, hưởng được an vui" (Sách đã dẫn).

 

Trong các thời khoá tụng kinh Dược Sư trong chùa hay tại gia, Chư Tôn Đức và Phật tử Việt Nam tụng câu chú trên, Chú Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, như sau:

 

Nam mô bạt xà phạt đế,

bệ sát xã, lũ lô tịch lưu ly,

bát lặt bà, hắt ra xà dã.

Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.

Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha.

Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toán ha.

 

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết,

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết,

Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết.

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.

Tiêu Tai diên thọ Dược Sư Phật.

Tuỳ tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. 



blank
Trong lễ tạo dựng Mandala.

Nghi lễ kế tiếp, lúc 3:30 là "Nghi lễ Khởi Phát Sự Gia Hộ Trường Thọ Của Đức Bồ Tát White Tara". Đại Sư Lama Phuntshok giảng nghĩa Bồ Tát Tara chính là Quán Thế Âm Bồ Tát với tâm đại bi luôn luôn lắng nghe tiếng kêu khổ của mọi loài để cứu độ, giúp cho người nào có tín tâm kiên cố được  sống lâu để tinh tấn tu hành.

 

Đại Sư Lobsang Khamchuk Rinpoche nhập định, và mọi người quán tưởng, cầu nguyện Đức Bồ Tát White Tara gia hộ năng lượng tâm linh để được trường thọ, để được tiêu trừ những tập khí xấu trong tâm chúng sinh, và để chuẩn bị tiếp nhận hạt giống thanh tịnh, tốt lành, sáng suốt từ nguồn sáng vô lượng của Bồ Tát, cùng là quán tưởng (visualise) Tánh Không để thanh tịnh hóa thân tâm. Như vậy, muốn đạt được kết quả lợi lạc trong sự hành trì, không phải chỉ một chiều từ Chư Tăng đến với người hành trì, mà chính là trước hết, phải tự mình nỗ lực, liên tục trì giới, thiền định và quán tưởng.

 

Vào cuối ngày, lúc 7 giờ tối, Đại Sư Lama Phuntshok thuyết pháp với đề tài  "Sự Hành Trì và Cầu Nguyện Đức Phật Dược Sư". Cầu nguyện Đức Phật Dược Sư cần phải có sự hành trì tích cực của bản thân. Tín tâm là điều tất yếu trước tiên, như đã được giảng dạy trong những buổi lễ trước. Tiếp đó là Nguyện, không phải chỉ nguyện thoát bệnh khổ cho bản thân mình, cho gia đình mình mà cho tất cả cảnh giới vô tận vô biên và vô lượng chúng sanh. Để có thể thọ nhận được năng lực gia trì của Đức Dược Sư trong khi tu hành, người hành trì nên quán tưởng là có luồng ánh sáng Tịnh Lưu Ly vô lượng vô biên tỏa xuống đỉnh đầu của ta, tràn ngập thân ta, quét sạch mọi bệnh tật, mọi phiền não bắt nguồn từ tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến....Kế đến, luồng ánh sáng đó quét sạch phiền não bệnh tật của những người chung quanh, rộng ra nữa cho cả cảnh giới môi trường bốn phương tám hướng được sạch khỏi mọi ô nhiễm.

Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, việc thọ giáo với một Vị Thầy tâm linh, hay là vị Guru, là điều tất yếu.

 

Sau buổi thuyết pháp , đại chúng đều hoan hỷ vì đã thấy rõ pháp tu nên những tràng pháo tay lớn nổi lên để tỏ lòng tri ân Đại Sư Lama Phuntshok. Buổi tối trời mát dịu làm thân tâm mọi người đêu khinh an , nhu nhuyễn, dịu dàng, về nhà sẽ có giấc ngủ an lành chuẩn bị cho buồi lễ bế mạc ngày mai chủ nhật mùng 7 tháng 8 gọi là "Lễ Giải Huyền Mandala Phật Dược Sư".

 

Nghi lễ thứ tư bắt đầu từ 1 giờ trưa .Trước đó nửa tiếng, hội trường đã đầy kín. Nhiều đạo hữu đến trễ không có chỗ ngồi. Đại Sư Lama Phuntshok nói lời cảm tạ Hòa Thượng Viện Chủ chùa Bảo Quang, quí vị trong ban tổ chức, cùng toàn thể đại chúng ; tất cả đều góp phần làm cho Pháp Hội Mandala Phật Dược Sư được thành toàn mỹ mãn.  Hôm nay là lễ bế mạc, gọi là "Lễ Giải Huyền Mandala", tức là xóa cát, và chia ra các túi nhỏ để đại chúng thỉnh về, hoặc thờ cùng hình tượng Phật Dược Sư, hoặc mang ra bờ biển, đỉnh núi, bìa rừng, bến sông, rải ra, với nguyện lực  tịnh hóa môi trường. Trước khi xóa Mandala, chư tăng cùng đại chúng cầu nguyện Đức Phật Dược Sư rất trang nghiêm thanh tịnh. Buổi lễ bế mạc Mandala Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai châm dứt vào lúc 3 giờ chiều.

 

 

Tất cả đại chúng tham dự lễ cầu nguyện đều được Chư Tăng tặng bao cát Mandala, và sợi dây đỏ, buộc gút, đeo vào cổ. Chư Tăng giải thích mỗi sợi dây đỏ đã được rất nhiều lời cầu nguyện, cả hơn ngàn vị tăng, cầu nguyện liên tục trong hai tuần lễ, dưới sự chứng minh của Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Công năng của sợi dây đỏ đeo trên cổ là nương theo lời cầu nguyện, sẽ bảo vệ và hộ trì cho người đeo tránh được các ác lực và lực không lành thiện. Để đáp lại, đại chúng tham dự thành tâm cúng dường tịnh tài lên Tam Bảo, để nuôi các tăng sinh đang tu học tại Tu Viện Gaden Shartse bên Ấn Độ. Chư Tăng rất hoan hỉ trả lời nhiều câu hỏi về Phật pháp và cách tu tập, của nhiều người khác nhau. Ban tổ chức chân thành gởi lời cảm tạ và giới thiệu Chi Nhánh Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dargye Ling ở thành phố Long Beach California sẽ sẵn sàng hướng dẫn đại chúng mọi điều.

 

Về phần chúng tôi, người viết bài này, trong thâm tâm có mối đồng cảm về thân phận lưu vong của người Tây Tạng, dù xa quê hương vẫn nuôi dưỡng tình dân tộc nồng nàn.

 

  Westminster, CA 10 tháng 8 năm 2016

Đào Ngọc Phong


Ý kiến bạn đọc
29/08/201617:49:43
Khách
Kính thưa,
Từ "xướng ngôn viên" được dùng trong ngành phát thanh và trình diển trên sân khấu, trong bài này dùng từ " phát ngôn viên" để chỉ người phát ngôn thay mặt cho một nhóm hay phái đoàn.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.